KIỂM TRA HỌC KÌ I

Một phần của tài liệu Giao an ca nam moi 2020 theo 5 buoc (Trang 54 - 58)

1.Kiến thức

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh trong học kì I từ đó có kế hoạch phù hợp cho học kì II 2.Kỹ năng

- Hình thành khả năng tư duy, logic cho học sinh 3.Thái độ

- Có thái độ đúng đắn trong kiểm tra đánh giá II.PHƯƠNG TIỆN

- Đề kiểm tra và đáp án.

III. XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA 1. Chủ đề kiểm tra:

- Cấu trúc tế bào, vận chuyển các chất qua màng TB - Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong TB 2. Hình thức kiểm tra: 60% trắc nghiệm, 40% tự luận 3. Ma trận đề kiểm tra

Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp

1. Cấu trúc TB

- Nêu được đặc điểm chung của TB nhân sơ - Nêu được đặc điểm chung của TB nhân thực - Trình bày được chức năng của các bộ phận cấu tạo nên TB

- So sánh được đặc điểm chung của TB nhân sơ và nhân thực

- Giải thích được tại sao TB của cùng một cơ thể lại có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các TB lạ

20% của tổng = 60 điểm Số câu:

2. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

- Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất - Nêu được các khái niệm khuếch tán, thẩm thấu, mt nhược trương, ưu trương, đẳng trương

- Phân biệt được vận chuyển chủ động, thụ động

- phân biệt được nhập bào, xuất bào

- phân biệt được ẩm bào, thực bào

- Vận dụng lí thuyết đã học giải thích hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh của TB khi đặt TB vào môi trường ưu trương, nhược trương.

20% của tổng = 40 điểm Số câu:

- Nêu được trong TB thế năng tồn tại dưới dạng nào, động năng tồn tại dưới dạng nào.

- Nêu được vai trò của

- Mô tả được cấu trúc, chức năng của ATP

3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong TB

ATP trong Tb và cơ thể.

- Nêu được quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.

- Nêu được khái niệm enzim là gì, cơ chất là gì.

- Mô tả được cấu trúc của enzim.

- Trình bày được vai trò của enzim trong qt CHVC

- Vận dụng lí thuyết về enzim giải thích được nguyên tắc liên kết giữa enzim và cơ chất theo kiểu enzim nào, cơ chất đấy.

- Nêu được khái niệm quang hợp

- Nêu được các giai đoạn chính của quá trình quang hợp (vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo thành) - Nêu được khái niệm hô hấp TB

- Nêu được bản chất của hô hấp TB

- Nêu được các giai đoạn chính của hô hấp TB (Vị trí xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo thành)

- Giải thích được trong quang hợp Oxi được sinh ra từ nước chứ không phải cacbonic

20% của tổng = 100 điểm

Số câu:

Tổng điểm: 200 Số câu: 24 câu

4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận

Câu 1. Tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” là nhờ:

A. Màng sinh chất có prôtêin thụ thể. B. Màng sinh chất có “dấu chuẩn”.

C. Màng sinh chất là màng khảm động. D. Màng sinh chất có khả năng trao đổi chất với môi trường.

Câu 2. Bộ phận của tế bào thực vật có thành phần chính là xenlulôzơ là

A. màng nhân. B. lục lạp. C. màng sinh chất. D. thành tế bào.

Câu 3. Trong cơ thể sống, ATP được sản sinh chủ yếu ở:

A. Lục lạp. B. Ti thể. C. Nhân. D. Lá cây.

Câu 4. Đặc điểm nào của TB nhân thực khác với TB nhân sơ:

A. Có màng nhân. B. Có các bào quan, có màng nhân.

C. Có màng sinh chất. D. Có các bào quan như bộ máy Gôngi, lưới nội chất.

Câu 5. Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào là A. Không bào B. Nhân con C. Trung thể D. Ti thể Câu 6: Vận chuyển thụ động

A. cần các bơm đặc biệt trên màng. B. cần tiêu tốn năng lượng.

C. không cần tiêu tốn năng lượng. D. cần có các kênh protein.

Câu 7: Kiểu vận chuyển các chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng của màng sinh chất là A. vận chuyển chủ động. B. khuếch tán trực tiếp .

C. xuất, nhập bào. D. vận chuyển thụ động.

Câu 8: Nếu môi trường bên ngoài có nồng độ của các chất tan nhỏ hơn nồng độ của các chất tan có trong tế bào thì môi trường đó được gọi là môi trường

A. ưu trương. B. đẳng trương. C. bão hoà. D. nhược trương.

Câu 9: Khi đặt tế bào hồng cầu vào trong môi trường ưu trương, sẽ có hiện tượng:

A. Tế bào lớn dần lên. B. Tế bào không thay đổi hình dạng.

C. Tế bào chết. D. Tế bào co lại.

Câu 10: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế : A. Thẩm thấu B. Chủ động C. Khuyếch tán D. Thụ động

Câu 11: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng được gọi là

A. sự thẩm thấu. B. vận chuyển tích cực.

C. vận chuyển qua kênh. D. vận chuyển chủ động.

Câu 12: Hình thức vận chuyển chất dưới đây có sự biến dạng của màng sinh chất là:

A. Khuyếch tán B. Thụ động C. Thực bào D. Tích cực

Câu 13: Năng lượng tích luỹ trong các liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là : A. Hoá năng B. Nhiệt năng C. Điện năng D. Động năng

Cau 14: Yếu tố nào sau đây không có trong thành phần của phân tử ATP?

A. Bazơnitric B. Đường C. Nhóm photphat D. Prôtêin

Câu 15: Nguồn năng lượng nào sau đây trực tiếp cung cấp cho quá trình vận chuyển chất chủ động trong cơ thể sống ?

A. ATPB. ADP C. AMP D. Cả 3 chất trên

Câu 16: Dị hoá là

A. quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.

B. quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

C. tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.

D. tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.

Câu 17: Chất chịu tác động của enzim được gọi là:

A. Cơ chất. B. Phức chất. C. Hợp chất. D. Chất xúc tác.

Câu 18: Enzim có bản chất là:

A. Pôlisaccarit B. Prôtêin C. Mônôsaccrit D. Photpholipit Câu 19: Enzim là gì?

A. Là chất phổ biến trong thế giới sống B. Là chất không phổ biến trong thế giới sống C. Là chất làm tăng cường các phản ứng sinh hóa D. Là chất xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể Câu 20: Enzim giúp thủy phân tinh bột là

A. Amilaza. B. Saccaraza. C. Proteaza. D. Maltaza

Câu 21: Cấu trúc nào sau đây có chứa prôtêin thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể ? A. Hêmôglôbin B. Xương C. Cơ. D. Nhiễm sắc thể.

Câu 22: Một nhà sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật sau đó đem li tâm để thu được một số bào quan. Các bào quan này hấp thụ CO2 và giải phóng O2. Các bào quan này có thể là :

A. Riboxom. B. Ti thể. C. Lục lạp. D. Nhân.

Câu 23: Bào quan làm nhiệm vụ tổng hợp Protein để xuất bào hoặc Protein cấu tạo màng tế bào.

A. lưới nội chất trơn. B. Lưới nội chất hạt C. Bộ máy gongi D. Không bào Câu 24: Đơn vị tổ chức cơ sở của mọi sinh vật là:

A. Mô. B. Cơ quan. C. Tế bào. D. Các đại phân tử.

II. Phần tự luận (4 điểm)

Câu 1. Phân biệt giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp?

Câu 2. Hô hấp tế bào là gì? Quá trình hô hấp tế bào được chia thành mấy giai đoạn chính?

Câu 3 (1 điểm): Enzim là gì? Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất?

5. Đáp án:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6đ) Lựa chọn phương án đúng nhất điền vào bảng sau:

1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0

1 1

1 2

1 3

1 4

1 5

1 6

1 7

1 8

1 9

2 0

2 1

2 2

2 3

2 4 A

B C D

II. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1. Phân biệt giữa pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp?

Điểm phân biệt Pha sáng Pha tối

Nơi diễn ra Diễn ra trên màng tilacoit Diễn ra ở chất nền của lục lạp

Điều kiện xảy ra Chỉ xảy ra khi có ánh sáng Xảy ra cả khi có và khi không có ánh sáng

Nguyên liệu H2O, NADP+, ADP CO2, ATP, NADPH

Sản phẩm tạo thành ATP, NADPH, O2 Đường glucozo…

Câu 2. Hô hấp tế bào là gì? Quá trình hô hấp tế bào được chia thành mấy giai đoạn chính?

- Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng chất hữu cơ thành năng lượng ATP trong tế bào.

- Quá trình hô hấp tế bào được chia thành 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn đường phân.

+ Giai đoạn chu trình crep.

+ Giai đoạn chuỗi truyền electeron hô hấp.

Câu 3. Enzim là gì? Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất?(1đ)

* Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp từ các tế bào sống . Enzim chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

* Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất:

- Enzim làm tăng tốc độ phản ứng lên hàng triệu lần giúp tế bào duy trì sự sống.

- Tế bào tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim nhờ các chất ức chế hay chất hoạt hóa enzim hoặc bằng sự ức chế ngược.

Ngày soạn: 03/09/2020

Tuần 18 (tiết 18):

Một phần của tài liệu Giao an ca nam moi 2020 theo 5 buoc (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w