HÔ HẤP TẾ BÀO

Một phần của tài liệu Giao an ca nam moi 2020 theo 5 buoc (Trang 59 - 63)

1- Kiến thức:

a. Cơ bản

- Học sinh phải giải thích được hô hấp tế bào là gì, vai trò của hô hấp tế bào đối với các quá trình chuyển hoá vật chất trong tế bào. Nêu được sản phẩm cuối cụng của hô hấp tế bào là các phân tử ATP.

- Trình bày được quá trình hô hấp tế bào bao gồm nhiều giai đoạn rất phức tạp, có bản chất là 1 chuỗi các phản ứng ôxy hoá khử.

- Trình bày được các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào.

2-Kỹ năng:

Rèn kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, quan sát và giải thích hiện tượng dựa vào kiến thức đã học.

3-Thái độ:

-Chăm sóc cơ thể hợp lý, luôn cung cấp đủ nguồn năng lượng cho cơ thể và các hoạt động sống diễn ra bên trong cơ thể.

-Giáo dục kỹ năng sống:

+ KN thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

+ KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

+ KN tìm kiếm và xử lí thông tin về hô hấp TB 4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực tự học, làm việc với SGK, phôi hợp trong hoạt động - Năng lực giao tiếp thông qua hoạt động nhóm

II/THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Sơ đồ hiệu quả tổng hợp ATP từ phân giải phân tử Glucôzơ - Tranh vẽ hình 16.1, 16.2 và 16.3 SGK.

- Phiếu học tập để cho HS thảo luận nhóm.

Đường phân Chu trình Crep Chuỗi truyền electron hô hấp Vị trí

Nguyên liệu Sản phẩm

Số ATP Tổng số ATP

III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Vấn đáp, hoạt động nhóm IV/KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:

Các giai đoạn chính của hô hấp tế bào V/TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Enzim là gì? Enzim hoạt động theo cơ chế nào?

- Enzim có vai trò gì trong hoạt động chuyển hóa vật chất?

- Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm, thậm chí bị mất hoàn toàn?

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Con người muốn sống thì cần phải hít thở, quá trình này liên quan đến mũi, phế quản, phổi,…đây là hô hấp ngoài. Quá trình hô hấp ngoài chỉ là mặt biểu hiện bên ngoài của một quá trình quan trọng xảy ra bên trong tế bào: đó là hô hấp nội bào. Quá trình hô hấp này giải phóng năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ tạo thành năng lượng của các phân tử ATP

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu hô hâp tế bào.

GV: Em hiểu thế nào là hô hấp ?

HS: Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.

GV: Trên cơ sở đó GV liên hệ đến hô hấp tế bào.

+ Phương trình tổng quát:

C6H12O6+6O2=6CO2+6O2 + NL

+ Năng lượng giải phóng ra qua hô hấp chủ yếu để tái tổng hợp lại ATP.

?Thực chất quá trình hô hấp tế bào là gì?

GV: Gọi HS trả lời câu lệnh trang 64: Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucose thay vì phải đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể?

I/ KHÁI NIỆM HÔ HẤP TẾ BÀO:(15ph) 1) Khái niệm

- Là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ( chủ yếu là glucoo) thành các chất đơn giản ( CO2, H2O ) và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống .

- Phương trình tổng quát của quá trình phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucose.

C6H12O6 + 6O2 = 6CO2 + 6H2O + NL 2) Đặc điểm

GV: Cho HS phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp tế bào, hô hấp kị khí và lên men.

HS: Thảo luận nhóm và trả lời.

GV: Nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.

Hoạt động 2: Tìm hiểu các giai đoạn của hô hấp tế bào

HS quan sát tranh hình 16.1 SGK.

GV: Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn nào và diễn ra ở đâu trong tế bào?

Gồm3 giai đoạn: đường phân (chất nguyên sinh), chu trình crep (chất nền ti thể), chuỗi truyền electron (màng trong ti thể).

HS nghiên cứu hình 16.1, 16.2, 16.3 SGK và hoàn thành phiếu học tập

Tranh hình 16.2 SGK

GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn đường phân?

HS: Xảy ra trong bào tương, nguyên liệu là glucose, ADP, NAD, Pi. Sản phẩm là 2 axit pyruvic, 2 NADH, 2 ATP.

Tranh hình 16.3 SGK

- Nguồn nguyên liệu là các chất hữu cơ (chủ yếu là glucose).

- Năng lượng được giải phóng ra từ từ để sử dụng cho hoạt động sống và tổng hợp ATP.

- Sản phẩm hô hấp cuối cùng là CO2 và H2O.

- Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào và được điều khiển thông qua hệ enzim hô hấp.

II/ CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH HÔ HẤP TẾ BÀO(20ph)

1) Đường phân

- Xảy ra trong tế bào chất

- Nguyên liệu: đường glucose, ADP, NAD+, ATP - Kết quả: Từ 1 phân tử glucose tạo ra 2 phân tử axit pyruvic (C3H4O3) 2 phân tử NADH và 2 phân tử ATP (thực chất 4 ATP).

2) Chu trình Crep

- Xảy ra trong chất nền của ti thể.(TB nhân thực).

Tế bào chất (TB nhân sơ)

- Nguyên liệu: axit pyruvic , ADP, NAD+, FAD - Kết quả: tạo ra 8 NADH, 2 ATP, 2 FADH2, 6 CO2.( 2CO2 từ a.piruvic và 4 CO2 từ Axetyl – CoA)

3) Chuỗi truyền electron hô hấp

- Xảy ra ở màng trong ti thể (TB nhân thực).

Màng sinh chất (TB nhân sơ)

- Nguyên liệu: 10 NADH, 2 FADH2 , 6O2, - Kết quả: tạo ra 34 ATP (1NADH = 3 ATP, 1 FADH2 = 2 ATP). 6H2O

GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn chu trình Crep?

GV giải thích thêm,Giai đoạn trung gian 2 Axit piruvic 2 Axetyl CoA+ 2 CO2,2 NADH

Axetyl CoA phân giải hoàn toàn → 2 ATP khử 6 NAD, 2 FAD HS: Quan sát tranh và trả lời.

GV: Phần này tương đối khó nên GV dựa vào tranh vẽ giảng giải cho HS nắm bài rõ hơn.

GV: Trả lời câu lệnh trang 65 SGK. HS: Năng lượng nằm trong các phân tử NADP, FADH2. GV: Bổ sung cho hoàn chỉnh.

Tranh hình 16.1 SGK

GV: Vị trí, nguyên liệu và sản phẩm của giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp?

HS: Nghiên cứu hình vẽ và trả lời.

HS KHÁ GIỎI GV: Tổng sản phẩm tạo ra từ 1 phân tử đường glucose qua hô hấp?

HS: 34 ATP (1NADH = 3 ATP, 1 FADH2 = 2 ATP) được tạo ra trong quá trình hô hấp tế bào phân giải 1 phân tử glucose.

GV: Nếu ước lượng nhờ hoạt động của chuỗi truyền electron hô hấp. Từ 1 phân tử NADP tế bào thu được ~2.5 ATP và từ 1 phân tử FADH2 thu được ~ 1.5 ATP. Tính xem khi oxi hoá hoàn toàn 1 phân tử glucose tế bào thu được bao nhiêu ATP?

HS: Thảo luận nhóm và trả lời vào phiếu học tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:

- Cho học sinh đọc mục em có biết và hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK.

- Trong 3 giai đoạn trên giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?

- Tổng số ATP được tạo ra khi oxy hoá hoàn toàn 1 phân tử đường glucose?

- Phiếu học tập:

HOÀN THÀNH BẢNG SAU

Đường phân Chu trình Crep Chuỗi truyền electron hô hấp

Vị trí Bào tương Chất nền ti thể Màng trong ti thể

Nguyên liệu 1Glu, 2 ATP,2 NAD+, 2ADP, 2Pi

2 a.pyruvic, 6 NAD 2FAD, 2 ADP, 2Pi

10NADH, 2FADH2, 6 O2.

Sản phẩm 2 a.pyruvic, 2NADH, 2 ATP

8NADH, 2 FADH2 2 ATP, 6 CO2

34 ATP, 6 H2O

Số ATP 2 ATP 2 ATP 34 ATP

Tổng số ATP 38 ATP

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG - Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.

- Chẩun bị nội dung bài thực hành.

RÚT KINH NGHIỆM CHO GIÁO ÁN:

1GLUCO ---> 2A. PIRUVIC ---> 2 AXETYL – CoA ---> CHU TRÌNH CREP 2ATP 2CO2 4CO2

2NADH 2NADH 2ATP 6NADH

2FADH2

1NADH = 3 ATP, 1FADH2 = 2 ATP Ngày soạn: 04/09/2020

TUẦN 20 (Tiết 20)

Một phần của tài liệu Giao an ca nam moi 2020 theo 5 buoc (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w