CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
2.3 Kiểm tra chứng từ thuộc trường 46A
2.3.1 Hóa đơn thương mại
Trước tiên kiểm tra số bản hóa đơn có đúng với yêu cầu của L/C hay không? Sau đó xét đến nội dung của hóa đơn có phù hợp với Điều 18 UCP 600 và các Điều quy định trong ISBP 745 không?
Yêu cầu về Invoice trong LC quy định ở trường 46A:
Điều này có nghĩa hóa đơn thương mại được ký và lập thành 3 bản gốc.
Hóa đơn này phải được lập bằng Tiếng Anh.
Tên chứng từ hóa đơn:
- Ở trường 46A của LC quy định là Hóa đơn thương mại (Commercia Invoice), theo khoản b điều C1 ISBP 745 nêu rõ nếu LC quy định hóa đơn thương mại thì hóa đơn chỉ ghi tiêu đề là hóa đơn vẫn đáp ứng được yêu
cầu này. Tiêu đề hóa đơn này: hóa đơn thương mại
2.3.1.1 Kiểm tra người phát hành (lập) hóa đơn:
- Theo mục i, khoản a của điều 18 UCP 600, C2 ISBP745 người lập hóa đơn thương mại là người thụ hưởng
Dựa trên L/C
Người thụ hưởng: Công ty Giấy và Bột giấy Kokusai
Địa chỉ: 6-24, Akashi-Cho, Chuo-ku, Tokyo, 104-0044 Nhật bản Trong hóa đơn:
Kết luận: Người thụ hưởng và người lập hóa đơn phù hợp với nhau mới được chấp nhận 2.3.1.2 Kiểm tra tên, địa chỉ người mua (người mở L/C):
- Theo mục ii, khoản a của điều 18 UCP 600, C2 ISBP 745, được lập cho người mở LC (trừ trường hợp nêu trong Điệu 38g UCP 600 – tên người mua hàng sẽ là người thụ hưởng thứ nhất chứ không phải người mở L/C):
Dựa trên L/C:
Công ty TNHH Giấy Đồng Tiến Bình Dương
Số 378/18 Khu phố 3, Phường Tân Định, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam
Trong hóa đơn thương mại
Sai lầm thường gặp (về người lập hóa đơn và người được lập hóa đơn):
- Trường hợp L/C ghi “sai” tên công ty mua hay bán rất thường xảy ra.
Trong trường hợp này, người thụ hưởng thường không tu chỉnh L/C mà khi lập chứng từ cũng ghi “sai” như trên L/C.
- Trường hợp: nếu hóa đơn thương mại không thể hiện đúng như người thụ hưởng trong L/C thì cần xem xét kiểm tra lại trong L/C điều khoản nào thuộc quy định của điều 38 hay có phải nhập khẩu ủy thác hay không hay có tu chỉnh L/C hay không. Nếu không thì cẩn chỉnh sửa lại hóa đơn thương mại cho phù hợp với L/C, nếu không sẽ bị xem là bất hợp lệ. Ngân hàng nhà nhập khẩu sẽ từ chối thanh toán.
2.3.1.3 Kiểm tra mô tả hàng hóa, số lượng, trọng lượng, đơn giá trong hóa đơn thương mại:
Kiểm tra mô tả hàng hóa:
- Theo khoản c điều 18 UCP 600 và quy định cụ thể các điều C3 ISBP 745 thì hàng hóa/ dịch vụ phải phù hợp với mô tả của hành hóa/ dịch vụ trong L/C.
Dựa theo L/C:
Hóa đơn
thương mại - - - - - - - - - -
- - -
- Hàng giấy phế liệu JOCC
- Số lượng: 504 tấn (chấp nhận vì cho phép giao hàng từng phần). Nếu không cho phép giao hàng từng phần thì theo Khoản c Điều 30 UCP 600, dung sai không vượt ít hơn 5% số tiền của L/C được cho phép với điều kiện số lượng hàng hóa phải được giao đầy đủ và nếu đơn giá được nêu trong thư tín dụng thì đơn giá đó không được giảm xuống….
- Đơn giá: 167.50 USD/ tấn - Tiêu chuẩn:
+ Hàm lượng OCC nhỏ nhất là 95%
+ Độ ẩm: lớn nhất 12%
+ Tổng lượng giấy không phải OCC tối đa là 5%
+ Nguyên liệu không cho phép tối đa là 1%
- Xuất xứ: Nhật Bản
- Đóng gói: theo tiêu chuẩn xuất khẩu
- Điều kiện thương mại: CIF Cảng Cát Lái, HCM, Việt Nam, đã bao gồm phí DTHC (Incoterms 2010)
Hóa đơn quy định mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện phù hợp với L/C cũngcó thể thêm dữ liệu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện, miện là chúng không thể hiện sự khác nhau về bản chất, chủng loại hoặc loại hàng hóa, dịch vụ thực hiện. Tuy nhiên, nếu L/C quy đinh là JOCC nhưng trong hóa đơn thương mại lại thế hiện JNCC (New Corrugated Containers) thì các mô tả hàng hóa này đã làm thay đổ bản chất, chủng loại hoặc loại hàng hóa (Điều C5 ISBP 745) thì không hợp lệ
Kiểm tra số lượng, trọng lượng hàng hóa:
Theo điều C13 ISBP 745 thì sống lượng được giao cũng như tổng giá trị của hóa đơn có đúng và đầy đủ theo quy định của L/C hay không? Trước hết phải xem L/C có cho phép giao hàng từng phần hay không? Theo L/C này thì cho phép giao hàng từng phần
Dựa theo L/C:
Hóa đơn thương mại:
Tổng số lượng của L/C là 1000MT +-10%, thì giao 504 tấn là hợp lệ
Nếu lần giao hàng này với số lượng là 1,080 tấn tương đương giá trị hóa đơn 180,900.00 USD, thì vẫn được chấp nhận vì L/C cho phép dung sai số tiền L/C là +- 10%.
Nếu L/C không cho phép giao hàng từng phần thì tổng giá trị của hóa đơn thương mại phải khớp với giá trị của L/C hoặc nằm trong dung sai cho phép của L/C. (khoản b, c điều 30 UCP 600).
Nếu L/C không quy định số lượng hàng hóa và nếu cấm giao hàng từng phần, thì một hóa đơn phát hành với số tiền kém hơn 5% số tiền Thư tín dụng sẽ vẫn được coi là giao đủ số lượng và không phải là giao hàng từng phần.
Đơn giá:
Dựa theo L/C:
Trong hóa đơn thương mại:
Đơn giá là 167.50 USD/ tấn: phù hợp với L/C.
2.3.1.4 Kiểm tra số tiền của hóa đơn thương mại:
Sau khi xem xét trị giá hóa đơn có vượt giá trị L/C không, ta kiểm tra lại số tiền của hóa đơn thương mại.
- Số tiền bằng số: được ghi theo kiểu Anh.
- Theo Điều C6 ISBP, giá trị hàng hóa đã được giao hoặc chuyên chở, hoặc các dịch vụ hoặc thực hiện đã được thực hiện.
Giá trị hóa đơn thương mại này là 84,420.00 đô la Mỹ. Phù hợp dung sai giá trị L/C cho phép.
Nếu số tiền vượt quá dung sai cho phép số tiền L/C thì hóa đơn thương mại bất hợp lệ.
- Theo Điều C6 ISBP thì Đơn vị tiền tệ ghi trên hóa đơn phải giống với đơn vị trên hối phiếu và L/C.
Đồng tiền: đô la Mỹ 2.3.1.5 Kiểm tra điều kiện thương mại:
Theo Điều C8, C9 ISBP 745, vì điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong L/C, nên hóa đơn thương mại phải thể hiện điều kiện thương mại đó và nếu nguồn của điều kiện thương mại được công bố thì nguồn đó phải được chỉ ra. L/C này là giao hàng theo điều kiện CIF Cat Lai port, Ho Chi Minh City, Viet Nam, including DTHC, Incoterms 2010
Dựa theo L/C:
Theo hóa đơn thương mại
Ví dụ: điều kiện thương mại thể hiện trong L/C là “CIF Cat Lai port, Incoterms 2010”, thì hóa đơn không được ghi là “CIF Cat Lai” hoặc “CIF Cat LaiIncoterms”.
Tuy nhiên, nếu điều kiện thương mại ghi trong Thư tín dụng là “CIF Cat Lai port”
hoăc “CIF Cat Lai port Incoterms”, thì hóa đơn cũng có thể ghi là “CIF Cat Lai port, Incoterms 2010”
Nếu hóa đơn thương mại không thể hiện điều kiện thương mại thì bị xem là bất hợp lệ (trừ khi L/C có quy định khác)
2.3.1.6 Kiểm tra loại chứng từ (gốc hay copy), chữ ký:
Trong L/C yêu cầu về hóa đơn thương mại xuất trình 3 bản gốc. Theo điều 17 UCP 600, A27 ISBP quy định về chứng từ gốc.
Chứng từ không ghi: “Hai bản gốc như nhau”, “Ba bản gốc như nhau”, “bản gốc thứ nhất”, “bản gốc thứ hai”,… thì theo điều theo Điều A28 ISBP 745, không có ghi chú này làm cho chứng từ mất đi tư cách là chứng từ gốc, nhưng theo điều A27 ISBP 745, khoản b, Điều 17 UCP 600 thì sẽ xem xét về việc nó có chữ ký gốc, ký hiệu, con dấu …để được coi là bản gốc hay không.
Trong hóa đơn thương mại này, không ghi là bản gốc, nên sẽ được xem xét ở Điều A27 ISBP 745, khoản b, Điều 17 UCP 600 để xem có phải là hóa đơn thương mại gốc hay không. Nếu là chữ ký gốc thì đó là hóa đơn gốc. Nếu không phải chữ ký gốc thì hóa đơn thương mại bất hợp lệ.
Nếu trường hợp, L/C quy định là: “SIGNED COMMERCIAL INVOCIE IN TRIPLICATE” thì điều này có nghĩa, để thỏa mãn điều kiện người thụ hưởng xuất trình ít nhất 1 bản gốc, 2 bản còn lại là bản sao (theo Khoản e Điều 17 UCP).
Theo mục iv khoản a điều 18 UCP 600, Điều C10 ISBP 745, một hóa đơn không cần thiết phải ký hoặc ghi ngày tháng. Nhưng trong L/C quy định hóa đơn thương mại phải ký, nếu không ký sẽ coi như bất hợp lệ. L/C này người thụ hưởng đã ký (ủy quyền)
2.3.1.7 Kiểm tra những dữ liệu khác, yêu cầu khác:
Nếu L/C có yêu cầu về Shipping mark (ký mã hiệu), đóng gói thì thực hiện như yêu cầu.
Kết luận: Hóa đơn thương mại phù hợp với yêu cầu của L/C.