CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
2.3 Kiểm tra chứng từ thuộc trường 46A
2.3.2 Kiểm tra chứng từ vận tải: L/C là vận đơn đường biển (Ocean Bill of lading)
Tên chứng từ:
- Theo điều E2 ISBP 745 thì Một vận tải đơn không cần ghi tên “Vận tải đơn hàng hải”, “Vận tải đơn đường biển”, “Vận tải đơn cảng tới cảng”
hoặc các từ có nghĩa tương tự, ngay cả khi thư tín dụng đặt tên cho chứng từ yêu cầu như thế. Tên của chứng từ là “vận đơn”.
2.3.2.1 Kiểm tra số bản gốc:
Kiểm tra số lượng bản gốc B/L xuất trình có đầy đủ theo quy định của L/C không? Trường hợp phát hành nhiều bản thì nội dung các bản phải thống nhất với nhau. Trên mỗi bản phải ghi rõ số bản được lập.
Trong L/C quy định B/L trường 46A.
Điều này có nghĩa là người thụ hưởng phải xuất trình 3 bản gốc của vận đơn đường biển.
B/L sạch theo lệnh của ngân hàng VCB – chi nhánh Sóng Thần, thể hiện cước phí trả trước, số L/C và thông báo người mở L/C.
Nếu L/C quy định “FULL 3/3 SETS OF CLEAN ON BOARD MARINE BILL OF LADING AND TWO NON-NEGOTIABLE…” Điều này có nghĩa, người thụ hưởng phải xuất trình một bộ B/L gốc (3 bản) và 2 bản B/L không thương lượng chiết khẩu
B/L có thể yêu cầu gửi thẳng cho nhà nhập khẩu hoặc 1/3 hoặc 2/3 bản gốc. Trường hợp gửi đủ bộ B/L cho người nhập khẩu thì L/C phải nói rõ cho phép xuất trình bản copy hay bản không chiết khấu như sau: “COPY NON-NEGOTIABLE BILL OF LADING FOR PRESENTATION IS ACCEPTABLE”. Trên thực tế thì cũng có trường hợp, người thụ hưởng “quên gửi” B/L gốc cho người nhập khẩu theo yêu cầu của L/C.
- Chứng nhận trên B/L cho thấy đây là bản gốc: bản gốc thứ nhất
- Số lượng bản gốc B/L: 3 bản
2.3.2.2 Kiểm tra tên người gửi hàng (Shipper):
Thông thường nếu L/C không quy định gì khác thì mục Shipper trên vận đơn được ghi tên và địa chỉ của người thụ hưởng chính xác như L/C quy định.
Tuy nhiên, nếu người mua không muốn cho người mua khác biết tên và địa chỉ của người bán nhằm tránh trường hợp người mua khác liên hệ trực tiếp với bên bán nên họ thường quy định một tên khác ở mục Shipper (trường hợp mua bán 3 bên)
Trong L/C này, tên người gửi hàng chính là người thụ hưởng: Công ty KOKUSAI
2.3.2.3 Kiểm tra tên người nhận hàng (Consignee):
Đây là điều khoản quan trọng trên B/L vì nó xác nhận người đang giữ quyền sở hữu lô hàng. Do đó, phải kiểm tra kỹ phần này phải thực hiện đúng như L/C quy định.
Nếu L/C quy định:
- “MAKE OUT TO ORDER OF SHIPPER AND BLANK ENDORSED…”
thì Consignee của B/L được ghi là: “ TO ORDER OF SHIPPER”
- “MAKE OUT TO ORDER AND BLANK ENDORSED…” thì Consignee của B/L được ghi là: “TO ORDER”
Và cả 2 trường hợp thì mặt sau của B/L được chủ hàng (Shipper) ký hậu để trống
Nếu L/C quy định “MAKE OUT TO ORDER OF… (TÊN NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C)” thì mục Consignee sẽ ghi là: “TO ORDER OF… (TÊN NGÂN HÀNG PHÁT HÀNH L/C)”. Trường hợp này người chủ hàng không cần ký hậu. Nếu người nhập khẩu muốn nhận hàng thì phải nhờ ngân hàng phát hành L/C ký hậu để chuyển quyền sở hữu lại.
Nếu L/C quy định “MAKE OUT TO APPLICANT” thì mục Consignee trên B/L phải chính xác tên và địa chỉ của người mở L/C như quy định của L/C.
Trong L/C này quy định” MAKE OUT TO ORDER OF JOINT STOCK COMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM SONG THAN BRANCH” nên mục Consignee phải là “TO ORDER OF JOINT STOCK COMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM SONG THAN BRANCH” – theo lệnh của ngân hàng VCB – chi nhánh Sóng Thần
Consignee trong B/L:
Tên người nhận hàng trong L/C và B/L phù hợp
2.3.2.4 Kiểm tra tên người được thông báo (Notify Party):
Trong L/C quy định: B/L thông báo cho Applicant (ở đây là người mở L/C)
Vì vậy, trên phần tên người được thông báo trên B/L phải là tên của ngườio ở L/C:
Công ty Đồng Tiến Bình Dương.
NOTIFY PARTY Trong B/L:
Tên người được thông báo trên B/L phù hợp với quy định của L/C.
Trường hợp: L/C không quy định thì mặc nhiên xem người được thông báo là người mở L/C (Applicant)
Ngoài ra, người thông báo có thể là đại lý của người xin mở L/C hoặc một người nào đó trong trường hợp mua bán ba bên. Thì trong L/C sẽ chỉ rõ tên và địa chỉ của người được thông báo đó.
2.3.2.5 Kiểm tra cảng bốc hàng (Port of loading) và cảng dỡ hàng (Port of Discharge): phải theo yêu cầu của L/C
Trong L/C quy định:
Trong B/L:
Nơi nhận hàng/ cảng bốc hàng:
Cảng dỡ hàng/ nơi giao hàng
Theo B/L: cảng bốc hàng là cảng Tokyo, Nhật Bản; cảng dỡ hàng là cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh, Việt Nam. Và điều này phù hợp với L/C quy định.
Theo mục iii khoản a điều 20 UCP 600: thì việc vận đơn thể hiện như vậy là phù hợp.
Nếu cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng không phù hợp với L/C: ví dụ: cảng dỡ hàng là Cái Mép chứ không phải là Cát Lái, nơi nhận hàng vẫn là Cát Lái thì đây là một bất hợp lệ.
Thường thì lúc này người xuất khẩu sẽ thương lượng với nhà nhập khẩu để chấp nhận bất hợp lệ. Hoặc nếu cảng dỡ hàng/ nơi nhận hàng là ICD Phúc Long thì cũng sẽ bất hợp lệ.
Trường hợp này, vì nơi nhận hàng ảnh hưởng đến việc người nhập khẩu có lấy được hàng hay không nên nhà nhập khẩu cần yêu cầu người xuất khẩu đổi địa điểm nhận hàng như quy định L/C nếu không nhận hàng được tại địa điểm đó; hoặc là chấp nhận bất hợp lệ nếu nhận hàng được. Việc này phụ thuộc vào thiện chí và khả năng nhận hàng của người nhập khẩu.
Trong B/L này hàng được chuyên chở trên một con tàu:
Nếu
trường hợp B/L có hai tàu chuyên chờ thì chỗ “Pre-carriage by” sẽ ghi tên con tàu này. Khi đó B/L phải thể hiện hàng được bốc lên con tàu nào, ngày bao nhiêu, và ngày đó sẽ là ngày giao hàng.
2.3.2.6 Kiểm tra phần mô tả hàng hóa:
Mô tả hàng hóa trên B/L không cần chi tiết như trên hóa đơn hoặc trong L/C nhưng phải phù hợp, không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong L/C.
Trong L/C quy định:
Trong B/L:
Giấy phế liệu – JOCC: đúng loại hàng hóa đã được tính tiền trên hóa đơn thương mại và phù hớp với L/C.
Hóa đơn thương mại:
Trong L/C:
2.3.2.7 Kiểm tra về các số liệu: trọng lượng cả cả bì (Gross weight), thể tích, số lượng kiện,… có phù hợp với các chứng từ khác hay không? (thường so sánh với bảng kê chi tiết hàng hóa).
Trong P/L: trọng lượng cả bì là 504 MT, số kiện: 493 bành, thể tích: 1100 m3
Trong B/L: trọng lượng cả bì là 504 MT, số kiện: 493 bành, thể tích: 1100 m3
Nếu số lượng gross weight trên B/L khác số lượng trên P/L sẽ là
bất hợp lệ.
2.3.2.8 Kiểm tra số lượng container, số container, số seal: so sánh với P/L
Trong P/L Trong B/L
Số lượng container (22), số container, số seal B/L và P/L phù hợp
2.3.2.9 Kiểm tra các điều kiện yêu cầu thêm như thể hiện số L/C:
L/C này quy định phải thể thể hiện số L/C:
Trong L/C:
Trong B/L:
Số L/C trên B/L giống với số L/C ở trường 20.
2.3.2.10 Kiểm tra các điều khoản cước phí:
Trong L/C này quy định thể hiện cước phí đã trả “FREIGHT REPAID” (điều kiện thương mại là CIF) Nếu điều kiện thương mại là FOB thì sẽ là: “FREIGHT COLLECT”.
Trong B/L:
Điều này quan trọng vì nó thể hiện chi phí vận tải (chặng chính) là do ai trả, đã trả hay chưa? Nếu theo điều kiện CIF mà trên B/L không thể hiện “FREIGHT REPAID” thì nếu kiểm tra chứng từ không kỹ, bỏ qua cụm từ này thì rất có thể người nhập khẩu sẽ phải mất tiền để trả phí vận tải rồi mới lấy được hàng. Nên việc đưa việc cước đã trả hay chưa trả vào B/L rất quan trọng.
Trong B/L đã thể hiện đúng với yêu cầu L/C.
2.3.2.11 Kiểm tra hàng hóa đã được bốc lên tàu:
Trong tất cả các trường hợp (ngoại trừ Điều 20 UCP 600), việc bốc hàng hoặc việc xếp hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh bằng lời ghi chú trên vận đơn là hàng đã được bốc lên tàu và trong trường hợp đó ngày hàng được bốc lên tàu được coi là ngày giao hàng.
Trong thực tế, có các cách diễn tả hàng được bốc lên tàu bằng các cụm từ: “CLEAN ON BOARD”, “SHIPPED ON BOARD”, “CLEAN SHIPPED ON BOARD”, “ON BOARD”
Trong L/C quy định vận tải đơn phải thể hiện “CLEAN ON BOARD”
Trong B/L:
Hàng đã được xếp lên tàu
2.3.2.12 Kiểm tra ngày giao hàng:
Theo mục ii khoản a điều 20 UCP 600 thì ngày giao hàng là ngày phát hành vận đơn trừ khi vận đơn có thể hiện ghi chú bốc hàng lên tàu mà có ghi ngày giao hàng, trong trường hợp này, ngày ghi trên ghi chú bốc hàng được coi là ngày giao hàng.
Trong B/L:
Điều này có nghĩa, ngày giao hàng là ngày 20/03/2016
Nếu ngày giao hàng sau ngày giao hàng quy định cuối cùng trong L/C thì sẽ bị coi là bất hợp lệ và là yếu tố để ngân hàng từ chối thanh toán.
2.3.2.13 Kiểm tra ngày phát hành B/L: tiêu chí này quan trọng vì nó liên quan đến thời gian thanh toán cho người thụ hưởng (L/C quy định thời hạn trả tiền căn cứ ngày phát hành B/L) cũng như thời gian giao hàng muộn nhất quy định trong L/C
Ngày phát hành B/L thường trùng với ngày “on board”, ngày giao hàng
Trong L/C quy định ngày giao hàng muộn nhất ở trường 44C là ngày 31/03/2016
Trong B/L:
Ngày phát hành B/L phải phù hợp với thời hạn xuất trình L/C và nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (hiệu lực của L/C ngày 21/04/2016). Ngày phát hành B/L: 20/03/2016.
Nếu ngày B/L sau ngày giao hàng cuối cùng thì sẽ bất hợp lệ.
Trong L/C này, ngày phát hành B/L, ngày giao hàng phù hợp với L/C.
2.3.2.14 Kiểm tra người ký phát vận đơn:
Theo mục I khoản a điều 20 UCP 600, Điều E3, E5 ISBP 745 vận đơn chỉ ra được tên người chuyên chở và được ký bởi ai: trong B/L này được lập bới đại lý của hãng tàu NYK Trong B/L:
- Tên người chuyên chở: NIPPON YUSEN KAISHA
- Được ký bởi: NYK Container Line LTD là đại lý của NIPPON YUSEN KAISHA (nhân danh người chuyên chở)
Nếu B/L được lập bới đại lý hãng tàu mà ghi rõ “As gent for ….: Tên hãng tàu” as carrier”
thì bị coi là bất hợp lệ.
2.3.2.15 Kiểm tra vận đơn có hoàn hảo hay không:
Trên LC quy định B/L phải là vận đơn hoàn hảo (Clean on board). Nhưng theo điều 27 UCP 600 thì không cần phải có chữ “clean” mới là vận đơn hoàn hảo. Trên B/L không thể hiện các điều khoản hay ghi chú nêu tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì như:”Broken case” hay “secondhand bags”… thì cũng được xem là vận đơn hoàn hảo. Nếu như trên B/L thể hiện các điều khoản khuyết tật đó thì vận đơn không được coi là hoàn hảo và bị bất hợp lệ.
Trong B/L: không có ghi chú hàng bị khuyết tật, nên được xem là vận đơn hoàn hảo mặc dù không có chữ “Clean”
Theo hướng dẫn của ICC thì ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra những điều kiện, điều khoản mặt sau của B/L nên các điều khoảng ở mặt trước quy dẫn đến các điều khoản ở mặt sau ngân hàng không kiểm tra.
2.3.2.16 Kiểm tra các điều kiện đặc biệt khác:
Nếu L/C quy định: “SHIPMENT MUST BE EFFECT BY FCL CARGO AND B/L TO EVIDENCE THIS EFFECTED IS RIQUERED” thì lúc này trên B/L phải có nội dung:
“FCL/FCL” (Full container load), có nghĩa là hàng hóa phải được xếp vào container riêng
biệt (có thể đầy hoặc không đầy) nhưng không được gửi hàng chung container với các chủ hàng khác. Ngoài ra còn có một số thuật ngữ trong vận tải đường biển như:
- LCL/LCL: có thể nhiều người gửi hàng trong một container
- CY/CY (Container Yard): hàng đươc xếp tại xí nghiệp sau đó mới chuyển ra kho (thường dùng cho FCL).
Trong L/C này không quy định như trên, nhưng B/L vẫn thể hiện, điều này không ảnh hưởng đến việc chứng từ có bất hợp lệ hay không.
Trong B/L:
hàng được xếp vào congtainer riêng biệt, hàng được xếp tại xí nghiệp sau đó mới chuyển ra kho.
Lưu ý: mỗi hãng vận chuyển sẽ có mẫu khác nhau, nhưng phải thể hiện được các tiêu chí cơ bản đã nêu trên.
Kết luận: Vận đơn đường biển phù hợp với quy định L/C.