Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 53 - 77)

Chương 3: Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế QSDĐ và nâng cao hiệu quả xét xử tranh chấp thừa kế QSDĐ của TAND QSDĐ và nâng cao hiệu quả xét xử tranh chấp thừa kế QSDĐ của TAND

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất tại Văn Giang

2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Văn Giang là huyện nằm ở phía tây bắc tỉnh Hưng Yên, phía bắc và tây bắc giáp thành phố Hà Nội, phía nam giáp huyện Khoái Châu, huyện Văn Lâm, phía

47

đông giáp huyện Yên Mỹ, phía tây giáp tỉnh Hà Tây, có 11 đơn vị hành chính, gồm 10 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích 71,83 ha10.

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, huyện có địa hình tương đối bằng phẳng. Do nằm ở ven sông Hồng, chịu ảnh hưởng của 18 năm liền vỡ đê thời Tự

Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc.

Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời còn có tiềm năng phát triển đô thị. Chính yếu tố tự nhiên như trên, nên Theo Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 08/02/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt Chương trình phát triển đô thị huyện Văn Giang giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 xác định phát triển huyện Văn Giang trở thành trọng điểm kinh tế của tỉnh Hưng Yên, là đô thị đa ngành, đa lĩnh vực (thương mại dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp), đầu mối giao thông của Vùng Thủ đô Hà Nội; tập trung phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, giáo dục đào tạo nghiên cứu khoa học kỹ thuật và nhà ở sinh thái; mục tiêu xây dựng huyện Văn Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV trước năm 2020, toàn huyện đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại III, thành lập thị xã Văn Giang trước năm 2030. Do vậy, thực hiện pháp luật quy hoạch từ khâu xây dựng quy hoạch, lập quy hoạch đến triển khai thực hiện quy hoạch trên thực tiễn là rất cấp thiết với huyện Văn Giang nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Quyết định số 882/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Văn Giang, diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Giang nhỏ nhất tỉnh Hưng Yên, do vậy, điều kiện tự nhiên này sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến thực hiện pháp luật về thực hiện thừa kế QSDĐ. Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng khoảng 49,9% còn đất phi nông nghiệp chiếm khoảng 50,1% trong tổng diện tích đất tự nhiên ở Văn Giang. Tuy diện tích đất ít nhưng các thừa kế QSDĐ vẫn diễn ra

10 Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên (2018), Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên, NXB Thống kê, Hà Nội.

48

và thậm chí có những tranh chấp gay gắt bởi đất ở Văn Giang hiện rất có “giá” do quy hoạch phát triển Văn Giang trở thành vùng kinh tế trọng điểm đến năm 2030.

Những khu vực như khu đô thị ECOPARK, đất ở đây lên tới 40 triệu/m2 thậm chí giá thị trường vẫn còn thay đổi theo chiều hướng tăng lên.

49

Bảng 2.1. Diện tích một số loại đất phân theo đơn vị hành chính năm 2020 tại Văn Giang, Hưng Yên

Đơn vị tính: ha

Nguồn: Theo Quyết định số 882/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của huyện Văn Giang TT CHỈ TIÊU

Tổng diện tích năm 2020

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH Liên

Nghĩa

Phụng Công

TT Văn Giang

Long Hưng

Nghĩa Trụ

Thắng Lợi

Vĩnh

Khúc Tân Tiến Cửu Cao

Xuân

Quan Mễ Sở

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ

NHIÊN

7.183,89 616,26 488,06 683,50 846,11 812,28 485,08 618,66 992,28 443,19 531,46 667,01

1 Đất nông

nghiệp NNP 3.585,39 409,92 141,09 307,32 399,63 306,62 230,55 437,39 581,07 107,31 233,26 431,23 1.1 Đất trồng lúa LUA 895,59 22,29 140,14 175,99 370,12 143,73 43,33 1.2 Đất trồng cây

hàng năm khác HNK 351,62 23,34 0,06 26,16 54,25 13,24 23,79 3,34 25,61 25,10 56,62 100,12 1.3 Đất trồng cây

lâu năm CLN 1.164,73 208,91 17,79 79,22 176,74 72,37 61,20 43,72 323,36 18,71 45,86 116,81 1.4 Đất nuôi trồng

thủy sản NTS 318,75 27,41 22,17 88,25 24,42 12,64 13,76 9,01 48,75 17,66 20,40 34,25 1.5 Đất nông

nghiệp khác NKH 854,70 150,26 101,06 91,40 4,07 32,39 131,79 11,19 39,62 2,51 110,37 180,04 2 Đất phi nông

nghiệp PNN 3.598,51 206,34 346,97 376,18 446,48 505,66 254,53 181,27 411,21 335,88 298,20 235,78 2.9 Đất ở tại đô thị ODT 540,48 74,98 165,12 62,19 133,02 48,24 56,93 2.10 Đất ở tại nông

thôn ONT 640,33 68,09 39,71 0,02 74,57 69,24 50,31 67,14 106,92 40,39 46,93 77,01

50 2.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

* Phát triển kinh tế

Theo báo cáo của UBND huyện Văn Giang, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 16,3% (kế hoạch 16,2%). Giá trị thu trên 1 ha đất canh tác đạt 218 triệu đồng (tăng 40 triệu đồng so với năm 2017); thu nhập bình quân đầu người đạt 59,6 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm còn 2,08%. Năm 2019: Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 16,6%; cơ cấu kinh tế là: Nông nghiệp 9% - Công nghiệp xây dựng 43% - Thương mại, dịch vụ 48%; tổng giá trị sản xuất (giá thực tế) đạt trên 22,2 nghìn tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước đạt gần 603 tỷ đồng; giá trị thu trên 1ha canh tác đạt trên 272 triệu đồng; giá trị sản phẩm bình quân đầu người đạt gần 78 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,77%; có 83 làng giữ vững và đạt danh hiệu làng văn hoá; huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Các lĩnh vực: Giáo dục, văn hoá, y tế... được duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu của người dân; quốc phòng – an ninh được giữ vững. Như vậy, kinh tế của Văn Giang trong 2 năm gần đây có sự phát triển đáng kể, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 tăng 18,4 triệu đồng/người/năm so với năm 2018; tỉ lệ hộ nghèo cũng giảm xuống 0,31% so với năm 2018.

Về dân số, dân số hiện trạng của huyện Văn Giang là 120.799 người. Dự báo qui mô dân số đến năm 2030 khoảng 250.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 175.000 người. Dự báo qui mô dân số đến năm 2040 khoảng 350.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 325.000 người.

Tỉnh Hưng Yên đã tập trung cho công tác quy hoạch để huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị (với khu đô thị Ecopark là ví dụ điển hình), phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 như: Khu đô thị nhà vườn sinh thái trên địa bàn thị trấn Văn Giang (Xuân Cầu), khoảng 198 ha; Khu đô thị phía Đông huyện Văn Giang (Bách Giang) ở xã Long Hưng, khoảng 100 ha;

Khu đô thị Dream City ở xã Nghĩa Trụ, Long Hưng, khoảng 455 ha… làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư xây dựng.

Ngoài thu hút các dự án phát triển nhà ở, đô thị, huyện Văn Giang còn thu hút được một số trường đại học về đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn huyện như: Đại học Anh Quốc, Đại học Y khoa Tokyo, Viện đại học mở, Đại học

51

Bách khoa... Đây là cơ sở, nền móng tạo động lực để huyện Văn Giang có điều kiện, cơ sở hạ tầng hình thành và phát triển thành một đô thị với đầy đủ chức năng trong tương lai.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở Văn Giang vừa thuận lợi vừa khó khăn khi thực hiện pháp luật thừa kế QSDĐ. Thuận lợi ở chỗ diện tích đất tự nhiên ở Văn Giang so với các địa phương khác là không nhiều. Do vậy không dẫn đến tình trạng quá tải trong công tác thực hiện thừa kế QSDĐ. Đời sống người dân khá, cơ sở hạ tầng đang phát triển. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Hưng Yên, UBND huyện Văn Giang đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, thực hiện rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm thành phần hồ sơ; tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố, đẩy nhanh tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận.

Về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Từ ngày 1.1.2016 đến ngày 31.12.2018, toàn tỉnh đã có 2.530 thửa đất được cấp giấy chứng nhận lần đầu cho các tổ chức; 1.935 thửa đất nông nghiệp và 13.609 thửa đất ở được cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân, Văn Giang là địa phương có tỉ lệ cấp giấy chứng nhận QSDĐ lần đầu đạt hơn 80%11...Tuy nhiên, chính vì sự phát triển nên đất ở Văn Giang rất có giá trị, do vậy dẫn đến sự tranh chấp của những người thừa kế đồng thời việc viết di chúc để lại cho con cháu là điều rất mới lạ với người dân.

2.2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

TAND huyện Văn Giang là TAND cấp huyện có nhiệm vụ: Sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật và Giải quyết việc khác theo quy định của pháp luật12. TAND huyện Văn Giang xét xử án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình...

11 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên (2019), Báo cáo giám sát thực hiện Luật Đất đai năm 2013

12 Điều 44 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

52

Những năm gần đây, bộ máy của Tòa án huyện Văn Giang ngày một kiện toàn, góp phần giải quyết công việc hiệu quả hơn. Tranh chấp đất đai nói chung ở Văn Giang xảy ra khá nhiều trong đó có những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất. Thường là khi chết, bố mẹ không viết di chúc để lại tài sản cho con cái đến khi đất tăng giá trị do khu vực đó có quy hoạch và Nhà nước thu hồi đất để đền bù, giải phóng mặt bằng thì con cái mới bắt đầu nảy sinh tranh chấp và kiện nhau ra Tòa để đòi phần đất của mình.

Bảng 2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất từ 2015- 2019 ở TAND huyện Văn Giang

Đơn vị tính: vụ Loại vụ án Thụ lý Số vụ việc đã giải quyết Số vụ việc còn

lại

Tổng số Chuyển hồ sơ

Đình chỉ

Công nhận thỏa thuận

của đương

sự

Xét xử

Tổng số (đã giải quyết)

Tổng số

Tạm đình chỉ

Tranh chấp về thừa kế

15 0 2 0 3 5 10 1

Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

22 1 5 2 6 14 8

Nguồn: TAND huyện Văn Giang Qua bảng số liệu 2.1. ta thấy trong năm năm qua từ năm 2015-2019, số lượng án tranh chấp quyền thừa kế và tranh chấp thừa kế QSDĐ không phải quá lớn, số lượng vụ việc chưa giải quyết còn tồn đọng chiếm tỉ lệ 36.6%. Trong các năm gần đây, số lượng các bản án, quyết định giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ bị Tòa án cấp trên tuyên hủy, sửa, chuyển xét xử lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Từ số lượng vụ việc tranh chấp thừa kế nêu trên có thể nói tranh chấp về thừa kế mà đặc biệt là tranh chấp thừa kế QSDĐ được TAND huyện Văn Giang thụ lý và xử lý có số lượng khá cao. Tuy nhiên so với tổng số lượng vụ việc tranh chấp nói chung thì tranh chấp thừa kế theo di chúc chiếm một tỷ lệ không cao. Nhưng so sánh giữa số

53

lượng tranh chấp thừa kế và tranh chấp thừa kế QSDĐ thì số lượng tranh chấp thừa kế QSDĐ chỉ chiếm tỷ lệ chưa đến 1/4 tranh chấp thừa kế nhưng đó vẫn là một tỷ lệ cao và minh chứng rằng mối quan hệ thừa kế QSDĐ tiềm ẩn tranh chấp cao và khi tranh chấp xảy ra thì rất khó xử lý, kéo dài và ảnh hưởng nhiều mặt của cuộc sống.

Mặt khác, số lượng vụ việc Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự luôn thấp hơn số lượng vụ việc mà Tòa án mở phiên tòa xét xử hoặc phiên họp. Kết quả xét xử hợp lý, hợp tình, giải quyết được các tranh chấp, tiêu trừ mâu thuẫn giữa các bên từ đó số lượng vụ việc bị xét xử lại, hủy là rất ít trong những năm gần đây. Hội đồng xét xử giải quyết tranh chấp QSDĐ trên cơ sở BLDS năm 2005, Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013, các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành cũng như Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn xét xử và dựa trên cơ sở những tình tiết, chứng cứ của vụ việc, lời khai của các đương sự cũng như văn bản, công văn của các cơ quan liên quan và nguồn gốc sử dụng đất.

Đất đai là tài nguyên của quốc gia, là một loại tài sản đặc biệt, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội đặc biệt quan trọng, được nhà nước hết sức quan tâm và được các nhà làm luật xây dựng một chế định pháp lý riêng biệt. Có lẽ không có loại tài sản nào gắn với mọi người, mọi nhà nhưng lại chỉ có một chủ thể được quyền sở hữu đó là Nhà nước, còn người sử dụng đất, tuy không phải là chủ sở hữu nhưng lại có những quyền tương tự như các quyền của một chủ sở hữu tài sản và đương nhiên vì không phải chủ sở hữu nên người sử dụng loại tài sản đặc biệt này có những hạn chế nhất định. Trong các quyền năng của người sử dụng đất, thì quyền thừa kế có vị trí hết sức đặc biệt. Do tính chất pháp lý đặc thù của loại tài sản này, nên Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định thừa kế quyền sử dụng đất thành một chương riêng, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2015 không còn quy định chế độ pháp lý riêng biệt về thừa kế quyền sử dụng đất mà tại BLDS năm 2015 chỉ có quy định về thừa kế, những vấn đề thừa kế liên quan đến QSDĐ được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai. Bởi Luật Đất đai được xác định là luật chuyên ngành quy định về quản lý, sử dụng đất đai ở nước ta.

Hiện nay, khi kinh tế càng phát triển, nhu cầu về đất của người dân ngày càng tăng cao làm cho các tranh chấp liên quan quyền sử dụng đất cũng ngày càng

54

phổ biến hơn. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế thị trường cũng dần xâm chiếm vào cuộc sống của các gia đình, những xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên gia tộc, gia đình không còn là điều quá mới lạ thậm chí nó ngày càng phổ biến. Thực tế, trong những năm qua tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất cũng chiếm với một số lượng lớn trong các tranh chấp dân sự. Công tác giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đã đạt được những kết quả tích cực nhưng cũng không tránh khỏi còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc cần phải khắc phục.

2.2.3. Đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

2.2.3.1. Kết quả đạt được

Số lượng các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong những năm qua đang có xu hướng tăng lên, nhưng do chủ động nắm bắt tình hình, đề ra nhiều biện pháp và tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt trong toàn ngành, trong đó chú

trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm và kỷ luật công vụ cho cán bộ, công chức; tăng cường công tác kiểm tra; phát động các phong trào thi đua gắn với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn..., nên công tác xét xử trong năm qua tiếp tục có sự chuyển biến tích cực.

Mặt khác, việc giải quyết các vụ việc tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất về cơ bản đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng và áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung, nên đã bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự; đồng thời Tòa án đã làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các tranh chấp này thông qua đó giúp cho việc giải quyết vụ án nhanh chóng, góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân và tăng cường uy tín của cơ quan nhà nước. Đồng thời, trong công tác giải quyết các vụ án tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, Toà án đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp, như: tăng cường kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của cán bộ, công chức; chủ động nắm bắt tiến độ và xây dựng kế hoạch công tác xét xử của đơn vị; làm tốt công tác điều động, biệt phái cán bộ, Thẩm phán; tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan...,

55

nhằm đẩy nhanh tiến độ giải quyết, khắc phục tình trạng để các vụ án quá hạn luật định.

Khi giải quyết vụ tranh chấp, về cơ bản, các Tòa án đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng, cũng như áp dụng đúng các quy định của pháp luật nội dung; quan tâm làm tốt việc hướng dẫn cho các đương sự thực hiện các nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, đồng thời tích cực xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết, theo quy định để giải quyết vụ án đúng pháp luật.

Về công tác hòa giải tại Tòa án trong quá trình giải quyết các tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất đã có nhiều tiến bộ, về cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các bên đương sự, củng cố đoàn kết trong nội bộ gia đình, họ hàng, những người có quyền lợi liên quan trong việc giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm đơn giản thủ tục, tiết kiệm thời gian và công sức cho các đương sự và cơ quan nhà nước. Đặc biệt, cơ quan đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm điểm đối với các thẩm phán có án quá hạn, án bị hủy; ngay sau khi nhận lại hồ sơ vụ án, lãnh đạo Tòa án đã tổ chức họp với tập thể thẩm phán xác định rõ nguyên nhân để rút kinh nghiệm sâu sắc không chỉ riêng đối với thẩm phán có án bị hủy mà còn là bài học chung cho các thẩm phán để không lặp lại sai lầm.

Lãnh đạo Tòa án Văn Giang đã có các kế hoạch cụ thể, trực tiếp nghiên cứu các vụ tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất còn tồn đọng để giúp thẩm phán trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với từng vụ án; động viên thẩm phán khắc phục mọi khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải quyết.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế QSDĐ tại TAND huyện Văn Giang, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, vẫn còn tình trạng tồn đọng các vụ án, còn tình trạng chuyển bản án, quyết định chậm so với luật định. Các sai sót do nhận thức, áp dụng pháp luật không đúng, hoặc do lỗi chủ quan của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thường xảy ra các trường hợp sau:

Thứ nhất, khi tiến hành hòa giải.

Một phần của tài liệu Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất từ thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 53 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)