Chương 3: Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế QSDĐ và nâng cao hiệu quả xét xử tranh chấp thừa kế QSDĐ của TAND QSDĐ và nâng cao hiệu quả xét xử tranh chấp thừa kế QSDĐ của TAND
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất
Một là cơ quan quản lý đất đai cần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, sớm hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận, và khi cấp giấy chứng nhận thì giấy này phải phản ánh đúng thực tế thửa đất (từ các số đo, tứ cận, tài sản trên đất vv…).
Vì tài sản hợp pháp trên đất là của chủ tài sản đó, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại “công cụ” quản lý, nó chỉ có vai trò ghi nhận hiện trạng tài sản của chủ tài sản (gồm quyền sử dụng đất và tài sản trên đất), chứ giấy chứng nhận không tạo ra tài sản cho bất kỳ chủ thể nào. Vì vậy, khi cấp giấy chứng nhận tại sao lại không phản ánh đầy đủ thông tin về tài sản tại thời điểm cấp giấy, gây khó dễ cho người dân, doanh nghiệp? Vừa tạo rủi do cho tất cả các bên khi loại tài sản này được đưa vào lưu thông dân sự, gây cản trở sự vận hành bình thường của giao dịch, vừa không giúp ích cơ quan quản lý nắm được đày đủ thông tin về đối tượng tài sản mà mình đang quản lý?
Trong hồ sơ đất đai của mỗi khu đất, thửa đất phải cập nhật thể hiện đầy đủ, chính xác mọi di biến động; tăng cường kết nối, minh bạch hóa thông tin và cung
72
cấp thông tin kịp thời khi người dân, cơ quan có thẩm quyền yêu cầu, thì việc quản lý mới có ý nghĩa tích cực về kinh tế, xã hội.
Hai là khi có dịp sửa đổi, bổ sung Luật đất đai thì không nên giao cho tòa án giải quyết tranh chấp loại đất chưa có bất kỳ loại giấy tờ gì. Đối với loại đất này khi các bên tranh chấp về quyền sử dụng đất phải do cơ quan nhà nước được luật đất đai quy định có chức năng quản lý đất đai giải quyết (do cơ quan này mới có quyền
“cấp” đất đó cho ai hoặc không cấp), tòa án chỉ giải quyết tranh chấp về tài sản trên đất, công sức cải tạo trên loại đất này khi có yêu cầu. Tùy từng trường hợp mà tòa án có thể chấp nhận công sức đó, nếu cơ quan quản lý cấp đất đó cho một trong đối tượng đang tranh chấp hoặc đối tượng khác thuộc diện chính sách vv…, hoặc không chấp nhận công sức, thậm chí phải bồi thường, khôi phục lại “nguyên trạng” nếu cơ quan có chức năng quản lý đất đai yêu cầu, vì đó là loại đất không được phép khai thác, canh tác, ví dụ đất rừng đặc dụng, phòng hộ.
Ba là cơ quan có thẩm quyền sớm ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời mọi vướng mắc phát sinh trong thực tiễn quản lý, cũng như giải quyết tranh chấp đất đai nói chung, tranh chấp thừa kế nói riêng phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.
Bên cạnh đó cần có cơ chế nâng cao phẩm chất, đạo đức, năng lực cán bộ đặc biệt cán bộ có chức trách trực tiếp liên quan đến quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp.
Hướng dẫn cụ thể cho những tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất có liên quan đến di sản thờ cúng pháp luật chưa quy định rõ phần đất dành để thờ cúng là bao nhiêu trong tổng di sản do người chết để lại. Thực tế, khi gặp những vụ án thừa kế có liên quan quyền sử dụng đất được dành để thờ cúng nhiều Thẩm phán cũng khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết. Vấn đề này chỉ được giải quyết khi pháp luật thừa kế có quy định cụ thể phần diện tích đất tối thiểu và tối đa được dùng vào việc thờ cúng, quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp quản lý di sản thờ cúng.
Bên cạnh đó, phần nhiều Thẩm phán hiện nay gặp khó khăn trong việc xác định quan hệ nuôi dưỡng giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế để quyết định xem họ có được hưởng di sản thừa kế của nhau hay không? Pháp luật nên quy định cụ thể thế nào là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng? Thế nào là quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha mẹ với con? Pháp luật nên ghi nhận các quan hệ nuôi dưỡng theo hướng
73
các con không nhất thiết phải cùng sống với cha, mẹ mà phụ thuộc vào mức độ và sự chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng của các con với cha mẹ kế dù ở xa hay gần.
Bốn là, về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ. Đối với trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi. Có quan điểm cho rằng,
“con nuôi của con đẻ không được thừa kế thế vị” 13 và “chỉ có con đẻ thay thế vị trí của cha, mẹ đẻ”14. Kể từ khi BLDS năm 1995 ra đời, đến BLDS năm 2005 và nay là BLDS năm 2015 thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về trường hợp thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, nên Nghị quyết 02/HĐTP vẫn còn mang tính chất tham khảo.
Đến nay, Nghị quyết 02/HĐTP đã ra đời gần 30 năm, nên không phù hợp với xu thế chung của pháp luật hiện đại – hướng đến bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân.
Tác giả cho rằng, quan điểm trên về mặt lý luận chưa thực sự được thuyết phục, khi vận dụng phương pháp phân tích câu chữ (biện luận dựa vào nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật và nguyên tắc suy lý mạnh15) để tìm ra ý chí của người làm luật.
Cụ thể: Theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 thì: “… cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”. Quy định này chỉ đề cập đến “cha hoặc mẹ” của cháu chứ không có sự phân biệt là “cha đẻ hoặc mẹ đẻ với cha nuôi hoặc mẹ nuôi”, cho nên chúng ta có thể suy luận cả hai trường hợp này đều thuộc diện thừa kế thế vị. Sự suy luận này được củng cố thêm bởi quy định tại Điều 653 BLDS năm 2015, đó là: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được
13 Hoàng Thế Liên, Nguyễn Đức Giao – Đồng chủ biên (2001), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 3, tr. 115.
Nguyễn Minh Tuấn – Chủ biên (2016), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 960 – 961.
Các tác giả trên cho rằng, con nuôi của con đẻ không thể mặc nhiên là cháu của người chết vì quan hệ gia đình xuất phát từ các quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Tuy nhiên, quan hệ giữa con nuôi với cha đẻ của bố nuôi không có một trong các mối quan hệ trên, vì vậy người con nuôi không thể là người thừa kế của những người khác trong gia đình cha, mẹ nuôi. Ngược lại, con đẻ của người con nuôi sẽ là cháu gọi người chết là ông hoặc bà, vì vậy họ có quyền thừa kế của nhau.
14 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (2017), Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Nxb. Tư
pháp, Hà Nội, tr. 323.
15 Nguyễn Ngọc Điện (2019), Phương pháp phân tích luật viết, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, tr.
77 – 141.
74
thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 (thừa kế theo pháp luật) và Điều 652 (thừa kế thế vị) của Bộ luật này”.
Hơn nữa, khi bàn đến “cháu”, nếu các nhà làm luật muốn giới hạn cháu được hưởng di sản như quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba, thì các nhà làm luật sẽ nêu rõ là “cháu ruột”. Tuy nhiên, khi quy định về thừa kế thế vị các nhà làm luật chỉ đề cập đến “cháu” mà không đề cập đến “cháu ruột” thì chúng ta có thể hiểu rằng các nhà làm luật đã
không giới hạn trường hợp thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho cháu ruột như quy định về hàng thừa kế thứ hai và thứ ba. Đồng thời, trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng được thừa nhận như một nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, khi: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”16 và đó cũng như một nguyên tắc của pháp luật thừa kế, khi: “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”17. Cho nên, chúng ta có thể khẳng định thừa kế thế vị bao gồm trường hợp cả con (con đẻ hay con nuôi) của con đẻ và con (con đẻ hay con nuôi) của con nuôi của người để lại di sản và thực tiễn xét xử cũng đã theo hướng cháu nuôi cũng được hưởng thừa kế thế vị.
Nên chỉnh sửa lại tiêu đề tại Điều 653 BLDS năm 2015 cho phù hợp và thống nhất với nội dung của điều luật hoặc chỉnh sửa phần nội dung của điều luật lại cho thống nhất với tiêu đề.
Năm là, quan hệ thừa kế giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế phát sinh dựa trên cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc nhau như cha con, mẹ con. Tuy nhiên, để hiểu như thế nào là “chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” thì hiện nay vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn một cách cụ thể. Do đó, để áp dụng chế định “quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế”, chúng ta cần phải chứng minh sự tồn tại “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” giữa cha dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hiểu, con riêng và cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con khi
16 Khoản 1 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015.
17 Điều 610 Bộ luật dân sự năm 2015.
75
giữa họ thể hiện những hành vi được quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền cùng yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con riêng, chăm lo cho việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,… cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con,…; con riêng có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha dượng, mẹ kế, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ,… Hay nói cách khác, pháp luật cần ghi nhận các tiêu chí để đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế tương tự như quyền và nghĩa vụ của con đẻ với cha, mẹ đẻ. Đồng thời, cũng cần quy định rằng việc chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không nhất thiết phải dựa trên cơ sở cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà, bởi vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người con ở xa (như đi làm xa hoặc có vợ chồng xa) nhưng vẫn luôn quan tâm, thể hiện được tình cảm yêu thương lẫn nhau và có những hành động giúp đỡ cha dượng, mẹ kế bằng cách gửi tiền cũng như các vật chất khác. Do đó, việc xác định thế nào là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con theo tác giả không nên chỉ phụ thuộc vào nơi cư trú của các thành viên trong gia đình.
Vì vậy, trong thời gian tới cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Điều 654 BLDS năm 2015 về trường hợp thế nào là “chăm sóc như cha con, mẹ con” và việc “con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” nếu được hưởng di sản của nhau thì sẽ được xác định là hàng thừa kế nào trong các hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015. Theo tác giả, cần thừa nhận theo hướng để con riêng, bố dượng, mẹ kế nếu có quyền thừa kế của nhau thì sẽ được thừa kế ở hàng thứ nhất như thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua là hợp lý và thuyết phục.
Sáu là, xác định trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý chứng cứ. Để khắc phục tình trạng các cá nhân, cơ quan, tổ chức lưu giữ, quản lý chứng cứ không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ kịp thời tài liệu, chứng cứ cho Tòa án dẫn đến việc giải quyết vụ án gặp nhiều khó khăn BLTTDS cần bổ sung quy định các chế tài xử phạt cụ thể để áp dụng trong trường
76
hợp này. Về lâu dài cơ quan lập pháp nên nghiên cứu để ban hành luật về cung cấp thông tin.
Bảy là, về chi phí cho thủ tục thẩm định tại chỗ. Cần phải đưa quy định về chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ vào Bộ luật tố tụng dân sự, coi đây là một trong những chi phí tố tụng khác để có căn cứ pháp lý cho việc thực hiện. Trước mắt, TANDTC cần ban hành văn bản hướng dẫn quy định cụ thể về loại chi phí này trong đó cần xác định nghĩa vụ nộp tạm ứng chi phí, nghĩa vụ nộp chi phí, mức chi phí.
Tám là, về định giá tài sản và thẩm định giá tài sản Hiện nay, TANDTC đã
đăng công khai Dự thảo Thông tư liên tịch của TANDTC, VKSNDTC, Bộ tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Điều 92 của BLTTDS về định giá tài sản, thẩm định giá tài sản. Theo đó, những khó khăn, vướng mắc về quy định trình tự, thủ tục, điều kiện để định giá, thẩm định giá tài sản đã được giải quyết. Tuy nhiên, cần bổ sung thêm quy định về những tiêu chuẩn để được chỉ định làm thành viên Hội đồng định giá tài sản.
Chín là, về di chúc chung của vợ chồng cần quy định cụ thể như các quốc gia khác: nhiều người không được cùng nhau lập di chúc chung, trừ trường hợp di chúc chung của vợ chồng được lập để định đoạt tài sản chung của vợ, chồng. Trường hợp di chúc chung của vợ, chồng có nội dung định đoạt tài sản riêng của một bên thì
phần nội dung đó được coi như di chúc riêng và áp dụng các quy định của pháp luật giống như một di chúc của cá nhân ra; việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng trong thời kỳ cả hai người còn sống hoặc khi đã có một người qua đời cần tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt cá nhân; hình thức của di chúc chung phải được lập thành văn bản và tuân thủ các quy định chung của di chúc;
hiệu lực của di chúc chung…
Bên cạnh việc điều chỉnh các quy định được quy định trong BLDS thì một vấn đề quan trọng khác được đặt ra trong thời điểm hiện nay là việc công nhận án lệ về thừa kế. Việt Nam là một nước mang truyền thống pháp luật dân sự, án lệ không phải là nguồn luật áp dụng, không mang tính ràng buộc đối với Toà án. Trên thực tế, án lệ có vai trò hỗ trợ cho việc áp dụng luật một cách thống nhất, đồng bộ trên toàn lãnh thổ. Đặc biệt là đối với những quan hệ phát sinh nhưng chưa có quy định
77
pháp luật điều chỉnh, hoặc đã có quy định của pháp luật nhưng hoặc không đầy đủ hoặc thiếu cụ thể, hoặc không phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, về vấn đề di sản thờ cúng, do BLDS năm 2015 không quy định về các loại di sản thờ cúng (di sản thờ cúng lập lần đầu tiên, di sản thờ cúng đã được truyền qua nhiều đời) cũng như không quy định về quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản thờ cúng... khi có tranh chấp, chưa có cơ sở để đưa ra phán quyết hoặc cơ sở để đưa ra phán quyết không rõ ràng. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách Tư pháp từ nay cho đến năm 2020 đã định hướng các nhiệm vụ trọng tâm của TANDTC, trong đó có việc phát triển án lệ. Trên tinh thần đó Án lệ số 06/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cùng ngày 06/04/2016.