Chương 3: Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật thừa kế QSDĐ và nâng cao hiệu quả xét xử tranh chấp thừa kế QSDĐ của TAND QSDĐ và nâng cao hiệu quả xét xử tranh chấp thừa kế QSDĐ của TAND
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất của Tòa án nhân dân huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Một là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng. Chúng tôi cho rằng, muốn nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ thì trước tiên phải tuyên truyền, nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng cho cán bộ, công chức và người dân trên địa bàn huyện Văn Giang.
Trong thời gian tới công tác này cần tập trung vào các nội dung chủ yếu sau đây: tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các cấp, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quần chúng từ tỉnh đến xã trong đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai nói chung và các quy định về thừa kế QSDĐ nói riêng tới đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh; Củng cố, kiện toàn về tổ chức, nguồn lực của Hội đồng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để tổ chức này thực hiện tốt vai trò tham mưu cho các cấp ủy đảng, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng; Tập trung tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức pháp
78
luật đất đai cho người dân ở những địa bàn phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai; người dân ở các xã vùng sâu ít có cơ hội tiếp cận về thông tin, pháp luật đất đai. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, các buổi nói chuyện pháp luật... cho đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ;
trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức pháp luật về thừa kế QSDĐ cho đội ngũ cán bộ địa chính các cấp, cán bộ công tác ở ngành tòa án, ngành kiểm sát, ngành thanh tra...; Hội đồng nhân dân các cấp cần xây dựng và thực hiện giám sát chuyên đề về tình hình thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ trên địa bàn huyện Văn Giang; Ủy ban nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân cùng các cơ quan khác cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hai là, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, cải tiến công tác đăng ký QSDĐ đi đôi với cải cách thủ tục hành chính về đất đai và sửa đổi lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai. Muốn nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ thì không thể không chú trọng đến cải tiến chất lượng công tác quản lý nhà nước về đất đai; bởi lẽ, công tác này tạo cơ sở pháp lý rất quan trọng để pháp luật bảo hộ quyền tài sản hợp pháp của công dân đối với đất đai.
Để việc thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ có kết quả cao hơn nữa thì công tác quản lý nhà nước về đất đai cần hướng vào việc thực hiện các nội dung chủ yếu sau đây: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ đảm bảo mọi thửa đất đều được cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Người sử dụng đất sẽ không thực hiện được quyền thừa kế QSDĐ khi không có giấy chứng nhận QSDĐ. Theo chúng tôi để góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ trên huyện Văn Giang cần tăng cường công tác lãnh đạo các cấp, các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận QSDĐ; phấn đấu đến hết năm 2020 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề ra; Ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Giang nói riêng cần tập trung hướng dẫn các địa phương hoàn thành việc xây dựng
79
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và chỉnh lý kịp thời các biến động về đất đai trong sổ sách địa chính; Công tác đăng ký QSDĐ, đăng ký quyền sở hữu đối với nhà, công trình xây dựng trên đất cần được cải cách mạnh mẽ theo hướng tạo thuận lợi, khuyến khích người sử dụng đất thực hiện đăng ký QSDĐ hoặc quyền sở hữu nhà; Cần tiếp tục thực hiện việc cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai và trợ giúp tích cực người dân trong việc bảo vệ quyền lợi của mình đối với đất đai (trong đó có quyền thừa kế QSDĐ).
Công tác này cần được thực hiện theo những giải pháp sau:
- Rà soát các quy định về trình tự, thủ tục hành chính về đất đai nói chung và trình tự, thủ tục về thừa kế QSDĐ nói riêng để phát hiện, sửa đổi những nội dung bất cập, mâu thuẫn với thực tiễn;
- Công bố công khai, rộng rãi cho người dân biết các quy trình, trình tự, thủ tục hành chính về đất đai (trong đó có quy trình, thủ tục hành chính về thừa kế QSDĐ);
- Cải cách lề lối làm việc của các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính về thừa kế QSDĐ cho người dân; nâng cao trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước đối với đất đai gắn với công vận động "Học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh" v.v...
Ba là, nâng cao hiệu quả công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ. Một trong những nội dung thi hành pháp luật về thừa kế QSDĐ là công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ.
Để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thừa kế QSDĐ thì không thể không nâng cao chất lượng công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp về vấn đề này.
Các giải pháp chủ yếu được chúng tôi đưa ra để thực hiện mục tiêu này bao gồm:
- Củng cố và kiện toàn các tổ hòa giải tại thôn, xóm, tổ dân phố đi đôi với việc thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng và nhận thức pháp luật
80
cho tổ viên tổ hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân huyện cần cân đối ngân sách hoặc tìm kiếm nguồn vốn để có chế độ đãi ngộ nhằm động viên tổ hòa ở cơ sở thực hiện tốt vai trò hòa giải các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai nói chung và tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ nói riêng;
- Cần xây dựng quy chế thực hiện hòa giải tranh chấp, khiếu kiện về thừa kế QSDĐ do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên nhằm nâng cao năng lực, kiến thức pháp luật đất đai, pháp luật dân và kỹ năng cho các cán bộ được giao thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai ở Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Tòa án nhân dân tỉnh cần có tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn đi đôi với bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho đội ngũ thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện bảo đảm thực hiện tốt công tác xét xứ các tranh chấp về thừa kế QSDĐ theo phương châm "khách quan, công minh, đảm bảo đúng pháp luật"; Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm xét xử của đội ngũ Thẩm phán, thư ký và cán bộ tòa án. Một mặt cần chăm lo bồi dưỡng Thẩm phán đương nhiệm theo hướng thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bồi dưỡng kỹ năng xét xử và kiến thức thực tiễn. Hàng năm các Thẩm phán phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ theo chuyên ngành xét xử.
Mặt khác, cần chú trọng đổi mới nội dung phương pháp đào tạo cán bộ nguồn để bổ nhiệm thẩm phán. Đào tạo thẩm phán phải theo hướng ưu tiên bồi dưỡng kỹ năng mà không thiên về đào tạo theo bằng cấp, học vị. Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ, rút kinh nghiệm qua thực tiễn giải quyết các vụ án. Thực hiện chế độ kiểm tra giám sát đối với hoạt động tố tụng của các Thẩm phán, Thư ký khi họ trực tiếp giải quyết các tranh chấp
- Khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi các quy định về thừa kế QSDĐ, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xử lý nhanh chóng, kịp thời, nghiêm minh và đúng pháp luật không để xảy ra tình trạng bao che, dung túng nhằm tạo sự tin tưởng của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật.
81
Bốn là, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các tập thể và cán bộ, công chức ngành Tòa án có vi phạm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ để tham nhũng, nhận hối lộ, tiêu cực…, cũng như những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm quy tắc ứng xử cán bộ, công chức ngành Tòa án. Kiên quyết loại ra khỏi ngành những Thẩm phán, cán bộ Tòa án vi phạm quy chế hoạt động của ngành.
82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với những cơ sở lý luận ở chương 1 và cơ sở thực tiễn ở chương 2, tác giả đã
định hướng hoàn thiện pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất đồng thời đưa ra hai nhóm giải pháp: (1) Hoàn thiện pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất và (2) Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử các tranh chấp liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất.
Tranh chấp đất đai nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đặc biệt là đối với tài sản là quyền sử dụng đất, các cơ quan có thẩm quyền và chính bản thân người dân phải có sự phối kết hợp với nhau thực hiện đồng bộ các giải pháp thì mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.