Đông y coi sâm là vị thuốc đứng đầu các vị thuốc bổ. Sâm nói ở đây là vị nhân sâm. Vì vị nhân sâm giống hình người nên một số vị thuốc có hình giống hình người cũng được gọi là sâm, sâm là một vị thuốc bổ nên dần dần một số vị thuốc có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm. Sâm được phân biệt theo tên địa phương sản xuất như sâm bố chính (sản xuất ở huyện Bố Trạch) hay Thượng đảng nhân sâm (sản xuất ở huyện Thượng Đẳng) hoặc màu sắc của sâm như hồng sâm, huyền sâm… [2]
Nhân sâm là một loại thảo mộc phổ biến ở Trung Quốc được sử dụng từ vài nghìn năm như một loại thuốc trị bách bệnh nhằm nâng cao tuổi thọ [7]. Đảng sâm có vị thuốc giống như sâm, sản xuất ở quận Thượng Đẳng, Trung Quốc [2]. Và rất nhiều loại thảo mộc khác có vị sâm như: sâm bố chính, thổ cao ly sâm, sa sâm, tế diệp sa sâm, huyền sâm, sâm rừng… [2] có nhiều tác dụng trong chữa bệnh, tăng cường sức khỏe.
Bảng 1.1. Nguyên liệu sâm
Tên gọi chung Tên khoa học Họ Nguồn gốc
Đảng sâm Codonopsis javanica
(Blume) Hook.f. Campanuloideae Việt Nam, Trung Quốc Đảng sâm leo Codonopsis pilosula Campanuloideae Việt Nam
Trung Quốc Đảng sâm
hoa xanh
Codonopsis viridiflora
M.xim Campanuloideae Trung quốc
Đảng sâm
hoa ống Codonopsis tubulosa Kom Campanuloideae Trung Quốc Xuyên đảng sâm Codonopsis tangshen Oliv Campanuloideae Trung Quốc Đảng sâm
mõm chó Codonopsis nervosa Nannf Campanuloideae Trung Quốc Nhân sâm châu Á,
Trung Quốc, Hàn Quốc
Panax ginseng C.A. Meyer Araliaceae
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga
5
Sâm Mỹ Panax quinquefolius L. Araliaceae Mỹ, Canada
Sâm Brazil Pfaffi a paniculata (Mart.)
Kuntze Amaranthaceae Brazil
Sâm lùn Panax trifolius L. Araliaceae Đông Bắc Mỹ
Sâm ginger Panax zingiberensis C.Y.
Wu and K.M. Feng Araliaceae Trung Quốc Nhân sâm
Himalaya
Panax pseudoginseng Wallich
Trung Quốc, dãy Himalaya Sâm Ấn Độ Withania somnifera (L.)
Dunal Solanaceae Úc, Đông Á,
châu Phi Sâm Nhật hay
Chikutsu
Panax japonicus C.A.
Meyer
Nhật Bản, Trung Quốc Sâm Noto hay
Yunnan
Panax notoginseng
(Burkill) F.H Chen Araliaceae Trung Quốc Sâm San–chi hay
sâm Feathe–leaf Panax bipinnatifi dus Seem Araliaceae Nepal, Đông dãy Himalaya Sâm Siberia hay
sâm Nga
Eleutherococcus senticosus
(Rupr. & Maxim.) Maxim. Araliaceae
Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc Sâm K5, sâm
Ngọc Linh, sâm tre
Panax vietnamensis Ha &
Grushv. Araliaceae Việt Nam
Sâm bố chính
Hibiscus sagittifolius Kurz (Albelmoschus sagittifolius L. Merr., Hibiscus
abelmoschus L.)
Malvaceae Việt Nam
Thổ cao ly sâm
Talinum crassifolium Willd (Talinum patens L., Talinum paniculatum Gaertn.)
Portulacaceae Trung Quốc, Việt Nam
Sa sâm
Launaea pinnatifida Cass (Microrhynchus
sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.)
Asteraceae Việt Nam
Sa sâm
Adenophora verticillata Fisch (Adenophora
tetraphylla (Thunb) Fisch.)
Campanulaceae Việt Nam, Trung Quốc Tế diệp sa sâm
Wahlenbergia gracilis A.DC (Campanula vincaeflora Vent)
Campanulaceae Việt Nam, Lào, Campuchia
6 Bắc sa sâm
Glehnia littoralis F.
Schmidt (Phellopteris littoralis Benth)
Umbelliferae Trung Quốc, Đài Loan Đan sâm Salvia multiorrhiza Bunge Lamiaceae Việt Nam Huyền sâm Scrophularia buergeriana
Miq Scrophulariaceae Việt Nam,
Trung Quốc
Tục đoạn Dipsacus japonicus Dipsacaceae Việt Nam
Nam sâm
Schefflera octophylla (Lour.) Harms (Aralia octophylla Lour)
Araliaceae Việt Nam
Sâm rừng
Boerhaavia repens L. (B.
diffusa L., B. procumbens Wight, Axia cochin
Chinensis Lour)
Nyctaginaceae Việt Nam
Khổ sâm
Sophora flavescens Ait (Sophora angustifolia Sieb et Zucc.)
Fabaceae Trung Quốc
Bàn long sâm
Spirathes sinensis (Pers) Ames (Spiranthes australis Lindl)
Orchidaceae
Việt Nam, Trung Quốc, Úc
(Nguồn: [2]; [8]; [9]) 1.1.2. Đảng sâm
- Tên khoa học: Campanumoea javanica Blumme - Họ: Hoa chuông Campanulaceae
- Bộ: Hoa chuông Campanulales 1.1.2.1. Mô tả
Cây nhỏ, mọc bò hay leo, sống lâu năm, phiến lá hình tim hoặc hình trứng, đầu tù hoặc nhọn, mép lá nguyên hoặc hơi lượn sóng. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ, dài 10 – 20cm, đường kính của rễ đối với cây trồng dược liệu từ 0,5 đến 1,5cm, cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hướng xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và se. [10] [11]
7 1.1.2.2. Đặc điểm vi phẫu của rễ
Mặt cắt có hình tròn, từ ngoài vào trong có: lớp bần khoảng 4-5 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng tâm và dãy xuyên tâm, hơi rách. Mô mềm, vỏ cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều cạnh hơi dài dẹt, xếp lộn xộn, rải rác có các đám tế bào mô cứng. Các tế bào libe nhỏ xếp sít nhau, trong libe có ống nhựa mủ xếp rải rác thành hàng và thành vòng ứng với bó libe gỗ. Libe thành dải dài chiếm phần lớn lát cắt. Các mạch gỗ xếp thành hàng (hai hàng) tạo thành hệ thống hình nan quạt toả ra từ tâm. Các bó libe-gỗ phân cách nhau bởi tia ruột rộng có tế bào thành mỏng. [12] [10] [13]
Hình 1.1. Vi phẫu Đảng sâm Trung Quốc [13]
1.1.2.3. Nơi sống và phân bố
Mọc ở ven rừng, nương rẫy đã bỏ hoang lâu ngày, trảng cỏ tranh. Cây ưa ấm, sáng và có thể chịu bóng, ưa mọc nơi đất tốt nhiều mùn.
Ở Việt Nam: Mọc rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Trước đây có nhiều ở một số tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, còn ở Cao Bằng và Lạng Sơn ít hơn. Các tỉnh phía Nam chỉ thấy tập trung ở cao nguyên Langbian (tỉnh Lâm Đồng) Trên Thế giới: cây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan. [11]
8
1.1.2.4. Thành phần hóa học của rễ cây Đảng sâm
Năm 2002, Hoàng Minh Chung và cộng sự [3] đã bước đầu nghiên cứu thành phần hoá học của vị thuốc Đảng sâm cho thấy:
- Trong rễ Đảng sâm có đường, saponin, acid amin, chất béo và khoáng
- Bằng sắc ký lớp mỏng, bước đầu đã xác định được 5 vết saponin của Đảng sâm tươi chưng cất 2 giờ. Hàm lượng saponin trong mẫu tươi là 2,17%.
Cũng chính hai tác giả này khi bước đầu nghiên cứu thành phần saponin của rễ cây Đảng sâm thì kết quả cho thấy trong mẫu Đảng sâm có saponin triterpenoid.
Nghiên cứu cho thấy chỉ số tạo bọt của Đảng sâm tươi là 8; chỉ số phá huyết là 5,7;
hàm lượng saponin là 3,12 0,08% [3]