KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

Một phần của tài liệu Nguồn lực phi tiền tệ của khách hàng sự tham gia vào quá trình dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng một nghiên cứu trong dịch vụ đào tạo sau đại học (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO

4.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Độ tin cậy của thang đo được kiểm định căn cứ vào chỉ số Cronbach’s Alpha.

Bảng 4-1 tóm tắt các chỉ số Cronbach’s alpha của thang đo định lượng chính thức.

Bảng 4-1: Các chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo định lượng chính thức.

STT Thang đo Cronbach’s Alpha

1 Nguồn lực văn hóa của học viên 0,740

2 Nguồn lực xã hội của học viên 0,827

3 Sự nỗ lực của học viên 0,888

4 Trạng thái cảm xúc của học viên 0,571 5 Sự chia sẻ thông tin từ phía học viên 0,796

6 Tính đáp ứng của học viên 0,676

7 Sự hài lòng của học viên 0,879

Như vậy, trừ thang đo trạng thái cảm xúc của học viên, các thang đo còn lại đều đáp ứng tốt yêu cầu Cronbach’s alpha lớn hơn 0,6. Riêng thang đo trạng thái cảm xúc của học viên có độ tin cậy kém hơn với hệ số Cronbach’s alpha là 0,571. Độ tin cậy của thang đo này thấp có thể là do đây là trạng thái cảm xúc là một loại nguồn lực có độ cảm tính cao nên kết quả đánh giá của đối tượng khảo sát có thể không ổn định. Tuy nhiên, chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo này cũng gần xấp xỉ mức 0,6. Do đó, thang đo trạng thái cảm xúc không được hiệu chỉnh thêm.

4.2.2. Kiểm định độ giá trị của thang đo

Độ giá trị của thang đo được xác định thông qua phân tích EFA và gồm 2 bước:

(1) Phân tích EFA cho thang đo của từng khái niệm riêng rẽ để xác định độ giá trị hội tụ của mỗi thang đo. Các kết quả phân tích được tóm tắt trong Bảng 4-2.

Theo đó, các thang đo đều đảm bảo được độ giá trị hội tụ vì chỉ tải lên một nhân tố với hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,45 và phương sai trích xuất lớn hơn 50%.

Bảng 4-2: Tóm tắt kết quả phân tích EFA của từng thang đo định lượng chính thức.

STT Thang đo Số

biến

Số nhân tố tải lên

Hệ số tải

nhân tố Phương sai trích

xuất Min Max

1 Nguồn lực văn hóa của học viên 3 1 0,779 0,831 65,87%

2 Nguồn lực xã hội của học viên 2 1 0,924 0,924 85,31%

3 Sự nỗ lực của học viên 2 1 0,949 0,949 89,99%

4 Trạng thái cảm xúc của học viên 2 1 0,836 0,836 69,96%

5 Sự chia sẻ thông tin từ phía học viên 2 1 0,912 0,912 83,12%

6 Tính đáp ứng của học viên 3 1 0,701 0,831 60,84%

7 Sự hài lòng của học viên 4 1 0,776 0,888 73,74%

(2) Phân tích EFA đồng thời cho toàn bộ các thang đo để đánh giá trị phân biệt của thang đo sử dụng cho nghiên cứu. Các kết quả phân tích liên quan được trình bày trong Bảng 4-3, Bảng 4-4 và Bảng 4-5.

Trong đó:

- Hệ số KMO = 0,780 tức là thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤1,0. Như vậy, EFA phù hợp để phân tích dữ liệu

- Kết quả kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (vì Sig. = 0,000 < 0,05) nên dữ liệu hoàn toàn phù hợp với EFA.

- Giá trị tổng phương sai trích bằng 61,19% nghĩa tức là 7 nhân tố được tải lên giải thích khoảng 61% sự biến thiên của dữ liệu.

- Các biến được tải lên theo từng nhóm phù hợp với khái niệm cần đo. Các nhân tố mà thang đo chung xác định được gồm: (1) sự hài lòng của học viên; (2) sự nỗ lực của học viên; (3) nguồn lực văn hóa của học viên; (4) nguồn lực xã hội của học viên; (5) hành vi trách nhiệm của học viên; (6) sự chia sẻ thông tin từ phía học viên; và (7) trạng thái cảm xúc của học viên. Các biến được tải lên đều đảm bảo yêu cầu về hệ số tải nhân tố (≥ 0,45).

Nói tóm lại, kết quả phân tích EFA thang đo chung đã đảm bảo tốt độ giá trị.

Bảng 4-3: Hệ số KMO và kết quả kiểm định Bartlett thu được khi phân tích EFA đồng thời toàn bộ các thang đo.

Hệ số KMO 0,780

Kết quả kiểm định Bartlett Cấu trúc kiểm định

2xấp xỉ 2460,032

Bậc tự do 153

Sig. 0,000

Bảng 4-4: Giá trị tổng phương sai trích thu được khi phân tích EFA đồng thời toàn bộ các thang đo.

Nhân tố

Giá trị đăc trưng ban đầu Tổng giá trị trích xuất khi tải nhân tố

Tổng giá trị xoay khi

tải nhân tố Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy Tổng

1 5,116 28,423 28,423 4,754 26,411 26,411 3,928

2 1,889 10,496 38,919 1,657 9,206 35,617 2,238

3 1,651 9,174 48,093 1,320 7,335 42,952 2,847

4 1,490 8,279 56,372 1,018 5,657 48,609 2,310

5 1,348 7,488 63,861 0,891 4,953 53,562 2,375

6 1,099 6,106 69,966 0,754 4,188 57,750 2,286

7 1,008 5,601 75,567 0,619 3,437 61,187 1,419

8 0,685 3,808 79,375

9 0,597 3,314 82,690

10 0,516 2,867 85,556

11 0,501 2,781 88,337

12 0,441 2,448 90,785

13 0,419 2,326 93,110

14 0,336 1,865 94,975

15 0,272 1,509 96,484

16 0,259 1,438 97,922

17 0,201 1,117 99,039

18 0,173 0,961 100,000

Bảng 4-5: Ma trận các nhân tố thu được khi phân tích EFA đồng thời toàn bộ các thang đo.

Tên biến Nhân tố

1 2 3 4 5 6 7

SATIS22 0,901 SATIS21 0,894 SATIS24 0,790 SATIS23 0,619

ENERGY17 0,990

ENERGY18 0,808

CULOPT12 0,868

CULOPT13 0,588

CULOPT16 0,550

SOOPT10 0,863

SOOPT09 0,833

RESBHV05 0,809

RESBHV04 0,679

RESBHV06 0,459

INFSH01 0,860

INFSH02 .0,72

EMOTN19 0,699

EMOTN20 0,637

Như vậy, khi tiến hành phân tích EFA để kiểm định độ giá trị của thang đo, tất cả các biến của mô hình đều được tải lên theo từng nhóm phù hợp với các khái niệm cần đo lường. Do đó, thang đo là hoàn toàn phù hợp để sử dụng cho mô hình nghiên cứu đã đề xuất.

Một phần của tài liệu Nguồn lực phi tiền tệ của khách hàng sự tham gia vào quá trình dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng một nghiên cứu trong dịch vụ đào tạo sau đại học (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)