CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. PHÂN TÍCH SO SÁNH KẾT QUẢ DỰA VÀO THỜI ĐIỂM HỌC VÀ DỰA VÀO THU NHẬP HÀNG THÁNG (TẠI THỜI ĐIỂM ĐANG HỌC)
4.5.1. Phân tích so sánh kết quả dựa vào thời điểm học
Dựa vào thời điểm học, bộ dữ liệu ban đầu sẽ được phân chia làm hai phần.
Phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện riêng rẽ trên hai phần dữ liệu (tương ứng với nhóm 201 học viên năm cuối và nhóm 136 cựu học viên) để kiểm định giả thuyết sau:
(H7) Sự tác động của các yếu tố liên quan tới nguồn lực phi tiền tệ và hành vi tương tác của học viên đến sự hài lòng của họ đối với dịch vụ được cung cấp thay đổi tùy thuộc thời điểm học.
Kết quả phân tích hồi quy của nhóm học viên năm cuối (tham khảo Phụ lục 5, trang XXIV) và nhóm cựu học viên (Phụ lục 6, trang XXVI) cho thấy cả 2 nhóm đều thừa nhận các nguồn lực/hành vi trong mô hình đều ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ. Tuy nhiên, hệ số tương quan thu được từ phân tích hồi quy tuyến tính của nhóm cựu học viên (0,549) cao hơn so giá trị tương ứng của nhóm học viên năm cuối (0,490). Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của nhóm học viên năm cuối và nhóm cựu học viên lần lượt được thể hiện ở Bảng 4-7 và Bảng 4-8.
Theo đó, sự khác biệt trong quan điểm của hai nhóm không chỉ là ở mức độ ảnh hưởng chung mà còn ở bản chất của sự ảnh hưởng. Theo cách nhìn nhận của nhóm
học viên năm cuối, bản chất sự ảnh hưởng tương tự với mẫu chung (gồm cả hai nhóm học viên năm cuối và nhóm cựu học viên), tức là họ đều chịu ảnh hưởng nguồn lực văn hóa, nguồn lực xã hội, tính đáp ứng và sự nỗ lực giảm dần theo thứ tự vừa kể. Trong khi đó, nhóm cựu học viên lại cho rằng chỉ có nguồn lực văn hóa, nguồn lực xã hội và tính đáp ứng có tác động đến sự hài lòng của họ. Họ không đề cao sự ảnh hưởng của sự nỗ lực. Điều này có thể là do đối với những người đang học, họ hăm hở với vốn kiến thức mới nên họ có xu hướng sự nỗ lực nhiều hơn với kỳ vọng sẽ đạt được kết quả tốt qua khóa học. Vì thế, nếu chương trình học thử thách, đòi hỏi họ phải cố gắng, sự nỗ lực vượt qua trong quá trình học thì họ sẽ cảm thấy hài lòng hơn. Như vậy, giả thuyết (H7) được chấp nhận
Bảng 4-7: Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của nhóm học viên năm cuối
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
t Sig.
Phân tích thống kê đa cộng tuyến B Sai số
chuẩn Beta Tolerance VIF
1 (hằng số) 0,031 0,047 0,667 0,506
Sự nỗ lực -0,138 0,054 -0,149 -2,567 0,011 0,752 1,329 Nguồn lực văn hóa 0,509 0,062 0,483 8,241 0,000 0,742 1,348 Nguồn lực xã hội 0,265 0,057 0,263 4,678 0,000 0,803 1,245 Tính đáp ứng 0,212 0,063 0,195 3,390 0,001 0,770 1,299 Sự chia sẻ thông tin 0,056 0,062 0,054 0,896 0,372 0,696 1,437 Trạng thái cảm xúc -0,062 0,061 -0,055 -1,002 0,318 0,855 1,169 Biến độ lập: Sự hài lòng của học viên
Bảng 4-8: Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của nhóm cựu học viên
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
t Sig.
Phân tích thống kê đa cộng
tuyến B Sai số
chuẩn Beta Tolerance VIF
1 (hằng số) -0.072 0.061 -1.183 0.239
Sự nỗ lực 0.013 0.072 0.012 0.180 0.857 0.776 1.288 Nguồn lực văn hóa 0.413 0.087 0.357 4.732 0.000 0.586 1.707 Nguồn lực xã hội 0.238 0.074 0.225 3.224 0.002 0.685 1.459 Tính đáp ứng 0.231 0.079 0.210 2.927 0.004 0.651 1.537 Sự chia sẻ thông tin 0.151 0.078 0.140 1.933 0.055 0.638 1.567 Trạng thái cảm xúc -0.154 0.086 -0.125 -1.786 0.076 0.679 1.473 Biến độ lập: Sự hài lòng của học viên
4.5.2. Phân tích so sánh kết quả dựa vào thu nhập hàng tháng (ở thời điểm đang học)
Căn cứ vào thông tin thu nhập hàng tháng (ở thời điểm đang học), các học viên được chia thành 2 nhóm là nhóm học viên thu nhập dưới 10 triệu/ tháng (gồm 176 người) và nhóm học viên thu nhập 10 triệu/ tháng trở lên (gồm 161 người) để kiểm định giả thuyết sau đây:
(H8) Sự tác động của các yếu tố liên quan tới nguồn lực phi tiền tệ và hành vi tương tác của học viên đến sự hài lòng của họ đối với dịch vụ được cung cấp thay đổi tùy thuộc thu nhập.
Giả thiết đặt ra khi kiểm định giả thuyết này là thu nhập hàng tháng được xét tại thời điểm học. Kết quả phân tích hồi quy tương ứng với nhóm học viên có thu nhập dưới 10 triệu và nhóm học viên có thu nhập trên 10 triệu được trình bày lần lượt ở Phụ lục 7 (trang XXVIII) và Phụ lục 8 (trang XXX).
Phân tích hồi quy được thực hiện đối với dữ liệu của từng nhóm cho kết quả hệ số tương quan hiệu chỉnh của nhóm học viên có thu nhập hàng tháng dưới 10 triệu
(0,549) cao hơn so với giá trị tương ứng của nhóm học viên có thu nhập hàng tháng từ 10 triệu trở lên lần lượt là (0,416), tức là cả hai nhóm đều cho rằng các nguồn lực/ hành vi trong mô hình có ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ đối với dịch vụ nhưng mức độ ảnh hưởng mà mỗi nhóm nhận biết lại khác nhau. Bên cạnh đó, bản chất sự ảnh hưởng dựa trên quan điểm của hai nhóm cũng khác biệt. Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của nhóm học viên có thu nhập hàng tháng dưới 10 triệu và nhóm học viên có thu nhập hàng tháng trên10 triệu lần lượt được thể hiện ở Bảng 4.9 và Bảng 4.10.Theo quan điểm của nhóm có thu nhập thấp hơn, chỉ có nguồn lực văn hóa, nguồn lực xã hội và tính đáp ứng là tác động đến sự hài lòng đối với dịch vụ. Trong khi đó, ngoài 3 yếu tố trên, sự hài lòng của nhóm còn lại chịu thêm tác động của trạng thái cảm xúc.
Dựa vào các kết quả so sánh trên, rõ ràng, có sự khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề của hai nhóm. Do đó, giả thuyết (H8) cũng được chấp nhận.
Bảng 4-9: Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của nhóm học viên thu nhập dưới 10 triệu/ tháng.
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa
t Sig.
Phân tích thống kê đa cộng
tuyến B Sai số
chuẩn Beta Tolerance VIF
1 (hằng số) -0,072 0,061 -1,183 0,239
Sự nỗ lực 0,013 0,072 0,012 0,180 0,857 0,776 1,288 Nguồn lực văn hóa 0,413 0,087 0,357 4,732 0,000 0,586 1,707 Nguồn lực xã hội 0,238 0,074 0,225 3,224 0,002 0,685 1,459 Tính đáp ứng 0,231 0,079 0,210 2,927 0,004 0,651 1,537 Sự chia sẻ thông tin 0,151 0,078 0,140 1,933 0,055 0,638 1,567 Trạng thái cảm xúc -0,154 0,086 -0,125 -1,786 0,076 0,679 1,473 Biến độ lập: Sự hài lòng của học viên
Bảng 4-10: Mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc của nhóm có thu nhập hàng tháng từ 10 triệu trở lên
Mô hình
Hệ số hồi quy
chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa
t Sig.
Phân tích thống kê đa cộng tuyến B Sai số
chuẩn Beta Tolerance VIF
1 (hằng số) 0,007 0,056 0,131 0,896
Sự nỗ lực -0,094 0,069 -0,099 -1,356 0,177 0,683 1,463 Nguồn lực văn hóa 0,437 0,084 0,404 5,188 0,000 0,601 1,665 Nguồn lực xã hội 0,245 0,071 0,228 3,456 0,001 0,836 1,197 Tính đáp ứng 0,179 0,077 0,167 2,332 0,021 0,713 1,403 Sự chia sẻ thông tin 0,054 0,067 0,056 0,803 0,423 0,749 1,336 Trạng thái cảm xúc -0,179 0,082 -0,153 -2,170 0,032 0,732 1,365 Biến độ lập: Sự hài lòng của học viên