Mục tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hấp thụ bụi của cây xanh trên các tuyến đường giao thông chính tại thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 23)

Nhằm đánh giá khả năng hấp thụ bụi của các loại cây xanh trên một số tuyến đường ở TPHCM. Từ đó, có thể đưa ra hướng sử dụng cây xanh hiệu quả phù hợp với các tuyến đường nhằm giảm thiểu lượng bụi do giao thông gây ra.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá mối liên hệ giữa cây xanh tại các tuyến đường giao thông của thành phố Hồ Chí Minh và lượng bụi do hoạt động giao thông, kim loại nặng tồn tại trong bụi giao thông. Qua đó đánh giá loại cây trồng phù hợp cho các khu vực có nồng độ ô nhiễm bụi cao.

Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm hiểu về nghiên cứu đề xuất quy hoạch cây xanh cho đô thị nhằm cải thiện chất lượng không khí xung quanh; tạo nền tảng cho các nghiên cứu khác trong nghiên cứu khả năng làm sạch môi trường không khí các chủng loại cây xanh được trồng tại đô thị đối với các chất ô nhiễm khác.

1.3 Đối tƣợng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: 11 loại cây xanh trồng tại 04 tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minh gồm: đường Trường Chinh, đường Điện Biên Phủ, đường Võ Văn Kiệt và đường Nguyễn Văn Linh.

 Giới hạn nghiên cứu: khả năng bắt giữ bụi của các loại cây xanh, thành phần kim loại nặng trong bụi giao thông.

 Thời gian nghiên cứu: các tháng mùa mưa tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.4 Nội dung nghiên cứu

- Tổng quan các nghiên cứu về mối tương quan giữa cây xanh và chất lượng không khí trong đô thị.

- Khảo sát mức nhận thức, thái độ của người dân về ô nhiễm bụi từ hoạt động giao thông và vấn đề cây xanh đô thị.

- Đánh giá định tính sơ bộ các loại cây trồng phổ biến tại 04 tuyến đường của Tp.HCM và khả năng loại bỏ bụi trong không khí:

+ Tìm hiểu lý thuyết cải thiện chất lượng không khí của cây xanh.

+ Thu thập thông tin về các loại cây xanh.

- Nghiên cứu về bụi giao thông, bụi lắng

- Nghiên cứu đặc tính diện tích tiếp xúc của lá với bụi - Đánh giá khả năng bắt giữ bụi tổng

+ Thí nghiệm xác định lượng bụi đối với các loại đặc trưng và phổ biến.

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường GVHD: TS. Lâm Văn Giang

6

+ Phân loại và định lượng khả năng hấp thụ theo nhóm các cây có mức độ hấp thụ cao, trung bình, thấp.

+ Mối tương quan giữa đặc tính lá cây, lượng mưa, lưu lượng xe và khả năng bắt giữ bụi.

+ Khả năng bắt giữ kim loại nặng của lá cây.

- Ứng dụng quy hoạch trồng cây giảm lượng bụi gây ô nhiễm trong không khí cho khu đô thị.

1.5 Tính khoa học và thực tiễn của nghiên cứu 1.5.1 Tính khoa học

Hiện nay, cây xanh đô thị là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình quy hoạch và sử dụng đất. Các quy chuẩn về quy hoạch này mặc dù đề cập đến các tiêu chuẩn về diện tích mảng xanh cần thiết nhưng cây xanh trong đô thị chỉ được sử dụng để khai thác tán cây, tạo bóng râm cho khu vực dân cư, các tuyến phố … Vẫn còn rất ít nghiên cứu liên quan đến khả năng hấp thu các chất ô nhiễm trong không khí tại Việt Nam, vì vậy, đề tài chú trọng đến xác định tính chất, lợi ích của cây xanh trong giảm thiểu ô nhiễm không khí.

Đề tài tiến hành các khảo sát và thí nghiệm nhằm xác định khả năng của các chủng loại cây xanh trong hấp thu bụi tổng (PM) và phân loại các nhóm cây có hiệu quả trong việc loại vỏ các chất ô nhiễm tồn tại trong môi trường không khí, đặc biệt là bụi. Bên cạnh đó, nghiên cứu góp phần tìm hiểu về khả năng tính trữ kim loại nặng trong không khí tại các tuyến giao thông đô thị.

Nghiên cứu tạo ra dữ liệu phân loại các loại cây phù hợp cho đô thị, đặc biệt là các cụm dân cư nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tạo nền tảng cho các nghiên cứu đi sâu hơn về các khả năng khác của cây xanh trong đô thị như: giữ đất, nước ngầm, hấp thụ, chuyến hóa, xử lý các chất ô nhiễm hay chỉ thị sinh thái trong tự nhiên … 1.5.2 Tính thực tiễn

Kết quả đề tài sẽ cung cấp thông tin về các chủng loại cây xanh và khả năng hấp thụ bụi của chúng trong không khí, qua đó đưa ra danh sách các loại cây có hiệu quả trong giảm thiểu ô nhiễm do bụi và đề xuất giải pháp để cải thiện chất lượng không khí trên các tuyến đường của thành phố Hồ Chí Minnh.

Kết quả của đề tài cũng góp phần đề xuất ứng dụng của cây xanh trong quy hoạch các không gian trong đô thị như: khu dân cư, các tuyến phố, các khu vực sản xuất gây ô nhiễm không khí.

Hiện nay, các dữ liệu về hiệu quả của cây xanh đối với chất lượng không khí vẫn còn hạn chế. Do đó, đề tài nghiên cứu hấp thụ bụi của cây xanh tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm hiểu các loại cây phù hợp để quy hoạch cho các tuyến đường, khu dân cư, khu công nghiệp, các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí đặc thù.

7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hấp thụ bụi của cây xanh trên các tuyến đường giao thông chính tại thành phố hồ chí minh (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)