Tổng quan về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hấp thụ bụi của cây xanh trên các tuyến đường giao thông chính tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Các tuyến đường chính được lựa chọn để nghiên cứu gồm: đường Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt và Điện Biên Phủ (Xa lộ Hà Nội). Đây là các tuyến đường chính của thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, các tuyến đường này đều có nhiều làn xe cùng mật độ giao thông cao. Số lượng tuyến cây xanh của các tuyến đường nhiều hơn các tuyến đường lân cận khác (do có nhiều làn đường). Số lượng loại cây xanh trên 04 tuyến đường này đa dạng, gồm 16 loại cây xanh. Trong đó, chỉ có 12 loại cây xanh được lựa chọn để lấy mẫu và nghiên cứu do được sử dụng nhiều trên các tuyến đường này.

2.6.1 Đường Trường Chinh

- Đặc điểm địa lý: Bắt đầu từ vòng xoay Đường Cách Mạng Tháng Tám, Tọa độ:

10o47’31”N –106o37’5”E thuộc phường 4 quận Tân Bình TPHCM đến ngã tư Trường Chinh - quốc lộ 1A, Tọa độ 10o50’34”N -106o39’30”E phường Tân Hưng Thuận quận 12.

- Địa điểm lấy mẫu:

23

+ Trên đường Trường Chinh cách ngã 3 Trường Chinh - Trương Công Định 100m về hướng Đông

Tọa độ địa lý: 10o47’26”N-106o38’18”

- Đặc điểm giao thông: Đây là tuyến đường nội thành quan trọng có nhiều phương tiện tham gia giao thông. Và thường xảy ra tắt đường vào giờ cao điểm ở một số nút giao thông trọng điểm.

- Đặc điểm cây xanh: Bao gồm một số loại cây: me chua, vên vên, giáng hương…

nhưng phổ biến nhất vẫn là me chua có chiều cao từ 2-5m.

Hình 2. 3: Địa điểm lấy mẫu bụi và mẫu lá đường Trường Chinh [27]

2.6.2 Đường Võ Văn Kiệt

- Đặc điểm địa lý-xã hội: Bắt đầu từ giao điểm Võ Văn Kiệt-Hầm Thủ Thiêm tọa độ 10o46’2”N-106o42’1” thuộc Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. Kết thúc tại ngã 3 Võ Văn Kiệt- Quốc lộ 1A tọa độ địa lý 10o43’10”N-106o36’23”E phường An Lạc, huyện Bình Tân.

- Địa điểm lấy mẫu:

+ Trên đường Võ Văn Kiệt, cách cầu Nguyễn Tri Phương 200m về hướng Tây + Tọa độ địa lý: 10o45’15”N-106o40’48”E

+ Dọc theo tuyến đường về phía Tây Bắc là dân cư sinh sống đông đúc, bên kia tuyến đường là hệ thống kênh Tàu Hủ- Rạch Bến Nghé.

- Đặc điểm giao thông:

+ Có 6 làn đường: 2 làn dành cho người đi bộ; 2 làn đường dành cho người đi xe máy và 2 làn đường cho xe ô tô và xe có trọng tải lớn.

+ Đây là tuyến đường nội thành quan trọng có nhiều phương tiện tham gia giao thông.

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường GVHD: TS. Lâm Văn Giang

24

- Đặc điểm cây xanh: Có tổng cộng loại cây xanh phổ biến nhất thuộc cây xanh đô thị quản lý là: cây bằng lăng, cây dầu con rái, cây long não, cây me tây, cây phượng vĩ…

Hình 2. 4: Địa điểm lấy mẫu bụi và mẫu lá đường Võ Văn Kiệt [27]

2.6.3 Đường Nguyễn Văn Linh

- Đặc điểm địa lý-xã hội: Bắt đầu từ ngã tư Trung Lương- Quốc lộ 1A- Nguyễn Văn Linh, tọa độ địa lý 10o41’25”N-106o35’32” thuộc An Phú Tây, huyện Bình Chánh 10o44’47”N-106o42’34”E phường Tân Thuận, quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.

- Địa điểm lấy mẫu :

+ Trên đường Nguyễn Văn Linh, cách cầu Ông Lớn 100m về hướng Tây.

+ Tọa độ địa lý 10o43’13”N-106o41’12”E

+ Khu vực ngoại thành hai bên dân cư tập trung đông ở một số khu vực, phần còn lại còn thưa thớt.

Hình 2. 5: Địa điểm lấy mẫu bụi và mẫu lá đường Nguyễn Văn Linh [27]

- Đặc điểm giao thông

25

+ Có 6 làn đường: 2 làn dành cho người đi bộ; 2 làn đường dành cho người đi xe máy và 2 làn đường cho xe ô tô và xe có trọng tải lớn.

+ Đây là tuyến đường ngoại thành có nhiều phương tiện tham gia giao thông.

- Đặc điểm cây xanh: Tuyến đường và các khu vực lân cận trồng rất nhiều cây xanh, phổ biến nhất là: phượng vĩ, điệp vàng và bàng đài loan.

2.6.4 Đường Điện Biên Phủ

- Đặc điểm địa lý-xã hội: Đường Điện Biên Phủ bắt đầu từ giao điểm Điện Biên Phủ- Quốc lộ 52, tọa độ 10o48’2”-106o42’49” thuộc phường 22 quận Bình Thạnh kết thúc tại Ngã 7, tọa độ 10o46’14”N-106o40’22”E quận 3 thành phố Hồ Chí Minh. [2]

- Địa điểm lấy mẫu:

+ Cách ngã tư Điện Biên Phủ- Đường D1 100m về hướng Tây Bắc.

+ Tọa độ địa lý: 10o48’3”N-106o42’60”E [2]

+ Dọc theo hai bên tuyến đường có dân cư sinh sông đông đúc

- Đặc điểm giao thông:Đây là tuyến đường nội thành quan trọng có nhiều phương tiện tham gia giao thông.

- Đặc điểm cây xanh: Tuyến đường có nhiều loại cây xanh như: giáng hương, viết, sao đen… phần lớn các loại cây mới được trồng trong thời gian gần đây, nên có chiều cao từ 1,5-3m.

Hình 2. 6: Địa điểm lấy mẫu bụi và mẫu lá đường Nguyễn Văn Linh [27]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả hấp thụ bụi của cây xanh trên các tuyến đường giao thông chính tại thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)