Vật liệu sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật của kết cấu nền móng đường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vật liệu phế thải rắn của các công trình xây dựng làm cốt liệu trong kết cấu áo đường (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TÁI CHẾ

2.2. Vật liệu sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật của kết cấu nền móng đường

Theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô, [10] các loại vật liệu sử dụng cho các lớp kết cấu móng đường và các yêu cầu cơ bản được nêu trong Bảng 2.1.

Theo quy trình thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô, [11]. Lớp móng trên và lớp móng dưới của kết cấu áo đường ôtô thường sử dụng vật liêu cấp phối đá dăm (CPĐD).

CPĐD dùng làm lớp móng trong kết cấu áo đường ô tô có 2 loại sau:

- CPĐD loại I: Toàn bộ cốt liệu của loại này (kể cả cỡ hạt nhỏ và hạt mịn) đều là cấp phối cốt liệu khoáng nghiền mà tất cả các cỡ hạt được nghiền từ đá nguyên khai, mức độ bị bám đất bẩn không đáng kể lẫn đá phong hoá và không hữu cơ. CPĐD loại I được sử dụng làm lớp móng trên và móng dưới, trên cơ sở xem xét yếu tố kinh tế, kỹ thuật của kết cấu áo đường mềm có tầng mặt loại A1, A2 theo “Quy trình thiết kế áo đường mềm”, [12].

- CPĐD loại II: là cấp phối cốt liệu khoáng được nghiền từ đá nguyên khai hoặc sỏi cuội, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2.36 mm có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không vượt quá 50% khối lượng CPĐD. Khi CPĐD được nghiền từ sỏi cuội thì các hạt trên sàng 9.5 mm ít nhất 75% số hạt có từ hai mặt vỡ trở lên. CPĐD loại II được sử dụng làm lớp móng dưới của kết cấu áo đường có tầng mặt loại A1 và làm lớp móng trên cho tầng mặt loại A2 hoặc B1 theo [12, 13]

Bảng 2.1. Chọn vật liệu sử dụng cho lớp móng đường. [12]

Lớp vật liệu làm móng

Vị trí móng Loại tầng mặt Điều kiện sử dụng

Cấp phối đá Móng trên Cấp cao A1, Nếu dùng làm lớp móng

dăm loại I (22 TCN 334-06)

Móng dưới A2

Cấp cao A1

trên thì cỡ hạt lớn nhất Dmax ≤ 25mm và bề dày tối thiểu là 15cm (khi số

trục xe tiêu chuẩn tích luỹ trong 15 năm nhỏ hơn

0,1.106 thì tối thiểu dày 10cm)

Cấp phối đá dăm nghiền loại II (22 TCN

334 -06)

Móng trên Móng dưới

Cấp cao A1 Cấp cao A2 và

Cấp thấp B1

Nếu dùng làm lớp móng trên thì Dmax=25mm;

Nếu dùng làm lớp bù vênh thì Dmax=19mm Cấp phối thiên

nhiên (22TCN 304 - 03)

Móng dưới Móng trên Móng trên

(mặt) Và móng dưới

Cấp cao A1, A2 Cấp cao A2 Cấp thấp B1,

B2

Như quy định ở 22 TCN 304 - 03

Đá dăm nước (22 TCN 06 -

77)

Móng dưới Móng trên

(mặt)

Cấp cao A2 Cấp thấp B1,

B2

Phải có hệ thống rãnh xương cá thoát nước trong quá trình thi công và cả sau

khi đưa vào khai thác nếu có khả năng thấm nước vào

lớp đá dăm; Nên có lớp ngăn cách (vải địa kỹ thuật) giữa lớp móng đá dăm nước với nền đất khi

làm móng có tầng mặt cấpcao A2; Không được dùng loại kích cỡ mở rộng

trong mọi trường hợp.

Bê tông nhựa rỗng theo 22 TCN 249; hỗn

hợp nhựa trộn nguội, lớp thấm

nhập nhựa (22 TCN 270)

Móng trên Móng trên

(mặt)

Cấp cao A1 Cấp cao A2

Với các loại hỗn hợp cuội sỏi, cát, trộn nhựa nguội hiện chưa có tiêu chuẩn

Ngành.

Cấp phối đá (sỏi cuội) gia

cố xi măng theo 22TCN 245; cát gia cố ximăng theo 22

TCN 246

Móng trên Móng trên

(mặt)

Cấp cao A1 Cấp cao A2

Cỡ hạt lớn nhất được sử dụng là 25mm Cường độ yêu cầu của cát

gia cố phải

tương ứng với yêu cầu đối với móng

trên

Đất, cát, phế liệu công nghiệp (xỉ lò cao, xỉ than,tro

bay…) gia cố chất liên kết vô cơ, hữu cơ hoặc gia cố

tổng hợp

Móng trên (mặt) Móng dưới

Cấp cao A2 Cấp cao A1 và

A2

Trường hợp gia cố chất kết dính vô cơ

có thể tuân thủ 22 TCN 81- 84;

Các trường hợp gia cố khác hiện chưa

có tiêu chuẩn ngành

Đất cải thiện, gạch vỡ, phế

thải công nghiệp (xỉ lò

trộn đất).

Móng dưới Cấp thấp B1, B2

Tỷ lệ vật liệu hạt có kích cỡ lớn hơn 4.75mm cần chiếm trên 50% khối

lượng

2.2.1. Các ch tiêu k thut yêu cu đối vi CPĐD loi I và loi II:

Thành phần hạt của vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 2.2. Việc lựa chọn loại CPĐD (theo cỡ hạt danh định lớn nhất D) phải căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được chỉ rõ trong hồ sơ thiết kế kết cấu áo đường và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình:

- Cấp phối loại Dmax= 37.5 mm thích hợp dùng cho lớp móng dưới;

- Cấp phối loại Dmax = 25 mm thích hợp dùng cho lớp móng trên;

- Cấp phối loại Dmax = 19 mm thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.

Bảng 2.2. Thành phần hạt của cấp phối đá dăm, [13]

Kích cỡ mắt sàng vuông, (mm)

Tỷ lệ lọt sàng % theo khối lượng

Dmax=37,5 mm Dmax= 25 mm Dmax= 19 mm

50 100 - -

37.5 95-100 - -

25 - 79-90 100

19 58-78 67-83 90-100

9.5 39-59 49-64 58-73

4.75 24-39 34-54 30-45

2.36 15-30 25-40 39-59

0.425 7-19 12-24 13-27

0.075 2-12 2-12 2-12

Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD được quy định tại Bảng 2.3.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu của vật liệu CPĐD, [13]

STT Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp phối đá dăm Phương pháp thí nghiệm Loại I Loại II

1 Độ hao mòn Los Angeles của cốt liệu (LA), %

≤35 ≤40 22TCN 318:04

2 Chỉ số sức chịu tải CBR tại độ chặt K98, ngâm nước 96 giờ, %

≥100 Không quy định

22TCN 332:06

3 Giới hạn chảy (Wt), % ≤25 ≤35 AASHTO T89:02

4 Chỉ số dẻo (Ip), % ≤6 ≤6 AASHTO T90:02

5 Chỉ số PP= Chỉ số dẻo Ip x lượng lọt sàng 0.075mm

≤45 ≤60

6 Hàm lượng hạt thoi dẹt, % ≤15 ≤15 TCVN 7572: 06 7 Độ chặt đầm nén (Kyc), % ≥98 ≥98 22TCN 333:06

Theo quy trình thi công và nghiệm thu lớp cát gia cố xi măng trong kết cấu áo đường ô tô, [14]. Cát gia cố xi măng ở đây được hiểu là một hỗn hợp cát tự nhiên hoặc cát nghiền đem trộn với xi măng theo một tỷ lệ nhất định rồi lu lèn chặt ở độ ẩm tốt nhất trước khi xi măng đông kết, trong đó cát là loại các hạt khoáng rời có kích thước chủ yếu từ 2-0.05mm (nhưng cho phép lẫn sỏi sạn có kích cỡ lớn nhất đến 50mm). Các hạt cát có thể có nguồn gốc từ cát tàn tích, sát sườn tích, cát bồi tích (cát sông), cát biển, cát gió (hình thành do tác dụng của gió) và cả cát nghiền nhân tạo (sản phẩm của công nghệ gia công đá, sỏi cuội).

Thành phần hạt của cát gia cố bao gồm các loại:

- Cát lẫn sỏi sạn: các hạt >2mm trên 25% khối lượng cát.

- Cát to: Cỡ hạt >0.5mm chiếm trên 50%

- Cát vừa: Cỡ hạt >0.25mm chiếm trên 50%

- Cát to: Cỡ hạt >0.1mm chiếm trên 75%

- Cát bụi: Cỡ hạt >0.1mm chiếm dưới 75% nhưng không chứa các hạt sét

≤0,005mm

Cường độ của cấp phối đá gia cố xi măng được nêu trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4. Yêu cầu cường độ cát gia cố xi măng, [14]

Vị trí các lớp kết cấu cát gia cố xi măng

Cường độ giới hạn yêu cầu (daN/cm2) Chịu nén chẻ ở 28 ngày Chịu ép chẻ ở 28 ngày Lớp móng trên của kết cấu

áo đường cấp cao và lớp mặt có láng nhựa

30 3.5

Lớp móng dưới của kết cấu áo đường cấp cao

20 2.5

Trong các trường hợp khác 10 1.2

Hàm lượng mùn hữu cơ trong cát phải <2%, tổng lượng muối trong cát không được vượt quá 4% khối lượng cát. Hàm lượng thạch cao không được vượt quá 10% khối lượng cát. Xi măng dùng gia cố phải là các loại xi măng pooc lăng thông thường có đặc trưng kỹ thuật phù hợp TCVN hiện hành. Không nên dùng xi măng có cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày lớn hơn 400daN/cm2 hoặc nhỏ hơn 300daN/cm2. Lượng dùng xi măng tối thiều để gia cố là 3% tính theo khối lượng hỗn hợp cốt liệu khô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vật liệu phế thải rắn của các công trình xây dựng làm cốt liệu trong kết cấu áo đường (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)