Tình hình nghiên cứu và sử dụng phế thải xây dựng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vật liệu phế thải rắn của các công trình xây dựng làm cốt liệu trong kết cấu áo đường (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHẾ THẢI XÂY DỰNG TÁI CHẾ

2.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phế thải xây dựng ở Việt Nam

2.4.1. Thc trng rác thi và phế thi xây dng ti các thành ph ln Vit Nam:

Hiện nay, với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, khiến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với thực trạng thiếu trầm trọng nới tập kết, trung chuyển đất thải, phế thải xây dựng. Thực tế đó dẫn đến gia tăng ngày càng nhiều các vụ vi phạm về đổ trộm phế thải bừa bãi, gây ô nhiểm môi trường, mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn giao thông.

Lượng rác thải xây dựng sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới do nhu cầu xây dựng mới của người dân, và cải tạo các khu chung cư cũ nát tại hai đô thị lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội sẽ phá dở khoảng 25 khu chung cư 4-5 tầng với gần 1 triệu mét vuông sàn, trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh sẻ phá dở ít nhất 70 khu chung cư xuống cấp nghiêm trọng trong tổng số 155 khu chung cư cần cải tạo để xây dựng mới. Nếu không tìm cách tái chế, tái sử dụng nguồn phế thải xây dựng này thì nguồn phế thải xây dựng này sẽ trở thành gánh nặng đối với các đô thị. Điều này không hề đơn giản vì đến nay Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa hề có một trung tâm tái chế chất thải xây dựng (PTXD).

2.4.2. Tình hình nghiên cu và s dng phế thi xây dng Vit Nam:

Năm 2003 nhóm tác giả Phạm Huy Khang, Nguyễn Quang Toản (Đại học Giao Thông Vận Tải) đã nghiên cứu khả năng tái sử dụng rác thải và phế thải xây dựng để làm lớp lót, nền và mặt đường giao thông.

Năm 2007, Bộ Xây Dựng đã giao cho Viện vật liệu xây dựng đã thực hiện đề tài nghiên cứu sử dụng phế thải phá dỡ công trình làm bê tông và vữa xây dựng, [1].

Đề tài này đã đưa ra được các hướng dẫn sử dụng cốt liệu tái chế từ kết cấu bê tông, bê tông cốt thép và PTXD có nguồn gốc từ kết cấu xây, lát làm cốt liệu cho bê tông và vữa xây dựng. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện 4 chương trình thí nghiệm để đánh giá cốt liệu tái chế lấy từ các nguồn phá dỡ công trình khác nhau tại thành phố Hà Nội, đánh giá ảnh hưởng của cốt liệu tái chế sử dụng trong 28 mẫu cấp phối bê

tông, 9 mẫu gạch bê tông lát nền và 6 loại cấp phối vữa xây dựng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, có thể tạo ra 3 loại cốt liệu tái chế cơ bản từ bê tông, từ hỗn hợp chất thải xây dựng và hỗn hợp cốt liệu tự nhiên với cốt liệu tái chế. Có thể sử dụng cốt liệu tái chế lớn từ hỗn hợp chất thải xây dựng và từ bê tông để sản xuất bê tông đến mác 250 và 300 tương ứng; hỗn hợp cốt liệu tự nhiên và tái chế có thể sử dụng cho mác bê tông cao hơn. Cốt liệu tái chế thích hợp cho sản xuất gạch blốc bê tông và vữa xây dựng. Khi sử dụng 100% cốt liệu tái chế, cường độ gạch block giảm khoảng từ 12-25%, cường độ vữa giảm từ 5-10%. Nếu so với việc sử dụng cốt liệu tự nhiên, khi sử dụng cốt liệu tái chế tạo ra cùng một mác bê tông, cần tăng thêm lượng xi măng tương ứng.

Hiện nay, Bộ xây dựng đang tiếp tục cho phép thực hiện dự án xây dựng cơ sở tái chế phế thải phá dỡ công trình làm cốt liệu cho xây dựng chủ yếu là cốt liệu cho đường, cốt liệu cho bê tông, gạch block bê tông. Với dự án này, các doanh nghiệp có nhu cầu tái chế phế thải phá dỡ công trình thành sản phẩm cốt liệu xây dựng được hỗ trợ về công nghệ tái chế, một phần vốn đầu tư và đặc biêt là được hưởng các ưu đãi của Nhà nước đối với dự án xử lý chất thải rắn bảo vệ môi trường.

Với hy vọng đưa công nghệ sử dụng cốt vật liệu tái chế chất thải xây dựng từ thí nghiệm ra thực tế, các chuyên gia đã đưa ra các thông số phân loại, yêu cầu kỹ thật, đề xuất phương pháp đánh giá và hướng dẫn sử dụng cốt liệu tái chế cho sản xuất bê tông và vữa xây dựng.

Năm 2010, Bộ xây dựng đã giao Viện vật liệu xây dựng thực hiện dự án sản xuất thử thử nghiệm “Hoàn thiện công nghệ tái chế phế thải phá dỡ công trình làm cốt liệu xây dựng”, [2]. Các chuyên gia cho rằng, từ các mô hình thí nghiệm này có thể xây dựng thành các trung tâm tái chế chất thải xây dựng cố định, bán cố định hoặc dây truyền di động đặt tại công trường. Bởi chỉ cần sử dụng phương pháp nghiền sàng thông thường hoàn toàn có thể thu được từ 60-80% cốt liệu từ chất thải xây dựng. Điều này không chỉ tạo thuận lợi cho việc sản xuất bê tông và vữa xây dựng, mà còn giảm thiểu phần lớn nguồn thải khó xử lý này tại các đô thị.

Năm 2011,Trường đại học xây dựng đã thực hiện đề tài nghiên cứu khả năng sử dụng phế thải phá dỡ công trình để sản xuất vật liệu xây dựng, [18]. Đề tài đã khẳng định được khả năng tái chế PTXD làm cốt liệu đáp ứng các yêu cầu cơ bản làm cốt liệu cho bê tông và vữa. Bên cạnh đó đề tài cũng đã nghiên cứu khảo sát cường độ nén và cường độ uốn của một số loại vữa sử dụng cốt liệu nhỏ tái chế từ kết cấu tường gạch và kết cấu bê tông.

Xuất phát từ thực trạng nguồn PTXD phát sinh ngày càng nhiều từ việc phá dỡ các công trình xây dựng, chung cư cũ xuống cấp. Ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào chi tiết về việc tái sử dụng PTXD làm vật liệu thay thế vật liệu tự nhiên trong lớp nền móng công trình đường giao thông. Đề tài đã tiến hành nghiên cứu sử dụng PTXD cho lớp móng đường giao thông.Việc ứng dụng kết quả của đề tài vừa giai quyết vấn đề tồn chứa PTXD ngoài môi trường, vừa góp phần giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, cũng như hạ giá thành vật liệu san lấp và gia cố nền móng đường giao thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng vật liệu phế thải rắn của các công trình xây dựng làm cốt liệu trong kết cấu áo đường (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)