CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
4.2 Ảnh hưởng của độ ẩm đầm chặt đến khối lượng thể tích khô
4.2.2. Ảnh hưởng của độ ẩm đầm chặt đến khối lượng thể tích khô của hổn hợp phế thải tái chế từ PTG và CG
Tiến hành thí nghiệm xác định khối lượng thể tích và độ ẩm theo [18].
Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu B1 được trình bày trong bảng 4.9. Mẫu thí nghiệm B1 là mẫu thí nghiệm có tỷ lệ phối trộn giữa PTG và CG là 100:0
Bảng 4.9 Khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B1 Kí hiệu
mẫu
Độ ẩm (W) (%)
Khối lượng thể tích khô theo từng thành phần hạt Dmax, Kg/m3
25mm 20mm 12.5mm 10mm
B1
4 1646 1685 1690 1663
6 1715 1734 1754 1712
8 1815 1903 1911 1855
10 1917 1961 1971 1951
12 1961 2000 2020 1985
14 1931 1973 1992 1952
Từ các kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B1, ta vẽ được biểu đồ quan hệ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B1 từ đó xác định được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu của mẫu thí nghiệm B1.
Hình 4.7 Biểu đồ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B1 Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu B2 được trình bày trong bảng 4.10. Mẫu thí nghiệm B2 là mẫu thí nghiệm có tỷ lệ phối trộn giữa PTG và CG là 80:20
Bảng 4.10 Khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B2 Kí hiệu
mẫu
Độ ẩm (W) (%)
Khối lượng thể tích khô theo từng thành phần hạt Dmax, Kg/m3
25mm 20mm 12.5mm 10mm
B2
4 1781 1814 1836 1799
6 1855 1872 1897 1857
8 1967 2065 2071 2018
10 2061 2097 2137 2116
12 2094 2106 2121 2101
14 2055 2073 2094 2060
Từ các kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B2, ta vẽ được biểu đồ quan hệ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B2 từ đó xác định được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu của mẫu thí nghiệm B2.
Hình 4.8 Biểu đồ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B2
Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu B3 được trình bày trong bảng 4.11. Mẫu thí nghiệm B3 là mẫu thí nghiệm có tỷ lệ phối trộn giữa PTG và CG là 60:40
Bảng 4.11 Khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B3 Kí hiệu
mẫu
Độ ẩm (W) (%)
Khối lượng thể tích khô theo từng thành phần hạt Dmax, Kg/m3
25mm 20mm 12.5mm 10mm
B3
4 1616 1653 1663 1615
6 1675 1701 1724 1678
8 1777 1869 1883 1824
10 1917 1989 2012 1961
12 1901 1966 1985 1930
Từ các kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B3, ta vẽ được biểu đồ quan hệ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B3 từ đó xác định được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu của mẫu thí nghiệm B3.
Hình 4.9 Biểu đồ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B3 Kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu B4 được trình bày trong bảng 4.12. Mẫu thí nghiệm B4 là mẫu thí nghiệm có tỷ lệ phối trộn giữa PTG và CG là 40:60
Bảng 4.12 Khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B4 Kí hiệu
mẫu
Độ ẩm (W) (%)
Khối lượng thể tích khô theo từng thành phần hạt Dmax, Kg/m3
25mm 20mm 12.5mm 10mm
B4
4 1579 1621 1606 1589
6 1640 1677 1650 1626
8 1730 1750 1799 1770
10 1720 1751 1805 1781
12 1705 1723 1749 1736
Từ các kết quả thí nghiệm xác định khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B4, ta vẽ được biểu đồ quan hệ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B4 từ đó xác định được khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu của mẫu thí nghiệm B4.
Hình 4.10 Biểu đồ giữa khối lượng thể tích khô và độ ẩm của mẫu thí nghiệm B4
Từ các biểu đồ quan hệ giữa khối lượng thể tích khô và đổ ẩm của các mẫu thí nghiệm từ PTG và CG, ta xác định được độ ẩm tối ưu (Wtư ) và khối lượng thể tích khô lớn nhất (γk0max) của hỗn hợp PTTC từ PTG và CG và được thể hiện trong bảng 4.13.
Bảng 4.13 Khối lượng thể tích khô lớn nhất và độ ẩm tối ưu của hổn hợp PTTC từ PTG và CG
Kí hiệu mẫu
Độ ẩm tối ưu - Wtư (%) KLTT khô lớn nhât - γk0max (Kg/m3) 25mm 20mm 12.5mm 10mm 25mm 20mm 12.5mm 10mm
B1 12.3 12.2 12.3 12.2 1965 2010 2026 1999
B2 12.1 11.7 11.6 11.7 2099 2125 2149 2130
B3 11 10.8 10.8 10.8 1925 2009 2027 1973
B4 9.9 9.6 10 10.1 1732 1768 1805 1781
Từ các kết quả thí nghiệm trên ta thấy:
- Khi độ ẩm tăng dần từ 4% đến 12% thì trọng lượng thế tích khô (γk) của hỗn hợp PTTC từ PTG và CG của mẫu thí nghiệm B1 và B2 tăng dần.
- Khi độ ẩm tăng dần từ 4% đến 10% thì trọng lượng thế tích khô (γk) của hỗn hợp PTTC từ PTG và CG của mẫu thí nghiệm B2 và B3 tăng dần.
- Khi độ ẩm tiếp tục tăng từ 12% đến 14% thì trọng lượng thể tích khô (γk) của hỗn hợp PTTC từ PTG và CG của mẫu thí nghiệm B1 và B2 giảm dần.
- Khi độ ẩm tiếp tục tăng từ 10% đến 12% thì trọng lượng thể tích khô (γk) của hỗn hợp PTTC từ PTG và CG của mẫu thí nghiệm B3 và B4 giảm dần.
- Khối lượng thể tích khô (γk) của mẫu thí nghiệm B2 tương ứng với Dmax=12.5 và độ ẩm tối ưu là 11.6% là lớn nhất và bằng γk=2149 (Kg/m3).
Vậy, phế thải gạch có đặc trưng bề mặt góc cạnh, độ ma sát giữa các hạt cốt liệu lớn cao nên khi sử dụng 100% PTG, nó yêu cầu một hàm lượng nước cao hơn so với phế thải bê tông để đạt được độ lèn chặt tối đa. Cụ thể, nó yêu cầu độ ẩm 12% trong khi phế thải bê tông chỉ yêu cầu độ ẩm 10%. Tuy nhiên, sau khi kết hợp cát gạch vào hỗn hợp với tỷ lệ tương ứng 80-20, 60-40 và 40-60, độ ma sát giữa những hạt cốt liệu lớn đã được cải thiện và chúng yêu cầu một lượng nước tương tự như phế thải bê tông để đạt khối lượng thể tích cao nhất.