Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới.
B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết quang kém hơn.
C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh.
D. Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
Câu 2: Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng truyền theo chiều từ môi trường chiết quang A. hơn sang môi trường chiết quang kém và góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
B. hơn sang môi trường chiết quang kém.
C. kém sang môi trường chiết quang hơn và góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
D. kém sang môi trường chiết quang hơn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.
D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.
Câu 4: Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền theo chiều từ A. không khí vào nước đá. B. nước vào không khí.
C. không khí vào thủy tinh. D. không khí vào nước
Câu 5: Khi chiếu ánh sáng từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn thì góc giới hạn igh mà ở đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần xác định bởi công thức:
A. sinigh = 𝑛1
𝑛2 B. sinigh = 𝑛2−𝑛1
𝑛1 C. sinigh = 𝑛2−𝑛1
𝑛1 D. sinigh = 𝑛2
𝑛1
Câu 6: Cho một tia sáng truyền từ môi trường 1 sang môi trường 2 với tốc độ lần lượt là v1, v2 (v1 < v2). Góc giới hạn phản xạ toàn phần igh xác định từ hệ thức
A. sinigh = 𝑣1
𝑣2 B. sin igh = 𝑣2
𝑣1 C. tanigh = 𝑣1
𝑣2 D. tanigh = 𝑣2
𝑣1
Câu 7: Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường (2) có chiết suất tuyệt đối n2 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1)?
A. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
B. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
C. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
D. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
Câu 8: Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn, igh là góc giới hạn. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới i thỏa mãn:
A. 0 ≤ i ≤ igh B. i = igh C. 900 > i > igh D. i = 2igh
Câu 9: Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường chiết suất n1 = √3 tới môi trường có chiết suất n2. Tăng dần góc tới i, khi i = 600 thì tia khúc xạ “là là” trên mặt phân cách giữa hai môi trường. Giá trị n2 là
A. 1,5. B.1,33. C.0,75. D.0,67.
Câu 10: Cho ba tia sáng truyền từ không khí đến ba môi trường trong suốt 1, 2, 3 dưới cùng một góc tới i.
Biết góc khúc xạ lần lượt là r1, r2, r3 với r1 > r2 > r3. Hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường
A. 2 vào 1. B. 1 vào 3. C. 3 vào 2. D. 3 vào 1.
Câu 11: Cho tia sáng đi từ nước (có chiết suất n = 4
3) tới không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là
A. igh = 41048’. B. igh = 48035’. C. igh = 62044’. D. igh = 38026’.
Câu 12: Tia sáng đi từ thủy tinh (chiết suất n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (chiết suất n2 = 4
3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là?
A. i ≥ 62044' B. i ≤ 62044' C. i ≤ 41048' D.i ≥ 48035'
Câu 13: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí vào một chất lỏng trong suốt dưới góc tới 450 thì góc khúc xạ là 300. Bây giờ, chiếu tia sáng đó từ chất lỏng ra không khí dưới góc tới i. Với giá trị nào của i để có tia khúc xạ ra ngoài không khí?
A. i > 450. B. i < 450. C. 300 < i < 900. D. i < 600. Câu 14: Cho một tia sáng đi từ nước (n = 4
3) tới không khí. Sự phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới i thỏa mãn?
A. i < 490. B. i > 420. C. i > 490. D. i > 430.
Câu 15: Một tấm gỗ tròn bán kính R = 6,8 cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây đinh nhỏ thẳng đứng chìm trong nước (nước có chiết suất n = 4
3). Muốn đặt mắt ở đâu trên mặt nước cũng không thấy được cây kim thì chiều dài tối đa của phần cây đinh chìm trong nước là?
A. 5,1 cm. B. 6 cm. C. 8,6 cm. D. 9,07 cm.
Câu 16: Một chậu miệng rộng có đáy nằm ngang chứa chất lỏng trong suốt đến độ cao h = 5,2 cm. Ở đáy chậu có một nguồn sáng nhỏ S. Một tấm nhựa mỏng hình tròn tâm O bán kính R = 4
cm ở trên mặt chất lỏng mà tâm O ở trên đường thẳng n đứng qua S. Phải đặt mắt sát mặt chất lỏng mới thấy được ảnh của S. Chiết suất n S của chất lỏng là?
A. 1,15. B. 1,30. C. 1,64. D. 1,80
Câu 17: Một tấm gỗ tròn bán kính R = 5 cm nổi trên mặt nước. Ở tâm đĩa có gắn một cây kim thẳng đứng chìm trong nước (nước có chiết suất n = 4
3). Dù đặt mắt ở đâu trên mặt thoáng cũng không thấy được cây kim.
Chiều dài tối đa của cây kim là?
A. 4 cm. B. 4,4 cm. C. 4,5 cm. D. 5 cm.
Câu 18: Một đèn sáng nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước sâu 20 cm. Thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng tròn (có tâm nằm trên đường thẳng đứng qua ngọn đèn) bán kính R. Chiết suất của nước là 4
3. Thấy rằng không có tia sáng nào của ngọn đèn đi ra ngoài không khí. Giá trị nhỏ nhất của R là?
A. 19,32 cm. B.25,34 cm. C.17,21 cm. D.22,68 cm.
Câu 19: Thả nổi trên mặt một chất lỏng một đĩa tròn đường kính 20 cm. Tại tâm đĩa về phía chất lỏng có cắm một cây kim. Phải đặt mắt ngang mặt thoáng chất lỏng mới thấy đầu cây kim, cây kim dài 5,6 cm. Chiết suất của chất lỏng là?
A. 1,146. B.1,30. C.1,50. D. 1,038.
Câu 20: Một đèn sáng nhỏ S nằm dưới đáy của một bể nước sâu 1 m. Thả nổi trên mặt nước một tấm gỗ mỏng tròn (có tâm nằm trên đường thẳng đứng qua ngọn đèn) bán kính R. Chiết suất của nước là 4
3. Thấy rằng không có tia sáng nào của ngọn đèn đi ra ngoài không khí. Giá trị nhỏ nhất của R là?
A. 47,12 cm. B. 75,42 cm. C. 85 cm. D. 113,39 cm.
Câu 21: Một khối thủy tinh có chiết suất n đặt trong không khí. Tiết diện thẳng là một tam giác vuông cân tại B. Chiếu vuông góc tới mặt AB một chùm tia sáng song song SI thì chùm tia sáng sau đó đi là là mặt AC. Giá trị n là?
A. √2 B. √3 . C. 2
√3 D.1,5.
Câu 22: Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều ABC, có chiết suất là n = 1,5576 đặt trong không khí. Trong mặt phẳng ABC, chiếu một tia tới SI tới cạnh AB với góc tới i. Tia sáng bị khúc xạ tại cạnh AB, đi tiếp tới cạnh AC và bị phản xạ toàn phần tại cạnh này. Điều kiện góc tới i là?
A. i > 320. B.i > 470. C.i < 320. D.i < 470. Câu 23: Một tia sáng đi từ một chất lỏng trong suốt có chiết suất n sang không
khí, nếu α = 600 thì β = 300 như hình. Góc α lớn nhất mà tia sáng không thể ló sang môi trường không khí phía trên là?
A. 45044’. B. 54044’.
C. 44054’. D. 44045’.
Câu 24: Một sợi quang hình trụ, lõi có chiết suất n1 = 1,5, phần võ bọc có chiết suất n = √2. Chùm tia tới hội tụ ở mặt trước của sợi với góc 2α như hình. Điều kiện α để các tia sáng của chùm truyền được đi trong ống?
A. α ≤ 300 B. α ≥ 300 C. α ≤ 450 D. α ≥ 450
Câu 25: Ứng dụng từ hiện tượng phản xạ toàn phần, người ta chế tạo ra
A. gương trang điểm. B. điều khiển từ xa. C. đèn trang trí. D. sợi quang học.
Câu 26: Vào những ngày trời nắng, nóng. Đi trên đường nhựa ta thường thấy trên mặt đường, ở phía trước dường như có nước. Hiện tượng này có được là do
A. phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí lạnh ở phía trên.
B. khúc xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí lạnh ở phía trên.
C. phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa mặt đường nhựa bị đốt nóng và phần không khí lạnh ở phía trên.
D. khúc xạ của các tia sáng mặt trên trên mặt đường nhựa.