Các nghiên cứu về tác dụng của sóng xung kích trong điều trị Vật lý trị liệu trên thế giới

Một phần của tài liệu Ứng dụng sóng xung kích trong vật lý trị liệu (Trang 35 - 41)

CHƯƠNG II: TÁC DỤNG CỦA SÓNG XUNG KÍCH LÊN CƠ THỂ NGƯỜI

2.4. Các nghiên cứu về tác dụng của sóng xung kích trong điều trị Vật lý trị liệu trên thế giới

2.4.1. Tác dụng đối với bệnh viêm gân

Có rất nhiều nghiên cứu về hiệu quả của sóng xung kích điều trị viêm gân, đặc biệt là viêm gân mãn tính. Sóng xung kích cải thiện các yếu tố tăng trưởng mạch máu, tăng cường máu tới phần nối gân xương, giúp phục hồi vùng gân bị tổn

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH thương. Wang, Huang và Pai (2002) [18] đã chứng minh tác dụng của sóng xung kích đối với sự hình thành các tân mạch ở gót chân achiles của chó.

Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên hội chứng khuỷu tay tennis. Tỷ lệ thành công khoảng từ 68% đến 91%. Rompe và cộng sự (1996) [19] đã báo cáo kết quả 48% có đáp ứng tốt hoặc rất tốt và 42% có cải thiện tình trạng viêm sau 24 tuần điều trị ở những bệnh nhân viêm gân khuỷu tay quần vợt mãn tính. Wang & Chen (2002) [20] trong một nghiên cứu với thời gian dài hơn (12-26 tháng) báo cáo kết quả điều trị bệnh viêm khuỷu tay quần vợt mãn tính là: 61,4% bệnh nhân khỏi hoàn toàn, 29,5% đáp ứng tốt hơn đáng kể, 6,8% đáp ứng có cải thiện và 2,3% là không thay đổi tình trạng.

Trong các nghiên cứu về bệnh viêm gân tại vùng xương bánh chè, tỷ lệ thành công dao động từ 73,5% đến 87,5% [12].

Tỷ lệ điều trị thành công đối với bệnh viêm gân tại gót chân achilles cũng đạt được từ 73,5% đến 87,5% [12].

2.4.2. Tác dụng đối với các tổn thương cơ.

Tác dụng của sóng xung kích giúp thư giãn cơ, tăng cường lưu thông máu và bạch huyết, phá vỡ sự kết dính actin-myosin [21], giảm trương lực cơ [22], giảm đau.

Sóng xung kích bắt đầu được sử dụng điều trị các bệnh về cơ từ đầu những năm 1990, chủ yếu tác động vào điểm kích hoạt (trigger point). Từ những năm 2000, bắt đầu điều trị các tổn thương về cân cơ .

2.4.3. Tác dụng đối với các gai trên xương

Sóng xung kích gây nên áp lực cơ học làm nứt, vỡ các gai xương. Nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả điều trị đã được thực hiện. Trong nghiên cứu của Wang (2000), có 80% bệnh nhân được điều trị gai gót chân bằng sóng xung kích bệnh khỏi hoàn toàn hoặc tiến triển tốt sau 12 tuần điều trị [23].

Nghiên cứu của Buch (2001) chia bệnh nhân ra làm hai nhóm ngẫu nhiên, một nhóm được điều trị sóng xung kích và một nhóm được điều trị giả (nhóm này cũng được điều trị bằng sóng xung kích nhưng với áp suất thiết lập là 0 bar) , sau 3 tháng theo dõi, 70% bệnh nhân ở nhóm điều trị sóng xung kích và 40% bệnh nhân trong

22

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH nhóm điều trị giả phục hồi tốt [24]. Nghiên cứu của Chen (2001) cho thấy sau sáu tháng điều trị, 59% bệnh nhân khỏi hoàn toàn và 27% bệnh nhân hồi phục tốt [25].

Trong nghiên cứu của Rompe (2002) so sánh kết quả điều trị trên hai nhóm bệnh nhân nhận số lượng xung tác động của sóng xung kích khác nhau trong một lần điều trị, kết quả, với nhóm bệnh nhân được điều trị 1000 xung có tỷ lệ khỏi là 57%, còn nhóm bệnh nhân được điều trị 10 xung có tỷ lệ khỏi là 10% [26].

Với những nghiên cứu thành công đã được công bố, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ đã cho phép điều trị sóng xung kích lên các bệnh nhân bị gai gót chân.

2.4.4. Tác dụng điều trị đối với bệnh viêm gân vôi hóa

Hầu hết các nghiên cứu điều trị bệnh viêm gân vôi hóa được thực hiện trên vùng vai, hiệu quả điều trị giúp giảm đau, tăng cường vận động, phục hồi chức năng. Tỷ lệ điều trị thành công từ 78 – 91%. Spindler (1998) đã báo cáo điều trị khỏi hoàn toàn đối với 3 bệnh nhân sau 2 năm điều trị bằng sóng xung kích [27].

Wang và cộng sự (2003) đã so sánh kết quả điều trị với nhóm đối chứng trong 2 – 3 năm theo dõi, kết quả tại nhóm điều trị sóng xung kích khỏi hoàn toàn là 60,6%, tiến triển tốt là 30,3%, tiến triển chậm là 3%, không có sự thay đổi tình trạng là 6,1% [28]. Ở nhóm đối chứng, tiến triển chậm là 16,7% và có 83,3% không thay đổi tình trạng. Rompe và cộng sự (1997) báo cáo có sự cải thiện tình trạng đáng kể ở 72,5% bệnh nhân và chỉ có 15% bệnh nhân được điều trị không có sự cải thiện tình trạng [29]. Trong một nghiên cứu khác, Rompe, Zoellner & Nafe (2001) cho rằng liệu pháp sóng xung kích cho kết quả điều trị tương đương, thậm chí tốt hơn kết quả phẫu thuật đối với bệnh nhân bị viêm gân vôi hóa vùng vai [30].

2.4.5. Tác dụng điều trị đối với bệnh viêm cân gan chân

Các nghiên cứu điều trị viêm cân gan chân có tỷ lệ thành công từ 34% - 88%, đa số các báo cáo đều khẳng định hiệu quả tốt. Wang, Chen và Huang (2002) chỉ ra rằng sau 1 năm theo dõi có 75,3% bệnh nhân phục hồi hoàn toàn, 18,8% cải thiện đáng kể tình trạng, 5,9% ít có đáp ứng hoặc không thay đổi tình trạng. Tỷ lệ tái phát bệnh là 5%, họ cũng kết luận rằng sóng xung kích là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm cân gan chân [31].

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH Một số nghiên cứu đã thực hiện so sánh hiệu quả điều trị của sóng xung kích với các phương pháp phẫu thuật, tiêm corticosteroid cục bộ, điều trị vật lý trị liệu đối với bệnh viêm cân gan chân. Weil (2002) báo cáo hiệu quả điều trị tương đương giữa phương pháp điều trị sóng xung kích và phương pháp phẫu thuật [32]. Greve, Grecco và Santos-Silva (2009) báo cáo hiệu quả điều trị tương đương giữa phương pháp vật lý trị liệu và phương pháp sử dụng sóng xung kích [33]. Nghiên cứu của Yucel và cộng sự (2010) cho rằng tiêm corticosteroid có hiệu quả nhanh chóng nhưng không duy trì được lâu dài bằng việc sử dụng tác động sóng xung kích [34].

Labek (2005) cho thấy hiệu quả điều trị giảm đi rõ rệt khi điều trị sóng xung kích kết hợp với gây tê tại vùng điều trị [35].

2.4.6. Tác dụng điều trị đối với vùng xương bị gãy

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả trong việc sử dụng sóng xung kích giúp điều trị gãy xương với tỷ lệ thành công từ 50% - 85%. Schaden, Fischer và Sailer (2001) đã điều trị thành công 85% trên tổng số 115 bệnh nhân bị gãy xương [36]. Wang (2001) đã điều trị cho 72 bệnh nhân bị gãy xương và sau 6 tháng, tỷ lệ khỏi là 82,4% [37].

2.4.7. Tác dụng điều trị đối với bệnh viêm bao hoạt dịch

Đa số các nghiên cứu tập trung điều trị bao viêm trochanteric lớn hơn (Greater Trochanteric). Furia và cộng sự (2009) đã so sánh việc điều trị trên hai nhóm, một nhóm nhận điều trị sóng xung kích, và một nhóm điều trị bằng phương pháp khác.

Sau khi theo dõi tại các thời điểm 1, 3, 12 tháng cho thấy cả hai nhóm đều có cải thiện tình trạng đáng kể, nhưng nhóm được điều trị sóng xung kích có hiệu quả hơn hẳn, 76,5% bệnh nhân điều trị tại nhóm sóng xung kích đã có thể luyện tập thể thao bình thường [38].

Trong nghiên cứu của Rompe (2009) đã so sánh hiệu quả điều trị của 3 phương pháp: sử dụng sóng xung kích, luyện tập trị liệu, và tiêm corticosteroid. 1 tháng sau điều trị, tỷ lệ giảm đau của nhóm tiêm corticosteroid là 75%, ở nhóm luyện tập trị liệu là 7%, còn nhóm sóng xung kích là 13%. Bốn tháng sau điều trị, sau khi đánh giá lại các bệnh nhân, tỷ lệ giảm đau của nhóm điều trị sóng xung kích

24

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH là 68%, ở nhóm luyện tập trị liệu là 41%, ở nhóm tiêm corticosteroid là 51%. 15 tháng sau điều trị, sau khi đánh giá lại các bệnh nhân, tỷ lệ giảm đau ở nhóm sóng xung kích là 74%, ở nhóm luyện tập trị liệu là 80%, ở nhóm corticosteroid là 48%.

[39]. Điều này chứng tỏ điều trị bằng sóng xung kích và luyện tập trị liệu có hiệu quả giảm đau tuy không nhanh bằng tiêm corticosteroid nhưng đáp ứng lâu dài hơn, tỷ lệ bệnh nhân giảm đau tăng dần theo thời gian, còn tiêm bằng corticosteroid mặc dù cho hiệu quả giảm đau ngay tức thì nhưng tỷ lệ tái phát tăng dần theo thời gian.

2.4.8. Tác dụng điều trị giảm đau

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả giảm đau của sóng xung kích thông qua các cơ chế khác nhau. Wess (2005) nhận thấy sự phân tán chất P và prostaglandin E2 sau khi điều trị trên xương đùi thỏ [40]. Takahashi (2003) đã chứng minh sự giảm của CRGP (calcitonin gene-related peptide – chất trung gian dẫn truyền cảm giác đau) ở hạch thần kinh sau khi điều trị sóng xung kích [41].

Hausdorf (2008) cho thấy sự suy giảm có chọn lọc các sợi thần kinh không có bao melanin sau khi điều trị sóng xung kích tác động lên hệ cơ – xương [42]. Các nghiên cứu giảm đau do các triệu chứng viêm đã được đề cập ở các phần trên.

Kết luận chương 2:

Ở chương 2, tác giả đã nghiên cứu về:

Lịch sử phát triển của sóng xung kích, từ khi mới ra đời và được ứng dụng trong điều trị phá sỏi thận, sỏi mật, sỏi niệu quản, cho đến ngày nay phát triển các hệ thiết bị sóng xung kích phân kỳ năng lượng thấp được sử dụng trong điều trị Vật lý trị liệu.

Hiệu ứng kích thích sinh học của sóng xung kích khi tác động lên cơ thể người trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn vật lý là các tác động trực tiếp và gián tiếp của sóng xung kích tạo áp lực lên mô; giai đoạn hóa lý là sự thay đổi tính thấm của màng tế bào; giai đoạn hóa sinh là quá trình tăng các hệ số tăng trưởng có lợi cho sự phát triển của tế bào, mô; giai đoạn sinh học là phản ứng của mô, cơ quan và cơ thể.

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH Các nghiên cứu ứng dụng sóng xung kích trong Vật lý trị liệu trên thế giới cho kết quả đáp ứng tốt đối với các tổn thương về gân, cơ, viêm cân gan chân, gai gót chân, viêm bao hoạt dịch, giúp nhanh liền xương, tác dụng giảm đau.

Hình 2.13. Tóm tắt hiệu ứng sinh học của sóng xung kích trên cơ thể người [17].

26

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH

Một phần của tài liệu Ứng dụng sóng xung kích trong vật lý trị liệu (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)