Một số phác đồ điều trị tiêu biểu khi áp dụng sóng xung kích

Một phần của tài liệu Ứng dụng sóng xung kích trong vật lý trị liệu (Trang 50 - 57)

CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG CỦA SÓNG XUNG KÍCH TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI VIỆT NAM

3.7. Một số phác đồ điều trị tiêu biểu khi áp dụng sóng xung kích

Từ việc nghiên cứu về tác động của sóng xung kích lên cơ thể người, có thể thấy rằng sóng xung kích nếu được áp dụng một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả điều trị rất lớn. Do đó, phác đồ điều trị đúng đắn đối với từng mặt bệnh cụ thể sẽ đảm bảo giúp cho người bệnh mau phục hồi. Trong quá trình chỉ định điều trị cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Liều điều trị mang tính cá thể cho người bệnh, thường tăng dần từ thấp đến khi người bệnh có cảm giác. Liều phù hợp sẽ giúp người bệnh mau phục hồi, liều thấp hơn hay quá liều sẽ không có tác dụng điều trị.

- Các đợt điều trị: với các bệnh về gân cần 3 – 5 đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau 1 – 2 tuần. Với các bệnh về cơ cần 6 – 8 đợt điều trị, mỗi đợt cách nhau 1 – 2 tuần.

- Phải xác định đúng vùng điều trị.

Dưới đây là một số phác đồ điều trị cho thiết bị BTL-6000 được nhà sản xuất cung cấp [43]:

36

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH 3.7.1. Viêm gân vôi hóa

Là tình trạng gây ra sự hình thành các mảnh lắng canxi nhỏ bên trong gân của chóp xoay ở vai. Thường gặp ở người trưởng thành độ tuổi 40. Các mảnh lắng tụ gây đau đớn và hạn chế sự cử động của vai.

Hình 3.16. Viêm gân vôi hóa ở vai Thông số điều trị:

+ Áp suất: 3 – 4 bar + Tần số: 10 – 15 Hz + Số xung: 2000

Tư thế người bệnh: nằm ngửa hoặc ngồi

Tần suất điều trị (khoảng cách giữa các đợt điều trị): 5 – 10 ngày Số đợt điều trị: 3 – 5 đợt

Hình 3.17. Tư thế điều trị bệnh viêm gân vôi hóa 3.7.2. Khuỷu tay tennis

Hội chứng khuỷu tay tennis là tình trạng viêm hoặc rách gân cơ duỗi tại chỗ bám vào xương cầu lồi phía ngoài khuỷu tay. Bệnh hay gặp ở người chơi tennis, nguyên nhân do các nhóm cơ này bị suy yếu, khi vận động quá mức, nơi bám của các cơ chịu lực căng – kéo quá sức gây ra các vi chấn thương, lâu ngày gây viêm tại chỗ.

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH

Hình 3.18. Hội chứng khuỷu tay tennis Thông số điều trị:

+ Áp suất: 2 – 2,5 bar + Tần số: 5 – 10 Hz + Số xung: 2000

Tư thế người bệnh: nằm ngửa hoặc ngồi, cánh tay gấp vuông góc với khuỷu, tư thế thoải mái.

Tần suất điều trị: 5 – 10 ngày Số đợt điều trị: 3 – 5 đợt.

Hình 3.19. Tư thế điều trị hội chứng khuỷu tay tennis 3.7.3. Điều trị viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là chứng viêm lòng bàn chân cạnh xương gót chân, xảy ra khi đầu nối xương gót chân bị quá tải. Bệnh hay gặp ở những người hay đi giày cao gót, người thừa cân, người đi giày không có lót đệm.

Hình 3.20. Bệnh viêm cân gan chân

38

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH Thông số điều trị:

+ Áp suất: 2,5 – 3,5 bar + Tần số: 5 – 10 Hz + Số xung: 2000

Tư thế người bệnh: nằm sấp, có đệm lót dưới cổ chân Tần suất điều trị: 5 – 10 ngày

Số đợt điều trị: 3 – 5 đợt.

Hình 3.21. Tư thế điều trị bệnh viêm cân gan chân 3.7.4. Điều trị viêm gân gót chân Achilles

Viêm gân gót chân Achilles là tình trạng đau phía sau trên gót chân, bệnh thường gặp ở những vận động viên điền kinh, bóng đá, bóng chuyền,... Nguyên nhân do gân gót chân bị kéo căng quá mức do vận động quá tải, cộng với những chấn thương lặp đi lặp lại mà không được xử trí đúng cách, bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến thoái hóa gân, gây yếu gân và dễ bị rách gân.

Hình 3.22. Bệnh viêm gót chân Achilles Thông số điều trị:

+ Áp suất: 2 – 3 bar + Tần số: 5 – 10 Hz + Số xung: 2000

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH Tư thế người bệnh: nằm sấp, có đệm lót dưới cổ chân

Tần suất điều trị: 5 – 10 ngày Số đợt điều trị: 3 – 5 đợt.

Hình 3.23. Tư thế điều trị bệnh viêm gân gót chân Achilles 3.7.5. Điều trị bệnh viêm gân bánh chè

Viêm gân bánh chè là một tổn thương có ảnh hưởng đến dây chằng nối từ xương bánh chè đến xương ống quyển. Nguyên nhân do tình trạng quá tải của đầu gối (vận động liên tục, kéo dài). Người bệnh cảm thấy đau ở đầu gối nơi gân bị viêm, quá trình đau diễn ra âm ỉ và ngày càng tăng dần, nhất là khi thực hiện các động tác gấp duỗi. Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng yếu cơ chân, đau đầu gối mãn tính, đứt gân.

Hình 3.24. Giải phẫu bệnh viêm gân bánh chè Thông số điều trị:

+ Áp suất: 2 – 3 bar + Tần số: 5 – 15 Hz + Số xung: 2000

Tư thế người bệnh: nằm tựa lưng, kê phần đầu gối Tần suất điều trị: 5 – 10 ngày

40

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH Số đợt điều trị: 3 – 5 đợt.

Hình 3.25. Tư thế điều trị bệnh viêm gân bánh chè 3.7.6. Điều trị hội chứng đau cơ chày trước

Hội chứng đau cơ chày trước là tình trạng đau dọc mặt trước hoặc mặt trong ống đồng, đây là chấn thương phổ biến khi chạy bộ. Nguyên nhân của bệnh là do lực nén quá mức lên cẳng chân khi chạy tiếp đất bằng gót hay chạy xuống dốc kéo dài.

Hình 3.26. Giải phẫu hội chứng đau cơ chày trước Thông số điều trị:

+ Áp suất: 1.5 – 2.5 bar + Tần số: 5 – 15 Hz + Số xung: 2000

Tư thế người bệnh: nằm ngửa, kê phần đầu gối Tần suất điều trị: 5 – 10 ngày

Số đợt điều trị: 3 – 5 đợt.

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH

Hình 3.27. Tư thế điều trị hội chứng đau cơ chày trước 3.7.7. Điều trị viêm gân hông

Triệu chứng đặc trưng là đau gián đoạn ở ngang hông diễn ra trong một thời gian dài và hoạt động bị giới hạn. Nguyên nhân thường là biến dạng nhẹ ở hông, bao gồm cả đầu xương đùi bị lệch. Hoạt động nhiều có thể dẫn tới khó chịu trong thời gian dài ở hông và dẫn tới sưng ở phần mềm, thể hiện qua đau nhói khi nhấn vào khu vực hông nối với đùi. Bệnh nhân có thể thấy đau khi thực hiện một số động tác và cơn đau có thể lan ra tới chân.

Hình 3.28. Giải phẫu bệnh viêm gân hông Thông số điều trị:

+ Áp suất: 2.5 – 3 bar + Tần số: 10 – 15 Hz + Số xung: 2000

Tư thế người bệnh: nằm nghiêng Tần suất điều trị: 5 – 10 ngày Số đợt điều trị: 3 – 5 đợt.

42

HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH

Hình 3.29. Tư thế điều trị bệnh viêm gân hông

Một phần của tài liệu Ứng dụng sóng xung kích trong vật lý trị liệu (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)