CHƯƠNG III. ỨNG DỤNG CỦA SÓNG XUNG KÍCH TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU TẠI VIỆT NAM
3.9. Thống kê, đánh giá kết quả điều trị sóng xung kích trên bệnh nhân tại Viện Vật lý Y Sinh học
3.9.3. Kết quả điều trị
Kết quả điều trị giảm đau của sóng xung kích dựa trên so sánh điểm VAS trước và sau điều trị, trường hợp có đáp ứng nghĩa là xác suất p<0,05. Sau đây, tác giả sẽ đánh giá kết quả điều trị đối với từng mặt bệnh cụ thể.
3.9.3.1. Kết quả điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ Bảng 3.2. Mức độ đau trước và sau điều trị
Điểm VAS Thấp nhất Cao nhất Tổng Trung bình p
Trước điều trị 4 8 255 5,430±1,156 <0,001
48
HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH
Sau điều trị 2 5 146 3,110±1,026
Điểm giảm 0 6 109 2,319±1,520
(42,750%)
Sau điều trị, có 41/47 bệnh nhân giảm các triệu chứng đau, chiếm 87,230%
số bệnh nhân, điểm đau trung bình giảm nhiều: 2,319 ± 1,520 với xác suất p<0,05 nghĩa là kết quả điều trị có ý nghĩa thống kê y học, bệnh nhân có đáp ứng tốt với việc điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng sóng xung kích.
3.9.3.2. Kết quả điều trị bệnh viêm gân Achilles Bảng 3.3. Mức độ đau trước và sau điều trị
Điểm VAS Thấp nhất Cao nhất Tổng Trung bình p
Trước điều trị 4 7 23 5,750±1,258
0,014
Sau điều trị 3 5 17 4,250±0,957
Điểm giảm 1 2 6 1,50±0,577
(26,090%)
Sau điều trị cả 4/4 bệnh nhân đều giảm các triệu chứng đau, với xác suất p=0,014<0,05, do vậy, các bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị viêm gân Achilles bằng sóng xung kích. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân ít (<30) nên kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê y học.
3.9.3.3. Kết quả điều trị đối với bệnh viêm chu vai Bảng 3.4. Mức độ đau trước và sau điều trị
Điểm VAS Thấp nhất Cao nhất Tổng Trung bình p
Trước điều trị 4 6 47 5,220±0,833
<0,001
Sau điều trị 2 4 26 2,890±0,782
Điểm giảm 1 4 21 2,333±1,000
(44,680%)
HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH Sau điều trị, cả 9 bệnh nhân đều giảm các triệu chứng đau, với xác suất p<0,001, do vậy, bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị viêm chu vai bằng sóng xung kích. Tuy nhiên, do số bệnh nhân ít (<30) nên kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê y học.
3.9.3.4. Kết quả điều trị đối với bệnh thoái hóa khớp gối Bảng 3.5. Mức độ đau trước và sau điều trị
Điểm VAS Thấp nhất Cao nhất Tổng Trung bình p
Trước điều trị 4 7 47 5,220±1,202
0,003
Sau điều trị 2 5 33 3,670±1,118
Điểm giảm 0 3 14 1,556±1,130
(29,790%)
Sau điều trị, có 7/9 bệnh nhân giảm các triệu chứng đau, với xác suất p=0,003<0,05, do vậy, bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị thoái hóa khớp gối bằng sóng xung kích. Tuy nhiên, do số bệnh nhân ít (<30) nên kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê y học.
3.9.3.5. Kết quả điều trị đối với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng Bảng 3.6. Mức độ đau trước và sau điều trị
Điểm VAS Thấp nhất Cao nhất Tổng Trung bình p
Trước điều trị 4 7 78 4,880±0,806
<0,001
Sau điều trị 2 5 52 3,250±1,000
Điểm giảm 0 4 26 1,625±1,258
(33,330%)
Sau điều trị, có 11/16 (chiếm 68,750%) bệnh nhân giảm các triệu chứng đau, với xác suất p<0,001, do vậy, bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng bằng sóng xung kích. Tuy nhiên, do số bệnh nhân ít (<30) nên kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê y học.
50
HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH 3.9.3.6. Kết quả điều trị đối với hội chứng elbow
Bảng 3.7. Mức độ đau trước và sau điều trị
Điểm VAS Thấp nhất Cao nhất Tổng Trung bình p
Trước điều trị 5 7 24 6,000±0,816
0,006
Sau điều trị 2 3 10 2,500±0,577
Điểm giảm 2 4 14 3,500±1,000
(58,330%)
Sau điều trị, cả 4/4 bệnh nhân đều giảm các triệu chứng đau, với xác suất p=0,006<0,05, do vậy, bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị hội chứng elbow bằng sóng xung kích. Tuy nhiên, do số bệnh nhân ít (<30) nên kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê y học.
3.9.3.7. Kết quả điều trị đối với bệnh gai gót chân Bảng 3.8. Mức độ đau trước và sau điều trị
Điểm VAS Thấp nhất Cao nhất Tổng Trung bình p
Trước điều trị 3 7 30 5,000±1,549
0,001
Sau điều trị 1 4 15 2,500±1,049
Điểm giảm 2 3 15 2,500±0,837
(50%)
Sau điều trị, cả 6/6 bệnh nhân đều giảm các triệu chứng đau, với xác suất p=0,001<0,05, do vậy, bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều trị gai gót chân bằng sóng xung kích. Tuy nhiên, do số bệnh nhân ít (<30) nên kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê y học.
Qua phân tích, thống kê số liệu bệnh nhân đã điều trị bằng sóng xung kích tại Viện Vật lý Y Sinh học, có 82/95 bệnh nhân giảm các triệu chứng đau, chiếm 86,320% tổng số bệnh nhân. Trong đó, ngoài kết quả phân tích bệnh thoái hóa cột
HVTH: ĐỖ KHOA BÌNH GVHD: TS. TRẦN HY BÌNH sống cổ có ý nghĩa thống kê y học (47 bệnh nhân), các bệnh khác do số bệnh nhân còn ít (chưa đủ 30 bệnh nhân) nên kết quả phân tích chưa có ý nghĩa thống kê y học.
3.10. Kết luận chương 3
Trong chương này, tác giả đã khảo sát một số thiết bị tạo sóng xung kích đang được sử dụng trong các cơ sở điều trị của Việt Nam, cùng với các phác đồ điều trị mà nhà sản xuất cung cấp cho một số các mặt bệnh tiêu biểu.
Qua khảo sát, đánh giá việc áp dụng thiết bị tạo sóng xung kích trong Vật lý trị liệu tại một số cơ sở điều trị, có thể nhận thấy rằng do giá thành đắt, đây lại là một công nghệ mới được đưa vào Việt Nam, nên việc trang bị vẫn chưa được phổ biến, chủ yếu ở các cơ sở lớn, mỗi cơ sở cũng chỉ có 1 thiết bị. Do đó, việc đánh giá hiệu quả điều trị để đưa ra phác đồ cụ thể trên từng mặt bệnh cho phù hợp với thể trạng của người Việt Nam là chưa có, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bác sỹ và phản hồi từ bệnh nhân, và số lượng mặt bệnh được điều trị cũng chưa nhiều. Tuy nhiên, theo đánh giá bước đầu thì thiết bị điều trị có hiệu quả, được cả bác sỹ và bệnh nhân đánh giá cao. Để có thể khai thác được hết hiệu quả điều trị của thiết bị tạo sóng xung kích thì cần phải có các nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa của các bác sỹ kết hợp với các nhà khoa học trong lĩnh vực Y sinh học.