CHƯƠNG 3. KHẢO SÁT TRÍCH LY CURCUMINOID
3.2.4 Trích ly curcuminoid bằng chất lỏng ion
Hình 3-1: Quy trình trích ly curcuminoid trong nghệ bằng chất lỏng ion
36 Mô tả quy trình:
Cho 0,5g nghệ và dung dịch chất lỏng ion vào ống trích ly, tiến hành trích ly với hỗ trợ siêu âm và khảo sát các điều kiện trích ly (thời gian, nhiệt độ, tỉ lệ rắn/lỏng, nồng độ, dung môi trích ly). Sau khi trích, toàn bộ dịch trích được lọc chân không loại bã. Sau đó, trích ly curcuminoid từ pha ILs bằng dung môi thích hợp, phần lỏng ion được thu hồi để tiếp tục khảo sát khả năng tái sử dụng. Phần dịch trích được cô quay ở áp suất kém, thu được cắn curcuminoid. Hòa tan cắn bằng ethanol rồi cho vào bình định mức 10mL, định mức lại. Hút 1mL dung dịch trên vào bình 10mL, định mức lại bằng ethanol. Dung dịch sau khi định mức được tiờm qua màng lọc 0,45àm rồi đem phân tích HPLC. Kết quả của quá trình được đánh giá dựa trên lượng curcuminoid được trích ra so với lượng curcuminoid có trong nguyên liệu ban đầu.
Hiệu suất trích ly curcuminoid được tính theo công thức:
3.3 Kết quả và bàn luận
3.3.1 Kết quả đường chuẩn định lượng BDMC, DMC, Cur bằng HPLC
Khoảng tuyến tính đường chuẩn BDMC được thể hiện ở bảng:
Bảng 3-1: Khoảng tuyến tính đường chuẩn BDMC
Điểm 1 2 3 4 5 6
Nồng độ BDMC (àg/mL) 0,75 3 12 48 72 110
Diện tích peak 77168 323805 2269157 8855936 14063823 21601190 Phương trình đường
chuẩn
S = 197312.C - 216395 R2 = 0,9994
Hiệu suất = x 100%
Hàm lượng curcuminoid trong dịch trích Hàm lượng curcuminoid trong nguyên liệu
37
Hình 3-2: Đồ thị đường chuẩn BDMC
Nhận xét: Phương trình đường chuẩn S = 197312.C - 216395 với hệ số tương quan R2 = 0,9994. Phương trình trên được dùng để xác định hàm lượng của BDMC trong các mẫu dịch chiết.
Khoảng tuyến tính đường chuẩn DMC được thể hiện ở bảng:
Bảng 3-2: Khoảng tuyến tính đường chuẩn DMC
Điểm 1 2 3 4 5 6
Nồng độ DMC (àg/mL) 0,5 2 8 32 64 100
Diện tích peak 69489 235614 1076335 5427943 10748020 17343621 Phương trình đường
chuẩn
S = 173720.C - 162034 R2 = 0,9996
S = 197312.C - 216395 R² = 0.9994
0 5000000 10000000 15000000 20000000
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120
Diện tích peak
Nồng độ (àg/mL)
38
Hình 3-3: Đồ thị đường chuẩn DMC
Nhận xét: Phương trình đường chuẩn S = 173720.C - 162034 với hệ số tương quan R2 = 0,9996. Phương trình trên được dùng để xác định hàm lượng của DMC trong các mẫu dịch chiết.
Khoảng tuyến tính đường chuẩn Curcumin được thể hiện ở bảng:
Bảng 3-3: Khoảng tuyến tính đường chuẩn Curcumin
Điểm 1 2 3 4 5 6
Nồng độ Curcumin
(àg/mL) 1 4 16 64 160 275
Diện tích peak 125572 503041 3085034 11538537 26064022 44604766 Phương trình đường
chuẩn
S = 161580.C + 316521 R = 0,9993
S = 173720.C - 162034 R² = 0.9996
0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 16000000 18000000
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Diện tích peak
Nồng độ (àg/mL)
39
Hình 3-4: Đồ thị đường chuẩn Curcumin
Nhận xét: Phương trình đường chuẩn S = 161580.C + 316521 với hệ số tương quan R2 = 0,9993. Phương trình trên được dùng để xác định hàm lượng của Curcumin trong các mẫu dịch chiết.
Hình 3-5: Sắc ký đồ của BDMC,DMC, Curcumin chuẩn
S = 161580.C + 316521 R² = 0.9993
0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 35000000 40000000 45000000
0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 250 275
Diện tích peak
Nồng độ (àg/mL)
40
3.3.2 Kết quả khảo sát hàm lượng curcuminiod trong nguyên liệu
Bảng 3-4: Kết quả định lượng nồng độ BDMC, DMC, Cur trong nguyên liệu Số lần lặp
Diện tớch Nồng độ (àg/mL)
BDMC DMC Cur BDMC DMC Cur
Lần 1 17345965 16727820 43563485 89,01 97,22 267,65 Lần 2 17465499 16048233 43953904 89,61 93,31 270,07 Lần 3 16387184 15566619 44022885 84,15 90,54 270,49
Bảng 3-5: Kết quả hàm lượng curcuminoid có trong nguyên liệu
Số lần lặp % BDMC % DMC % Cur % Curcuminoid
Lần 1 1,78 1,95 5,36 9,09
Lần 2 1,79 1,87 5,41 9,07
Lần 3 1,68 1,81 5,42 8,91
TB 1,75 1,88 5,39 9,02
Kết quả nghiên cứu trên bảng 3-5 cho hàm lượng curcumioid trung bình trong nguyên liệu nghệ là khoảng 9,02%.
3.3.3 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian trích ly
Khảo sát được thực hiện bằng cách cố định các thông số sau đây:
- Khối lượng nghệ sử dụng trích ly: 0,5000g.
- Nồng độ chất lỏng ion: 2M.
- Tỉ lệ rắn lỏng R/L: 1/15 g/mL - Công suất siêu âm : 550W - Nhiệt độ: 40oC
Các mức thời gian trích ly được khảo sát là 5; 10; 15; 20;25 ;30 phút.
Kết quả được trình bày ở bảng 3-6:
41
Bảng 3-6: Kết quả phân tích HPLC theo ảnh hưởng của thời gian Thời
gian (phút)
Nồng độ (àg/mL) Hiệu suất (%) Độ chọn lọc
curcumin trong curcuminoid Cur DMC BDMC Cur DMC BDMC Curcuminoid
5 42,45 16,72 16,32 17,78 20,08 21,05 18,89 56,23 10 59,07 25,87 30,68 24,73 31,06 39,57 28,93 51,09 15 107,41 36,62 32,95 44,98 43,97 42,50 44,29 60,69 20 116,17 42,99 43,99 48,64 51,61 56,74 50,83 57,18 25 111,57 39,31 36,90 46,72 47,20 47,59 46,99 59,42 30 99,56 36,19 35,15 41,69 43,45 45,33 42,76 58,26
Hình 3-6: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất trích ly Kết quả trình bày ở bảng 3-6 và hình 3-6 cho thấy hiệu suất trích ly bắt đầu tăng theo sự tăng thời gian đến giá trị cực đại rồi sau đó giảm dần. Tại thời gian 20 phút thì hiệu suất trích ly cao nhất (50,83%). Kết quả trên có thể được giải thích do thời gian tăng làm tăng sự khuếch tán của curcuminoid từ bột nghệ ra ngoài dịch trích. Khi tăng thời gian từ 20 phút đến 30 phút thì hiệu suất trích curcuminoid giảm. Điều này có thể giải thích do khi thời gian tăng một phần curcuminoid bị biến đổi. Đồng thời khi tăng
0 10 20 30 40 50 60
5 10 15 20 25 30
Cur DMC BDMC Curcuminoid
Hiệu suất (%)
Thời gian (phút)
42
thời gian trích ly với sự hỗ trợ của sóng siêu âm, với tính chất của chất lỏng ion, một phần chất lỏng ion sẽ tách ra khỏi nước làm giảm hiệu quả trích ly.
Vì vậy thời gian 20 phút được chọn để khảo sát các nghiên cứu tiếp theo.
3.3.4 Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly
Khảo sát được thực hiện bằng cách cố định các thông số sau đây:
- Khối lượng nghệ sử dụng trích ly: 0,5000g.
- Nồng độ chất lỏng ion: 2M.
- Tỉ lệ rắn lỏng R/L: 1/15 g/mL - Công suất siêu âm : 5500W - Thời gian trích ly : 20 phút
Các mức nhiệt độ trích ly được khảo sát là 30oC; 40oC; 50oC; 60oC.
Kết quả được trình bày ở bảng 3-7:
Bảng 3-7: Kết quả phân tích theo ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt
độ (⁰C)
Nồng độ (àg/mL) Hiệu suất (%) Độ chọn lọc
curcumin trong curcuminoid
(%) Cur DMC BDMC Cur DMC BDMC Curcuminoid
30 106,43 36,66 32,96 44,57 44,01 42,51 44,06 60,45 40 111,35 46,70 43,86 46,63 56,06 56,57 50,52 55,15 50 100,90 34,57 31,15 42,25 41,50 40,17 41,69 60,56 60 88,45 32,68 32,30 37,04 39,23 41,66 38,39 57,65
43
Hình 3-7: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất trích ly Kết quả trình bày ở bảng 3-7 và hình 3-7 cho thấy hiệu suất trích ly đạt cực đại ở 50,52 %. Khi tăng nhệt độ từ 30oC đến 40oC thì hiệu suất tăng. Nhiệt độ tăng làm tăng chuyển động nhiệt, làm tăng sự khếch tán của curcuminoid từ bột nghệ ra ngoài dịch trích. Khi nhiệt độ tăng từ 40oC đến 60oC thì hiệu suất chiết giảm từ 50,52% còn 41,69% ở 50oC và xuống còn 38,39% ở 60oC. Điều này có thể được giải thích ở nhiệt độ cao, khả năng hoạt động của ILs giảm (có thể do giảm độ nhớt, có thể do tăng sự điện ly).
Vì vậy nhiệt độ 40oC được chọn để khảo sát các nghiên cứu tiếp theo.
3.3.5 Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ rắn lỏng trong trích ly
Khảo sát được thực hiện bằng cách cố định các thông số sau đây:
- Khối lượng nghệ sử dụng trích ly: 0,5000g.
- Nồng độ chất lỏng ion: 2M.
- Nhiệt độ: 40oC
- Công suất siêu âm : 550W - Thời gian trích ly : 20 phút
0 10 20 30 40 50 60
30 40 50 60
Cur DMC BDMC Curcuminoid
Hiệu suất (%)
Nhiệt độ (oC)
44
Các mức tỉ lệ rắn-lỏng được khảo sát là: 1:05; 1:10; 1:15; 1:20; 1:25 Kết quả được trình bày ở bảng 3-8:
Bảng 3-8: Kết quả phân tích HPLC theo ảnh hưởng của tỉ lệ rắn/lỏng Tỉ
lệ rắn lỏng
Nồng độ (àg/mL) Hiệu suất (%) Độ chọn lọc
curcumin trong curcuminoid
(%) Cur DMC BDMC Cur DMC BDMC Curcuminoid
1:05 49,86 19,48 19,57 20,88 23,39 25,24 22,25 56,08 1:10 66,70 24,83 24,01 27,93 29,82 30,96 28,91 57,73 1:15 119,38 40,07 35,25 49,99 48,10 45,47 48,72 61,32 1:20 84,69 28,17 22,85 35,47 33,83 29,47 33,96 62,40 1:25 103,81 35,71 32,14 43,47 42,87 41,45 42,95 60,48
Hình 3-8: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ R/L đến hiệu suất trích ly
Kết quả trình bày ở bảng 3-8 và hình 3-8 cho thấy hiệu suất trích ly bắt đầu tăng theo sự tăng lượng dung môi sử dụng đến giá trị cực đại rồi sau đó giảm dần. Tại tỉ lệ rắn lỏng là 1:15 thì hiệu suất trích ly cao nhất (48,72%). Kết quả trên có thể được giải thích do khi tăng lượng dung môi lên làm tăng sự khếch tán của curcuminoid từ bột nghệ ra ngoài dịch trích. Tuy nhiên khi tăng lượng dung môi ứng với tỉ lệ từ 1:15 đến
0 10 20 30 40 50 60
1:05 1:10 1:15 1:20 1:25
Cur DMC BDMC Curcuminoid
Hiệu suất (%)
Rắn/lỏng
45
1:25 thì hiệu suất trích curcuminoid giảm. Điều này có thể giải thích do khi tăng lượng dung môi sử dụng lượng curcuminoid trích ra không tăng nhưng thể tích dung dịch tăng làm cho nồng độ curcuminoid trong dịch chiết giảm, làm giảm hiệu suất quá trình xử lý tách curcuminoid ra khỏi dịch chiết.
Vì vậy tỉ lệ rắn lỏng 1:15 được chọn để khảo sát các nghiên cứu tiếp theo.
3.3.6 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất lỏng ion trong trích ly Khảo sát được thực hiện bằng cách cố định các thông số sau đây:
- Khối lượng nghệ sử dụng trích ly: 0,5000g.
- Tỉ lệ rắn lỏng R/L: 1/15 g/mL - Nhiệt độ: 40oC
- Công suất siêu âm : 550W - Thời gian trích ly : 20 phút
Các mức nhiệt độ trích ly được khảo sát là: 0,5M; 1M; 1,5M; 2M; 2,5M; 3M Kết quả được trình bày ở bảng 3-9:
Bảng 3-9: Kết quả phân tích HPLC theo ảnh hưởng của nồng độ Nồng
độ (M)
Nồng độ (àg/mL) Hiệu suất (%) Độ chọn lọc
curcumin trong curcuminoid
(%) Cur DMC BDMC Cur DMC BDMC Curcuminoid
0,5 40,97 18,41 21,84 17,16 22,10 28,17 20,32 50,45 1 66,62 25,55 26,15 27,90 30,68 33,73 29,61 56,30 1,5 107,77 35,21 29,40 45,13 42,28 37,92 43,14 62,52 2 112,02 42,15 42,18 46,91 50,60 54,40 49,13 57,05 2,5 144,56 53,33 52,49 60,54 64,03 67,70 62,65 57,74 3 125,43 46,47 46,09 52,52 55,79 59,45 54,55 57,54
46
Hình 3-9: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ đến hiệu suất trích ly
Kết quả trình bày ở bảng 3-9 và hình 3-9 cho thấy hiệu suất trích ly đạt cực đại ở 62,65%, ứng với nồng độ chất lỏng ion ở 2,5M. Khi tăng nồng độ từ 0,5M đến 2,5M thì hiệu suất trích curcuminoid tăng dần từ 20,32% lên 62,65%. Nồng độ chất lỏng ion tăng làm tăng sự khuếch tán của curcuminoid từ bột nghệ ra ngoài dịch trích. Khi nồng độ chất lỏng ion tăng từ 2,5M đến 3M, hiệu suất giảm điều đó có thể được giải thích khi nồng độ chất lỏng ion tăng làm tăng độ nhớt của dung dịch, làm giảm khả năng khuếch tán của curcuminoid từ bột nghệ ra ngoài dung dịch, cũng như gây khó khăn cho quá trình xử lý tách curcuminoid từ dịch chiết.
Vì vậy nồng độ chất lỏng ion ở 2,5M được chọn để khảo sát các nghiên cứu tiếp theo.
3.3.7 Khảo sát khả năng ảnh hưởng của dung môi trích ly khác nhau Khảo sát được thực hiện bằng cách cố định các thông số sau đây:
- Khối lượng nghệ sử dụng trích ly: 0,5000g.
- Tỉ lệ rắn lỏng R/L: 1/15 g/mL - Nhiệt độ: 40oC
- Nồng độ chất lỏng ion: 2,5M.
- Thời gian trích ly : 20 phút
0 10 20 30 40 50 60 70
0,5 1 1,5 2 2,5 3
Cur DMC BDMC Curcuminoid Hiệu suất (%)
Nồng dộ (M)
47 - Công suất siêu âm : 550W
Thực hiện khảo sát ảnh với các dung môi: H2O; NaCl; [BMIM]Cl; [BMIM]BF4; [BMIM]PF6
Kết quả được trình bày ở bàng 3-10:
Bảng 3-10: Kết quả phân tích HPLC xác định hàm lượng curcuminoid
Dung môi
Nồng độ (àg/mL) Hiệu suất (%) Độ chọn lọc
curcumin trong curcuminoid
(%) Cur DMC BDMC Cur DMC BDMC Curcuminoid
H2O 3,40 3,13 3,16 1,42 3,76 4,07 2,42 35,07
NaCl 3,85 3,26 3,50 1,61 3,91 4,51 2,65 36,32
[BMIM]PF6 41,56 16,42 16,03 17,40 19,72 20,67 18,52 56,16 [BMIM]BF4 211,15 67,96 60,46 88,42 81,59 77,98 84,97 62,18 [BMIM]Cl 144,56 53,33 52,49 60,54 64,03 67,70 62,65 57,74
Hình 3-10: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất trích ly Kết quả trình bày ở bảng 3-10 và hình 3-10 cho thấy hiệu suất trích ly đạt cực đại ở 84,97 %, ứng với ILs [BMIM]BF4. Các dung môi khác cho hiệu suất thấp hơn, cụ thể
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
H2O NaCl [BMIM]PF6 [BMIM]BF4 [BMIM]Cl
Cur DMC BDMC Curcuminoid
Hiệu suất (%)
Dung môi
48
với dung dịch NaCl hiệu suất đạt 2,65%, hiệu suất thấp nhất 2,42% khi dung môi là H2O. Với tính chất kỵ nước của curcuminoid, do đó pha nước chứa chất lỏng ion là động lực chính để trích ly curcuminoid từ bột nghệ. Trong nhóm các ILs, do ảnh hưởng của gốc anion mà sự tương tác với curcuminoid cũng khác nhau dẫn đến hiệu suất trích ly có chênh lệch. Dung dịch [BMIM]BF4 cho hiệu suất trích ly tốt nhất là 84,97%, các ILs [BMIM]Cl và [BMIM]PF6 cho hiệu suất lần lượt là 62,65% và 18,52%. Kết quả cho thấy hiệu quả trích ly curcuminoid đã giảm từ BF4- đến Cl- , PF6- trong ba anion.
Điều này có thể được giải thích bởi thực tế do tính ưa nước của chất lỏng ion khảo sát giảm từ BF4- đến Cl- và cuối cùng là PF6.
3.3.8 Khảo sát quá trình tái sử dụng chất lỏng ion
Để khảo sát khả năng ứng dụng của phương pháp trích ly curcuminoid vào thực tế, dung dịch ILs sau khi tách curcuminoid được nghiên cứu khả năng thu hồi và tái sử dụng. Có 2 cách xử lý để thu hồi ILs
Cách 1: Dung dịch lỏng ion sau khi sử dụng, sẽ được chiết với dung môi hữu cơ thích hợp để loại bỏ tạp chất, xử lý loại màu bằng than hoạt tính, lọc và cô đuổi dung môi dưới áp suất thấp thu được chất lỏng ion, pha lại nồng độ mong muốn và tiến hành trích ly ở điều kiện đã khảo sát.
Cách 2: ILs được chiết với dung môi hữu cơ để làm sạch, dùng trực tiếp trích lại curcuminoid ở điều kiện tối ưu đã khảo sát.
Cách 1 làm tăng số bước của quy trình xử lý thu hồi và tái sử dụng. Trong khi cách 2 đơn giản và nhanh hơn. Vì vậy, cách 2 được chọn để tiến hành khảo sát khả năng thu hồi và tái sử dụng của ILs.
Khảo sát được thực hiện bằng cách cố định các thông số sau đây:
- Khối lượng nghệ sử dụng trích ly: 0,5000g.
- Tỉ lệ rắn lỏng R/L: 1/15 g/mL - Nhiệt độ: 40oC
- Nồng độ chất lỏng ion [BMIM]Cl: 2,5M.
49 - Thời gian trích ly : 20 phút
- Công suất siêu âm : 550W
Các lần thu hồi sau được tiến hành một cách tương tự như lần thu hồi đầu tiên.
Kết quả khảo sát khả năng tái sử dụng của [BMIM]Cl sau 4 lần trích được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3-11: Kết quả phân tích HPLC khảo sát số lần tái sử dụng [BMIM]Cl
Thu hồi
Nồng độ (àg/mL) Hiệu suất (%) Độ chọn lọc
curcumin trong curcuminoid
(%) Cur DMC BDMC Cur DMC BDMC Curcuminoid
Lần 1 150,92 49,31 39,28 63,20 59,19 50,67 59,93 63,01 Lần 2 143,08 46,04 38,07 59,92 55,27 49,10 56,85 62,98 Lần 3 137,06 45,57 38,68 57,39 54,70 49,89 55,38 61,93 Lần 4 123,56 41,31 36,38 51,74 49,60 46,92 50,36 61,39
Hình 3-11: Kết quả khảo sát ảnh hưởng của số lần tái sử dụng [BMIM]Cl
Kết quả trình bày ở bảng 3-11 và hình 3-11 cho thấy quá trình tái sử dụng của [BMIM]Cl, hiệu suất trích ly vẫn còn tương đối cao. Sau 4 lần tái sử dụng độ giảm
0 10 20 30 40 50 60 70
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4
Cur DMC BDMC Curcuminoid
Hiệu suất (%)
Số lần thu hồi
50
hiệu suất trích ly curcuminoid là 12,29%. Mặc dù vậy, hiệu suất trích ly curcuminoid vẫn tương đối cao. Hiệu suất giảm khi số lần tái sử dụng của ILs tăng có thể được giải thích là do chất lỏng ion bị mất trong quá trình xử lý để thu hồi curcuminoid. Điều này làm giảm nồng độ và thể tích ILs cho quá trình trích ly sau đó.
3.3.9 So sánh khả năng trích ly curcuminoid với phương pháp trích ly truyền thống
Tiến hành trích ly curcuminoid với ethanol theo phương pháp đun hoàn lưu[57].
Điều kiện thí nghiệm: cho 0,5g nghệ và 15mL ethanol vào bình cầu 100mL, đun hoàn lưu trong 2 giờ. Mang dịch trích đi lọc rồi cho vào bình định mức 25mL, định mức lại.
Hút 2mL dung dịch trên cho vào bình định mức 10mL, định mức lại.
So sánh độ chọn lọc, hiệu suất trích ly curcuminoid giữa phương pháp trính ly bằng [BMIM]Cl, [BMIM]BF4 ở điều kiện tối ưu và phương pháp trích ly bằng ethanol.
Kết quả hiệu suất được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3-12: Kết quả phân tích HPLC so sánh giữa hai phương pháp trích ly
PP trích ly
Nồng độ (àg/mL) Hiệu suất (%) Độ chọn
lọc curcumin
trong curcumin
oid (%) Cur DMC BDMC Cur DMC BDMC Curcumi
noid
Truyền thống 177,98 54,85 50,41 93,16 82,31 81,27 88,60 62,84 [BMIM]Cl 153,32 53,25 49,41 64,20 63,93 63,73 64,05 59,90 [BMIM]BF4 211,15 67,96 60,46 88,42 81,59 77,98 84,97 62,18
51
Kết quả so sánh độ chọn lọc của hai phương pháp bằng TLC:
Hình 3-12 : Kết quả so sánh độ chọn lọc giữa hai phương pháp trích ly truyền thống và ILs
Kết quả trình bày ở bảng 3-12 cho thấy, trích ly bằng dung dịch lỏng ion cho hiệu suất gần tương đương với hiệu suất trích ly bằng ethanol nhưng thời gian trích ly ngắn hơn. Khi trích ly với [BMIM]BF4 đạt hiệu suất 84,97%; [BMIM]Cl cho hiệu suất 64,05% trong 20 phút còn trích ly bằng phương pháp truyền thống hiệu suất đạt 88,60% trong 2 giờ. Kết quả thử TLC của phương pháp trích ly bằng ethanol và phương pháp trích ly bằng dung dịch lỏng ion được thể hiện trong hình 3-12. Kết quả phân tích TLC cho thấy curcumoinoid trích ly bằng ethanol có vệt nhựa kéo dài, trong khi trích ly bằng dung dịch lỏng ion chỉ xuất hiện ba vệt của hỗn hợp curcuminoid, điều đó chứng tỏ curcuminoid trích ly bằng ILs có độ tinh khiết cao hơn.
3.4 Kết luận
Điều kiện tối ưu cho quá trình trích ly curcuminoid bằng dung dịch [BMIM]Cl nhiệt độ 40oC, thời gian 20 phút, tỉ lệ rắn lỏng 1/15 và nồng độ 2,5M với sự hỗ trợ của siêu âm, công suất 550W, hiệu suất trích ly đạt 64,05%.
52
Khảo sát khả năng thu hồi và tái sử dụng của [BMIM]Cl cho quá trình trích ly, kết quả cho thấy hiệu suất giảm không đáng kể sau 4 lần tái sử dụng.
So sánh với các phương pháp khác thì trích bằng ILs cho hiệu suất cao, không tốn nhiều thời gian và công sức, có thể tái sử dụng nhiều lần nếu xử lý tốt việc thu hồi.