CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
2.1. Khái quát về tình hình hoạt động của ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Đống Đa
2.1.1.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ( MSB)
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam gọi tắt là Maritime Bank chính thức thành lập theo giấy phép số 0001NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12/07/1991 Ngân hàng TMCP Hàng Hải chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Thành lập năm 1991 với tên gọi Maritime Bank, đến tháng 1/2019, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức đổi tên thành MSB. Diện mạo mới đánh dấu sự vươn tầm của MSB với tinh thần luôn dấn thân và thách thức điều bất khả. “ Nếu bạn dám dấn thân, biến bất khả thành chiến bại, MSB sẽ luôn đồng hành cùng bạn vươn tầm”.
Từ tinh thần đó, mọi hoạt động của MSB được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc trải nghiệm của khách hàng là: đơn giản - chủ động - kết nối - thấu hiểu.
Tầm nhìn
MSB phấn đấu trở thành NHTM cổ phần dẫn đầu thị trường về cung ứng các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp đa năng, trọn gói theo tiêu chuẩn quốc tế. Với cam kết vì sự phát triển bền vững MSB phấn đấu trở thành NHTM cổ phần hàng đầu cả nước về hiện đại hóa, năng động chuyên nghiệp và lấy chữ Tín trong mọi hoạt động kinh doanh.
Sứ mệnh
Cũng như những ngân hàng khác, với vai trò chính là làm trung gian kinh tế, MSB thiết lập quan hệ toàn diện với các tập đoàn kinh tế thuộc các ngành hàng hải, bưu chính viễn thông, hàng không, bảo hiểm,... Đồng thời phát triển bền vững, tin cậy với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, MSB cung cấp các sản phẩm
dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao cho mọi đối tượng khách hàng và xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả với các định chế tài chính.
Giá trị cốt lõi
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động MSB luôn chú trọng đáp ứng khách hàng bằng chất lượng dịch vụ; luôn lấy hiệu quả công việc làm mục tiêu cao nhất. MSB đã và đang không ngừng học hỏi sáng tạo để vươn tới sự hoàn thiện. Bên cạnh đó, MSB lấy sự hợp tác, uy tín, tin cậy làm động lực cố gắng để vươn tới thành công.
2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam đầu tiên được đặt tại số 25 Điện Biên Phủ, Hải Phòng. Tháng 8/2005 MSB chuyển hội sở từ Hải Phòng lên Hà Nội, đặt trụ sở chính tại địa chỉ 88 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội, mở rộng đối tượng khách hàng ra ngoài ngành hàng hải và các khách hàng cá nhân
Chi nhánh Đống Đa dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc chi nhánh và đội ngũ chuyên viên trẻ năng động, nhiệt tình trong công việc đã xây dựng nền văn hóa kinh doanh cho chi nhánh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, mở rộng mạng lưới giao dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của MSB chi nhánh Đống Đa là:
- Huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới mọi hình thức: Nhận tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn…
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với thành phần kinh tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, liên kết, hợp tác đồng tài trợ.
- Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình, ứng trước, thanh toán, tái cấp vốn trong và ngoài nước.
- Kinh doanh ngoại hối, thanh toán trực tiếp qua mạng trong nước và quốc tế
( SWIFT), thanh toán L/C hàng xuất, nhập khẩu, chi trả kiều hối và các dịch vụ Ngân hàng khác.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của MSB chi nhánh Đống Đa
- Ban giám đốc:
Nhiệm vụ của Ban giám đốc là điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh. Giám đốc là người đứng đầu, phân công nhiệm vụ của các phó giám đốc theo quy định, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh và báo cáo thông tin lên Hội sở ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.
Giám đốc là người đại diện cho Ngân hàng quyết đinh những vấn đề về tổ chức, cán bộ,đào tạo và ký các hợp đồng: tín dụng, bảo đảm tiền vay và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh Ngân hàng và thực hiện các hoạt động khác do Chủ tịch hoạt đồng quản trị và Tổng giám đốc giao.
- Phòng quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có chức năng quản trị các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Xây dựng cơ chế, chính sách, quy trình; thiết lập hệ thống các giới hạn, hạn mức, định mức, tỷ lệ…để quản trị rủi ro, đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa với các loại rủi ro này trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn.
Xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính và có chương trình giảm thiểu rủi ro.
Tham gia đóng góp vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, sản phẩm dịch vụ mới dựa trên quan điểm độc lập trong việc đánh giá rủi ro.
- Phòng hành chính- nhân sự
Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện các chương trình đã được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp nhân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của MSB Đống Đa
Thực thi pháp luật có liên quan đến an ninh trật tự, phòng cháy nổ tại cơ quan Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại Chi nhánh Đống Đa Trực tiếp quản trị con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh MSB Đống Đa
- Phòng Quan hệ khách hàng
Phòng quan hệ khách hàng có chức năng thiết lập, khai thác và phát triển quan hệ toàn diện với nhóm khách hàng tương ứng để cung ứng tất cả các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.
2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Đống Đa
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Với định hướng phát triển MSB thành một NHTM đa năng, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh của tổng tài sản đồng thời cân đối nguồn vốn phục vụ các nhu cầu sử dụng vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận, MSB Chi nhánh Đống Đa đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu cuả dân cư, tổ chức kinh tế (TCKT) và tổ chức tín dụng (TCTD) bằng cả ngoại tệ và nội tệ. Trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, MSB Chi nhánh Đống Đa đã tập trung mọi nguồn lực sẵn có, cùng công tác phát triển khách hàng theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa ( hình thành khối KHDN và KHCN) để tận dung mọi khả năng kinh doanh, khai thác
lợi thế của khách hàng trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi nhằm duy trì và tăng trưởng huy động vốn, thể hiện như sau:
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB Đống Đa ( 2017- 2019)
(Nguồn: Phòng Kế toán) Tổng dư nợ huy động vốn từ năm 2017 đến năm 2019 liên tục tăng từ 10.698 tỷ đồng (năm 2017), tăng lên 19.820 tỷ đồng (năm 2018) và đạt 30.715 tỷ đồng (năm 2019). Như vậy, giai đoạn 2017-2018 tổng dư nợ huy động vốn tăng 9.122 tỷ đồng, tương đương tăng 85,3%; giai đoạn 2018-2019 tổng dư nợ huy động vốn tăng 10.895 tỷ đồng, tương đương với 54,97%. Tỷ lệ tổng dư nợ huy động vốn giai đoạn 2017- 2018 lớn hơn giai đoạn 2018-2019 xấp xỉ 31%. Nguyên nhân là do về cuối năm 2018 đầu năm 2019 MSB Đống Đa chịu áp lực về biến động lãi suất thị trường trong nước.
Lãi suất huy động và cho vay đã có nhiều biến động, điều này đã gây ảnh hưởng đến lượng vốn huy động trong năm. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thay đổi từ thắt chặt đến linh hoạt dẫn đến việc huy động vốn kéo theo cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn giữa cá nhân, TCKT, TCTD gần như không thay đổi. TCTD luôn chiếm tỷ trọng lớn, sau đó đến TCKT và cuối cùng là cá nhân.
Biểu đồ 2.1. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của MSB Đống Đa (2017-2019)
(Nguồn: Phòng Kế toán) Mặc dù thị trường cạnh tranh giữa các ngân hàng về mặt lãi suất của như những sản phẩm, dịch vụ từ các ngân hàng khá gay gắt trong khoảng thời gian vừa qua, song nguồn vốn huy động của MSB Đống Đa vẫn giữ được mức tang trưởng ổn khá ổn định trong 3 năm vừa qua.Nguyên nhân là do MSB Đống Đa đã cho triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cư, TCKT, TCTD. Ví dụ như áp dụng cho vay và gửi bằng cả ngoại tệ và nội tệ hay khai thác lợi thế của khách hàng trên cơ sở hai bên cùng có lợi nhằm duy trì và tạo mối quan hệ thân thiết với bên khách hàng.
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động qua các giai đoạn 2017-2018, 2018-2019 khá đồng đều cả về từ cả 3 nguồn huy động: Cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng. Điển hình là nguồn huy động từ các TCTD năm 2019 tăng 5461.87 tỷ đồng, tăng 55,28% so với năm 2018 và 198,77% so với năm 2017.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, tình hình biến động của nền kinh tế thế giới, sự điều chỉnh, thay đổi các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM nói chung và của MSB Đống Đa nói riêng. Chính vì vậy, MSB chi nhánh Đống Đa đang từng bước thực hiện
chiến lược hiện đại hóa và tăng trưởng hoạt động tín dụng trên nguyên tắc thận trọng, an toàn và hiệu quả.
Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay của MSB Đống Đa (2017-2019)
(Nguồn: Phòng Kế toán)
ĐVT: Tỷ đồng Trước tình hình rủi ro thanh khoản làm tạo ra sự khan hiếm nguồn vốn cho hoạt động tín dụng. Song MSB Đống Đa vẫn giữ vững khả năng thanh khoản của mình bằng cách đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để duy trì hoạt động giải ngân tín dụng, hỗ trợ các khách hàng truyền thống vượt qua giai đoạn khó khăn, thiếu hụt nguồn tài chính và đến cuối năm 2019, dư nợ tín dụng của MSB Đống Đa đạt 16.795 tỷ đồng, tăng 61,1% so với năm 2018 và 188,28%
so với năm 2017
Bảng 2.1. Tình hình cho vay tại MSB Đống Đa (2017-2019)
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Chênh lệch 2018/2017
Chênh lệch 2019/2018 Tăng Tỷ trọng
(%) Tăng Tỷ trọng
(%) DS cho
vay 5048 9286 11248 4238 83.95 1962 21.13
DS thu
nợ 2685 7864 7896 5179 192.89 32 0.41
Dư nợ 5826 10428 16795 4602 78.99 6367 61.06
( Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng) Quy mô tín dụng thể hiện qua doanh số cho vay và doanh số thu nợ
Doanh số cho vay năm 2019 đạt 11.248 tỷ đồng , tăng 21,13% so với năm 2018 và 122,82% so với năm 2017. Doanh số thu nợ năm 2019 đạt 7896 tỷ đồng tăng 0,41% so với năm 2018 và tăng 194,08% so với năm 2017. Qua đó ta thấy quy mô tín dụng của
MSB Đống Đa đều tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh số thu nợ năm 2019 chỉ tăng 0,41%, không đáng kể so với năm 2018. Nguyên nhân doanh số thu nợ năm 2019 tăng không đáng kể so với năm 2018 là do MSB Đống Đa cũng như các ngân hàng khác vẫn còn tồn tại những rủi ro tín dung và chưa có những giải pháp hạn chế triệt để.
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay theo thời hạn tín dụng tại MSB Đống Đa (2017-2019)
ĐVT: Tỷ đồng Dư nợ Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng
Ngắn hạn 2511 47.50% 4987 47.82% 10223 60.87%
Trung & dài
hạn 2775 52.50% 5441 52.18% 6572 39.13%
( Nguồn: Phòng Kế toán) Dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2019 đạt 10223 tỷ đồng, tăng 105% so với năm 2018 và 307,13% so với năm 2017. Dư nợ vay trung & dài hạn năm 2019 đạt 6572 tỷ đồng, tăng 20,78% so với năm 2018 và 136,83% so với năm 2017. Qua số liệu này ta thấy dư nợ cho vay ngắn, trung & dài hạn đều tăng từ năm 2017 đến năm 2019, đặc biệt tốc độ tăng trung và dài hạn, năm 2019 tăng gấp 2 lần so với năm 2018 và tăng xấp xỉ 5 lần so với năm 2017. Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đầu tăng qua các năm nhưng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn. Mặc dù, cơ cấu cho vay giữa ngắn hạn, trung và dài hạn giữa các năm không có sự biến động lớn, nhưng đã thể hiện chiều hướng tăng hợp lý, ổn định của MSB Đống Đa.
Biểu đồ 2.3. Dư nợ cho vay theo loại tiền tại MSB Đống Đa (2017-2019) ĐVT: Tỷ đồng
(Ng uồn: Phòng Kế toán) Dư nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ năm 2019 đạt 2467 tỷ đồng tăng 22,92% so với năm 2018 và 314,12% so với năm 2017. Dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam đạt 14492 tỷ đồng, tăng 60,53% so với năm 2018 và 164,16% so với năm 2017
Lượng cho vay giữa đồng nội tệ và ngoại tệ của MSB Đống Đa có sự thay đổi qua các năm và dư nợ cho vay bằng VNĐ là chủ yếu. Dư nợ cho vay ngoại tệ chỉ chiếm 9,78% tổng dư nợ cho vay năm 2017, tăng đến 18,19% năm 2018 và giảm xuống còn 14,55% sang đến năm 2019. Điều này thể hiện phần nào nguồn vốn ngoại tệ tại MSB Đống Đa còn chưa ổn định, cần triển khai nhiều phương án để hướng tới các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhiều hơn.
2.1.3.3. Hoạt động khác
a) Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Lợi dụng vị thế và mối quan hệ trong ngành hàng hải, giao thương buôn bán, MSB Đống Đa phát huy tốt vai trò đầu mối thanh toán xuất nhập khẩu, cân đối ngoại tệ nên công tác
thanh toán xuất nhập khẩu trong năm đã có một sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực.
b) Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.3. Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại MSB Đống Đa
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối Doanh số mua vào
USD 9875 10040 165 98.36%
EUR 542 698 156 77.65%
JPY 459 706 247 65.01%
Doanh số bán ra
USD 9874.6 10039 164.4 98.36%
EUR 540.98 698 157.02 77.50%
JPY 458.92 705.68 246.76 65.03%
( Nguồn: Phòng Kế toán)
Năm 2018, Chi nhánh đã đáp ứng được tốt nhu cầu mua – bán ngoại tệ phát sinh, doanh
số mua – bán ngoại tệ của Chi nhánh đạt 10.876 tỷ đồng. Đảm bảo nguồn ngoại tệ bán ra được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo việc thanh toán xuất nhập khẩu cũng như tiến độ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Năm 2019, tổng doanh số mua – bán ngoại tệ đạt 11.444 tỷ đồng , tăng 568 tỷ đồng so với năm 2018. Nhưng kết quả đạt được trên là nhờ vào sự chú trọng trong công tác hoàn thiện sản phẩm ngoại hối, cải tiến công nghệ của mình. Hiện nay MSB Đống Đa đã cải tiến thiết bị công nghệ thông tin hiện đại, các giao dịch đều được thực hiện trên hệ thống Reuters, chương trình KoreBank – một chương trình hiện đại của Hàn Quốc, thông báo bằng internet, fax, điện thoại và hệ thống điện tử liên Ngân hàng. Những công nghệ hiện đại này đã góp phần làm hạn chế rủi ro trong giao dịch đảm bảo an toàn cao cho cả khách hàng và ngân hàng làm tăng uy tín và độ tin cậy của khách hàng đối với MSB Đống Đa.