CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VIỆC PHÒNG NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG
2.2. Thực trạng công tác phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại MSB chi nhánh Đống Đa
2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng tại MSB chi nhánh Đống Đa
Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng tiền trước cho người vay, do vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng, rủi ro tín dụng xảy ra nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc hoặc/và lãi thấp. Công cụ đo lường trực tiếp, chủ yếu và phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ xấu. Ở Việt Nam, phần lớn các NHTM trong đó có MSB đều thực hiện phân loại nợ bằng phương pháp định lượng ( Phân loại nợ theo điều 10, Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về “phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”). Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ ( trừ các khooản trả thay theo cam kết ngoại bảng) thành 05 nhóm như sau:
Nợ nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn), bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý), bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nợ nhóm 3( Nợ dưới tiêu chuẩn), gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ gia hạn nợ lần đầu;
- Các khoản được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;
+ Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5%
vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;
+ Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;
+ Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Các khoản nợ đang thu hồi theo kết luận Thanh tra
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này
Nợ nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ), gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định của thanh tra nhưng đã quá hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của Điều này;
Nợ nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn), gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ phải thu hồi theo quyết định của thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
- Các khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;
● Theo chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ*100%
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được.
Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo nhóm tại MSB Đống Đa (2017-2019)
ĐVT: Tỷ đồng Dư nợ Năm 2017 Tỷ trọng Năm 2018 Tỷ trọng Năm 2019 Tỷ trọng Nhóm 1 5290,5906 90,81% 10155,8292 97,39% 15768,8255 93,89%
Nhóm 2 318,0996 5,46% 55,2684 0,53% 775,929 4,62%
Nhóm 3 68,7468 1,18% 96,9804 0,93% 70,539 0,42%
Nhóm 4 97,2942 1,67% 46,926 0,45% 95,7315 0,57%
Nhóm 5 51,2688 0,88% 72,996 0,70% 83,975 0,50%
( Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro) Qua bảng trên ta thấy, nợ quá hạn từ nhóm 1 đến nhóm 3 ( dưới 180 ngày) năm 2017 là 5677,437 tỷ đồng, chiếm 97,45% tổng dư nợ. Sang đến năm 2018 tăng đến 10308,78 tỷ đồng, chiếm 98,05% tổng dư nợ. Đến cuối năm 2019, nợ quá hạn ở 3 nhóm này là 16615,2935 tỷ đồng, chiếm 98,93% tổng dư nợ
Số nợ quá hạn ở nhóm 4 ( từ 181-360 ngày) – nợ nghi ngờ năm 2017 là 97,2942 tỷ đồng ( chiếm 1,67% tổng dư nợ), giảm xuống còn 46,926 tỷ đồng vào năm 2018 ( chiếm 0,45% tổng dư nợ), sang đến năm 2019 tăng lên 95,7315 tỷ đồng ( chiếm 0,57% tồng dư nợ).
Về số nợ quá hạn ở nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn thì tỷ trọng đã giảm qua các năm. Năm 2017 là 0,88%/ Tổng dư nợ, sang đến năm 2018 giảm còn 0,7% và đến năm 2019 chỉ còn lại 0,5%/ Tổng dư nợ
Điều này cho thấy khả năng kiểm soát nợ của MSB Đống Đa là tương đối chắc, số nợ khó đòi giảm dần cho thấy dấu hiệu khả quan trong việc quản lý và các biện pháp làm hạn chế rủi ro tín dụng. Chất lượng tín dụng của MSB Đống Đa được nâng lên đáng kể, tạo tiền đề quan trọng trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
● Theo chỉ tiêu phản ánh nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ*100%
Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn (từ nhóm 3 tới nhóm 5) và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn.
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ nợ xấu tại MSB Đống Đa (2017-2019)
( Nguồn : Phòng quản lý rủi ro)
Tỷ lệ nợ xấu của MSB chi nhánh Đống Đa giảm dần từ năm 2017 là 3,73% xuống 2,08% năm 2018 và giảm còn 1,49% vào cuối năm 2019. Điều này cho thấy khả năng kiểm soát, cũng như thu hồi vốn của MSB Đống Đa được cải thiện khá đáng kể. Theo đà đó cần đề ra các biện pháp triệt để hơn và thi hành một cách chặt chẽ để tỷ lệ nợ xấu cũng như rủi ro tín dụng không còn là những vấn đề nóng, từ đó thúc đẩy phát triển kinh doanh của ngân hàng.
● Một số chỉ tiêu khác
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu đánh giá RRTD tại MSB Đống Đa (2017-2019)
STT Chỉ tiêu 2017 2018 2019
1 Dư nợ bình quân/Khách
hàng vay (triệu VNĐ) 2760 3048 2984
2 Tỷ lệ quay vòng vốn tín
dụng 47.52% 81.93% 56.81%
3 Tỷ lệ lợi nhuận từ tín dụng 7.40% 9.02% 12.26%
4 Tỷ lệ xóa nợ 4.27% 3.16% 1.88%
5 Tỷ lệ dự phòng 1.27% 0.53% 0.76%
( Nguồn: Phòng Quản lý rủi ro) Dư nợ bình quân cho vay của một khách hàng thể hiện số tiền cho vay/một khách hàng năm 2018 đạt mức cao nhất là 3.048 triệu đồng. Bên cạnh đó vòng quay vốn tín dụng trong năm 2018 đạt tỷ lệ 81.93%, cao nhất trong 3 năm chứng tỏ việc quay vòng vốn tín dụng nhanh, thu hồi nợ nhanh chóng và đúng hạn. Điều này cho thấy hệ thống xếp hạng tín dụng cũng như kiểm soát rủi ro tín dụng đã được tận dụng một cách khá tốt. Đến năm 2019, việc phòng chống rủi ro tín dụng cũng ngày càng hoàn thiện hơn, công tác thẩm định cho vay diễn ra cũng ngày một chặt chẽ hơn trong môi trường kinh tế nhiều biến động do vậy mà dư nợ bình quân/Khách hàng cũng giảm so với năm 2018, còn 2.984 triệu đồng, tỷ lệ vòng quay vốn tín dụng cũng giảm, còn 56,81%.
Tỷ lệ xóa nợ là số nợ được xóa trên dư nợ bình quân. Tỷ lệ này được giảm dần từ năm 2017 đến năm 2019 trong khi dư nợ bình quân tăng trưởng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ nợ quá hạn được xóa giảm dần, hoạt động thu hồi nợ xấu tốt hơn qua các năm. Tỷ lệ dự phòng thể hiện là % dư nợ được dự đoán là không có khả năng thu hồi.
Tỷ lệ này trong 2 năm 2018 và 2019 giảm đáng kể so với năm 2017, từ 1,27% năm 2017 xuống 0,53% năm 2018 và 0,76% năm 2019. Cũng như các ngân hàng khác MSB Đống Đa thực hiện trích lập dự phòng theo Thông tư 02/2013 TT-NHNN về “ phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”, tỷ lệ trích lập dự phòng tăng dần từ nhóm 2 đến nhóm 5. Do đó, tỷ lệ dự phòng giảm thể hiện nợ xấu không có khả năng thu hồi giảm, chất lượng tín dụng tốt hơn trong các năm 2018, 2019. Năm 2019 tỷ lệ dự phòng cao hơn năm 2018 không đáng kể vì một phần do nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) trong năm 2019 tương đối cao, gấp 4 lần nợ nhóm 2 năm 2018. Tóm lại, tổng dư nợ tín dụng vẫn giữ vững mức tăng trưởng đều, cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm có sự thay đổi không đồng nhất qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, tỷ lệ xóa nợ và tỷ lệ dự phòng giảm dần. Điều đó thể hiện phần nào sự thành công của MSB Đống Đa trong việc hoàn thiện hệ thống quản trị tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của các khoản vay, đặc biệt năm 2019, năm khó khăn của thị trường tiền tệ nói chung , thị trường tài chính ngân hàng nói riêng của Việt Nam và thế giới.
2.2.2. Thực trạng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại MSB chi nhánh Đống Đa 2.2.2.1. Nhận biết RRTD
Rủi ro tín dụng ẩn chứa trong những khoản cho vay có vấn đề và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng, MSB Đống Đa đã đưa ra một số dấu hiệu cơ bản giúp các cán bộ tín dụng nhận biết, phán đoán và sớm có những biện pháp kịp thời ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
Về phía khách hàng, MSB Đống Đa đã đưa ra một số dấu hiệu quan trọng trong việc nhận biết rủi ro tín dụng:
- Sự giảm sút bất thường số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng xuất hiện những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được nguyên nhân của sự thay đổi đó.
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn
- Thanh toán nợ gốc không đầy đủ và không đúng hạn.
- Chậm gửi hoặc trì hoãn những báo cáo tài chính theo yêu cầu của ngân hàng mà không giải thích được một cách minh bạch và thuyết phục.
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các kỳ hạn nợ nhiều lần không có lý do khách quan về việc xin gia hạn và điều chỉnh kỳ hạn nợ.
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả.
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu vay dự kiến.
- Có dấu hiệu sử dụng nhiều nguồn tài trợ ngắn hạn cho các hoạt động đầu tư dài hạn.
- Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đảm bảo đã cho người khác thuê, bán hoặc trao đổi, không còn tồn tại.
- Chấp nhận sử dụng vay với giá trị cao, với mọi điều kiện.
- Trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại đến với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà không có sự công khai minh bạch.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính của khách hàng cũng được MSB Đống Đa đưa ra một cách rõ nét:
- Có sự chênh lệch giữa doanh thu và dòng tiền thực tế so với mức độ dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.
- Hệ thống quản trị hoặc ban điều hành xuất hiện những mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Lập kế hoạch xác định mục tiêu kém, xuất hiện các hành động nhất thời không có khả năng đối phó với những thay đổi.
- Thuyên chuyển nhân viên diễn ra thường xuyên.
- Quản lý có tính chất gia đình, có biểu hiện thiếu tin tưởng vào những người quản lý không thuộc gia đình. Cho thành viên gia đình chưa được đào tạo, có kinh nghiệm đảm đương vị trí then chốt.
- Cấp tín dụng trên những cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hoặc các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản cấp tín dụng.
2.2.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng
Đo lường RRTD được xem là một khâu quan trọng nhất trong quy trình quản trị RRTD. Mục tiêu của đo lường RRTD chính là giúp ngân hàng lượng hóa được rủi ro mà mình gặp phải trong một khoảng thười gian nhất định qua đó có những biện pháp chống đỡ rủi ro thích hợp như thiết lập mức dự phòng để bù đắp tổn thất rủi ro.
Ngân hàng có thể tiếp cận nhiều cách khác nhau để đo lường rủi ro. Không có phương pháp đo lường nào là phù hợp với mọi ngân hàng, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một phương pháp đo lường phù hợp với tình hình thực tế tại ngân hàng mình. Hiện nay, ngân hàng ở các nước phát triển đã áp dụng các mô hình được sử dụng để phân tích định lượng RRTD như mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính, mô hình tính toán lỗ dự kiến. Ở Việt Nam hầu hết các ngân hàng chưa thực hiện việc đo lường rủi ro bằng phương pháp hiện đang được các ngân hàng áp dụng như phương pháp phán đoán, phương pháp xếp hạng tín dụng, phương pháp điểm số.
MSB Đống Đa đã sử dụng phương pháp đo lường tín dụng truyền thống qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu,... Ngoài ra, MSB Đống Đa còn sử dụng phương pháp xếp hạng tín dụng. Tùy theo đối tượng là khách hàng doanh nghiệp, hộ gia đình hay chủ trang trại mà cán bộ tín dụng sử dụng bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của các khoản tín dụng.
Đối với phương pháp xếp hạng tín dụng MSB Đống Đa xếp khách hàng vào các hạng tín dụng khác nhau. Mỗi hạng tín dụng thể hiện xác suất vỡ nợ khác nhau của khách hàng từ đó có những yêu cầu về tỷ lệ cho vay và mức dự phòng tương ứng.
Cán bộ tín dụng thực hiện việc xếp hạng doanh nghiệp thành 10 hạng theo quy định của MSB Đống Đa, có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, và D
Bảng 2.6. Xếp hạng mức độ rủi ro của KHDN tại MSB Đống Đa
Xếp hạng Đặc điểm Mức độ rủi ro
AAA: Loại tối ưu ( Điểm tín dụng tốt nhất dành cho khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất)
Tình hình tài chính mạnh;
Năng lực cao trong quản trị;
Hoạt động đạt hiệu quả cao;
Triển vọng phát triển lâu dài;
Rất vững vàng trước tác động của môi trường kinh doanh;
Đạo đức tín dụng cao.
Thấp nhất
AA: Loại ưu
Khả năng sinh lời tốt;
Hoạt động hiệu quả và ổn định;
Quản trị tốt;
Triển vọng phát triển lâu dài;
Đạo đức tín dụng tốt.
Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại
AAA
BB: Loại trung bình khá
Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn;
Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thương bởi
những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh
Trung bình ( khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được đảm bảo hơn khách hàng
loại BBB)
Xếp hạng Đặc điểm Mức độ rủi ro
CCC: Loại dưới trung bình
Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động;
Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hay một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.
Cao ( là mức cao nhất có thể chấp nhận, xác suất
vi phạm hợp đồng tín dụng cao. Nếu không có những biện pháp kịp thời
thì ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn