Các y ếu tố nội sinh của răng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ phát hiện sâu răng bằng kỹ thuật huỳnh quang (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.2.3. B ệnh căn sâu răng

1.2.3.3. Các y ếu tố nội sinh của răng

* Giải phẫu và mô học của men răng.

-Men răng có nguồn gốc ngoại bì, men răng là một tổ chức cứng nhất của cơ thể. -Về mặt lý học: men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, với tỉ trọng 2,3-3 so với ngà răng. Mầu sắc của men răng tùy thuộc vào tỷ lệ thành phần các dạng tinh thể, khoảng cách và sự sắp xếp của các tinh thể men.

+ Với men răng của răng mới mọc, thường có màu trong và có ánh xanh, do thành phần tinh thể có các muối của kim loại Fe, Mg, Al,…Khi men răng trưởng thành các muối này dần được thay thế làm cho men răng mất ánh xanh và trắng hơn.

+ Với răng bị hủy khoáng hoặc sâu răng giai đoạn sớm, men có mầu trắng đục, do khi giảm pH<5,5 các tinh thể Carbonat và Hidroxyapatit có sức đề kháng kém hơn bị hòa tan trong trước, chỉ còn lại chủ yếu là tinh thể Fluorapatit(có mầu trắng và phản quang mạnh do có fluor) bền vững hơn chưa bị tan, nếu sự hủy khoáng càng nhiều thì khoảng cách của các tinh thể càng tăng và làm cho men có mầu trắng đục rõ hơn, có thể quan sát được ngay cả khi bề mặt răng ướt [35], [36].

Ngày nay đặc điểm này được ứng dụng trong chẩn đoán và theo dõi sâu răng sớm trên lâm sàng.

-Men răng phủ toàn bộ thân răng, dày mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5 mm và mỏng nhất ở vùng cổ răng.

-Về mặt hóa học gồm:

+Thành phần vô cơ

Thành phần chính của khoáng chất men răng bao gồm canxi, phosphat và các

ion Hydroxy, ba thành phần này tham gia cấu thành

Hydroxyapatit(3[(PO4)2Ca3]Ca(OH)2) là dạng tinh chính của men răng.

Các thành phần khác như F, Fe, Mg, Sn, K, Cl,…tham gia cấu tạo nên các dạng tinh thể khác của men răng, tuy các dạng tinh thể khác này chỉ chiếm một phần tỷ lệ nhỏ trong các tinh thể cấu thành men răng nhưng chúng lại có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới tính chất hóa lý và sức đè kháng của men răng.

Men răng là một mô vô bào bao gồm 80-90% theo thể tích của các tinh thể carbonated calcium hydroxyapatite (3[(PO4)2Ca3]Ca(OH)2) (Angmar et al, 1963;..

Robinson et al, 1971, 1983; Elliott, 1997). Việc còn lại 10-20% bao gồm chất lỏng và hữu cơ, thường proteinaceous và các còn lại là các tinh thể dạng muối Carbonat của Mg và một lượng nhỏ Clorua, Flourua và Sunfat của Natri và Kali. Sự phân bố của các thành phần này là không đồng nhất (Angmar et al, 1963;.. Robinson et al, 1971, 1983), điều này làm cho răng có hình thái đặc thù riêng biệt.

Các carbonated-apatite crystals là dài (có thể lên đến 1 mm), rộng cỡ 50 nm và dày cỡ 25 nm, kéo dài từ ngà về phía bề mặt men răng (Johansen, 1965). Thực sự nó kéo dài liên tục từ ngà vào bề mặt men. Chúng được sắp xếp trong bó khoảng 1000 tinh thể, ta gọi là lăng kính men. Các tinh thể hydroxyapatite chủ yếu được bố trí dài của họ trục song song với trục dài của gương cầu. Tuy nhiên, ở ngoại vi của mỗi lăng kính, các tinh thể đi chệch một chút từ định hướng này, tạo ra một giao diện giữa lăng kính, nơi có xu hướng liên không gian hơn (Boyde, 1989). Không gian đó là khả năng cung cấp các con đường khuếch tán trong các mô, một tính năng quan trọng đối với sâu răng.

Mật độ tinh thể/ lăng kính ở men, trong đó xác định hàm lượng khoáng chất không đồng đều. Nói chung, điều này làm giảm từ bề mặt men vào trong phía ngà răng, trong khi (có lẽ) lỗ khí, chất lỏng, và các vật liệu hữu cơ tăng theo hướng này. Tại các địa điểm cụ thể, độ xốp, protein, và phân phối tinh thể khá phức tạp (Robinson et al., 1971, 1983).

Men bao gồm 80-90% của hydroxyapatite carbonated, cấu trúc của khoáng chất này là quan trọng để lý giải việc bị acid tấn công. Các thành phần khoáng chất của men cơ bản là một hydroxyapatite canxi, công thức cân bằng hóa học cho apatit hydroxy là Ca10 (PO4) 6 (OH) 2 (Kay et al., 1964).

Tỉ lệ các thành phần hóa học của men răng có sự thay đổi ngay trong từng cá thể, từng răng và vị trí men răng, sự sắp xếp của các tinh thể, thời gian và môi trường miệng [36].

-Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1% trong đó có protein chiếm một phần quan trọng.

* Cấu trúc tổ chức học

Quan sát kính hiển vi thấy hai loại đường vân: Đường Retzius thấy trên tiêu bản cắt ngang là các đường chạy song song nhau và song sơn với đường viền ngoài của lớp men cũng như với đường ranh giới men, ngà ở phía trong.

Đường trụ men chạy suốt chiều dày men răng, đôi khi có sự gấp khúc và thay đổi hướng đi của trục men.

Trụ men cú đường kớnh từ 3-6 àm khi cắt ngang trụ men ta thấy hướng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ.

* Cấu trúc siêu vi của men

Thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi và sắp xếp dọc theo trụ men, có vùng lại hợp với trụ men một góc 400 , thành phần vô cơ là các khối tinh thể to nhỏ không đều dài 1

àm, rộng 0,04-1àm, cỏc tinh thể chủ yếu của trụ men là cỏc tinh thể giả apatit (thay PO4=CaCO3, MgCO3, CaF2,…)

Sự sắp xếp của các tinh thể men răng có sự khác nhau tại các vị trí của men trên răng: Tại vùng men răng ở các bề mặt nhẵn, các tinh thể xếp chồng lên nhau theo hình xương cá, sự sắp xếp này tạo ra nhiều khoảng trống giữa các trụ men, đây là điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi chất của men răng với môi trường miệng khi men răng mới mọc và chưa trưởng thành.

Tại vùng men ở hố rãnh, các tinh thể sắp xếp chồng lên nhau theo hình lốc xoáy hay hình mái ngói, sự sắp xếp này tạo ra sự khít sát cao và dầy đặc hơn của các tinh thể men(Hydroxyapatit). Điều này làm cho men răng vùng này cứng hơn so với men răng tại bề mặt nhẵn ngay tại thời điểm khi men răng mới mọc, tuy nhiên chính sự khít sát cao này cũng làm hạn chế sự trưởng thành của men răng sau khi mọc( Fluorapatit thay thế cho Hydroxyapatit rất thấp, làm giảm tính đề kháng khi men răng trưởng thành).

Đây cũng chính là một trong các lý do giải thích tại sao vùng hố rãnh có tỷ lệ sâu răng cao hơn vùng mặt nhẵn của răng, cũng như việc phòng sâu răng cho vùng này bằng các biện pháp cung cấp cho kết quả không cao.

* Qúa trình trao đổi chất của men răng

+Trao đổi chất của men răng mới mọc: Răng sau khi mọc và tiếp xúc với môi trường miệng, việc tạo men đã chấm dứt, con đường dinh dưỡng và trao đổi chất theo đường toàn thân từ tủy răng qua dịch ngà bị hạn chế dần, bù lại môi trường miệng lại là nguồn cung cấp khoáng chất cho men răng. Quá trình trao đổi chất của men răng và môi trường miệng diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt đời sống của răng, tuy nhiên mức độ trao đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc men, pH và thành phần khoáng chất của nước bọt, thời gian,…

Trong thời gian 1-2 năm đầu tính từ khi răng mọc diễn ra sự trao đổi chất mạnh mẽ với các thành phần khoáng hóa của môi trường miệng, nhóm Carbonat(men răng

chưa được hoàn thiện có thành phần Apatite chứa nhiều Carbonat là dạng tinh thể dễ bị phân hủy khi có sự tấn công của acid ở mức pH dưới 5,5) dần được thay thế bởi flour hoặc hydroxyl để tạo thành Hydroxyapatite và Fluorapatite, Fluorapatite bền vững hơn chỉ bị hòa tan khi pH giảm tới mức 4,5 [37], [38].

+Trao đổi chất của men răng đã trưởng thành

Quá trình trao đổi chất với môi trường miệng vẫn diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt đời sống của răng, nhưng có sự thay đổi về mức độ ở các độ sâu khác nhau của men. Sự trao đổi khoỏng chất diễn ra chủ yếu ở lớp men phớa ngoài( vài àm từ ngoài vào), quá trình này có chiều hướng giảm đi ở những lớp men phía trong.

Xét về bản chất hóa học ngoài việc tiếp nhận khoáng chất từ môi trường miệng để thay thế hay tạo lập tinh thể khác trong men(tái khoáng), song song với nó cũng diễn ra quá trình hủy khoáng và cung cấp khoáng chất vào môi trường miệng. Yếu tố môi trường miệng có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới cán cân trao đổi chất của men răng với môi trường miệng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị hỗ trợ phát hiện sâu răng bằng kỹ thuật huỳnh quang (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)