Tiến trình dạy- học

Một phần của tài liệu TK văn 8 tuan 19, 20, 21 (5512 van 8) (Trang 27 - 30)

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a)Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những kiến thức đã học để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ GV giao

c) Sản phẩm: Phần kiến thức cũ của HS d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Ngày tết gia đình em chuẩn bị những gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Học sinh: làm việc cá nhân -> đứng tại chỗ trả lời - Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.

Bước 3: báo cáo kết quả - 2 HS báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học:

Khi những ngày Tết đến, trên ban thờ của mọi nhà đã có bánh chưng, có mâm ngũ quả, trong nhà đã có mai, đào, cúc, quất…dưới bếp đã sẵn rượu thịt, dưa hành, trước cổng nhà đã treo cây nêu,tràng pháo, mà vẫn chưa có câu đối đỏ nghĩa là cái Tết vẫn chưa đủ đầy. Chính vì vậy mà khắp các vỉa hè, rìa chợ xưa vẫn đông đúc các ông đồ ngồi viết chữ, hình ảnh ông đồ với áo the, khăn xếp cũng từ đó mà khắc ghi vào trong

tâm khảm của hàng triệu người dân Việt Nam. Vũ Đình Liên cũng lớn lên qua những mùa xuân như thế, những cái Tết có bóng dáng của ông đồ và câu đối đỏ. Để rồi khi thời cuôc đổi thay, ông đồ xưa ấy đã dần thưa thớt, những thân phận ấy như mây trôi

bèo dạt về đâu, nhà thơ mới có một niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận ông đồ, cho một lớp người tàn tạ và sự tiếc nuối một truyền thống đẹp đẽ của dân tộc đã mai một theo năm tháng. Bài thơ “Ông đồ” chính là từ tính cảm đó của nhà thơ mà ra đời.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Giới thiệu chung

a)Mục tiêu:

- Học sinh nắm được những thông tin chung về tác giả và tác phẩm

b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống câu hỏi khai thác chú thích sgk

c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS + Nêu được thông tin về tác giả

+ Nêu được hoàn cảnh sáng tác văn bản d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Nêu nét chính về tác giả ?

. Gv hướng dẫn HS quan sát chân dung nhà thơ và tìm hiểu thêm thông tin qua tài liệu đã chuẩn bị .

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

? Bài thơ có vị trí như thế nào trong sáng tác của Vũ Đình Liên?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: lắng nghe câu hỏi->

vận dụng chú thích sgk làm việc cá nhân

- Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi

- Học sinh bổ sung thông tin Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

- Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức

I. Giới thiệu chung

1.Tác giả

- Sinh ngày 12/11/1913, mất ngày 18/1/1996.

- Quê gốc Hải Dương .Là một trong những nhà thơ lớp đầu của phong trào Thơ mới .

- Ông làm thơ, nghiên cứu và dịch thuật. Thơ ông mang nặng lòng thương cảm và nỗi niềm hoài cổ.

2 .Văn bản

- Thể thơ ngũ ngôn

- Là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên.

- In trên báo Tinh hoa

Nhiệm vụ 2: Đọc - hiểu văn bản a)Mục tiêu:

- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của văn bản, tìm hiểu được chú thích, thể thơ, chia bố cục và cảm nhận hình ảnh ông đồ.

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ khai thác văn bản.

c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

học tập: HS đọc, tìm hiểu chú thích, pt bố cục, pt hình ảnh ông đồ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh: lắng nghe câu hỏi->

vận dụng kiến thức đã học -> khái quát kiến thức.

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, chốt kiến thức

?Nên đọc bài thơ này với giọng điệu như thế nào ?

HS đọc, HS nhận xét, Gv nhận xét, GV đọc .

GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích: ông đồ, nghiên, mực tàu, phượng múa rồng bay

?Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi

Một phần của tài liệu TK văn 8 tuan 19, 20, 21 (5512 van 8) (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w