A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
a.Ví dụ SGK - Tr14 b. Nhận xét:
VDa
- Câu 1 là câu chủ đề:
Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
Câu 2: Cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi.
Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiểm.
Câu 4: Nêu sự thiếu nước ngọt ở các nước thế giới thứ ba.
Câu 5: Nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước.
-Từ “ nước” ( lặp lại 5 lần). Đây là từ ngữ quan trọng để thể hiện chủ đề của đoạn văn
- Mối quan hệ giữa các câu rất chặt chẽ:
? Tìm từ ngữ thể hiện chủ đề của đoạn văn? Vai trò của từ ngữ đó?
? Mối quan hệ giữa các câu ntn?
? Nội dung đoạn văn đượct trình bày theo cách nào?
? Đây có phải là đoạn văn miêu tả, kể chuyện hay biểu cảm, nghị luận không? tại sao?
- HS đọc đoạn b, sgk/14.
? Đoạn văn thuyết minh vấn đề gì?
+ Câu 1: Nêu chủ đề khái quát.
+ Các câu 2, 3, 4 giới thiệu cụ thể những biểu hiện cụ thể của sự thiếu nước. Câu 5 dự báo sự việc trong tương lai
=> theo lối diễn dịch.
- Không vì đoạn văn không kể, không thuật những chuyện, việc về nước. Đoạn văn không biểu hiện cảm xúc gì của người viết một cách trực tiếp hay gián tiếp. Đoạn văn cũng không bàn luận, phân tích, chứng minh, giải thích vấn đề gì về nước .
- Đây là đoạn văn thuyết minh vì cả đoạn nhằm giới thiệu vấn đề thiếu nước ngọt trên thế giới hiện nay. T/minh một sự việc, hiện tượng tự nhiên-xã hội.
VDb
- Cuộc đời và những cống hiến của Phạm Văn Đồng.
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng.
- Câu chủ đề : Câu 1
Câu 1: vừa nêu chủ đề vừa giới thiệu quê quán, khẳng định phẩm chất và vai trò của ông: Nhà cách mạng và nhà văn hoá.
- Câu 2 sơ lược giới thiệu quá trình hoạt động
? Từ ngữ chủ đề của đoạn? Câu chủ đề của đoạn?
? Cách sắp xếp các câu ra sao?
? Qua hai đoạn văn a, b hãy cho biết các câu trong đoạn văn thuyết minh được sắp xếp theo trật tự nào?
- HS đọc đoạn a, sgk/14
? Đoạn a thuyết minh đối tượng nào?
(Cây bút bi.)
? Em nhận xét gì về cách thuyết minh đó?
và Nhà nước mà đồng chí PVĐ từng trải qua.
- Câu 3 nói về quan hệ của ông với Chủ tịch HCM. -> theo lối diễn dịch. Các câu sắp xếp theo thứ tự trước sau (thời gian).
c. Kết luận
Ghi nhớ 1,2 SGK
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
a. Ví dụ SGK/14 b. Nhận xét:
VD a.
* Nhược điểm
+ Không rõ câu chủ đề.
+ Chưa rõ công dụng.
+ Các ý trình bày lộn xôn, thiếu mạch lạc.
*Cách sửa: Cần tách thành 3 ý rõ ràng:
+ Cấu tạo.
+ Công dụng.
+ Cách sử dụng.
Và khi dựng đoạn văn này cần để câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn.
? Theo em, thuyết minh về cây bút bi thì thuyết minh như thế nào?
- Thảo luận nhóm và trả lời
- Gọi HS đọc đoạn b, sgk/14.
? Đoạn văn trên chưa hợp lí chỗ nào?
? Nên giới thiệu về đèn bàn ra sao?
? Ta có thể tách đoạn văn trên thành mấy đoạn? Mỗi đoạn nên viết ntn?
- HS đọc Ghi nhớ, sgk/15
H/s đọc y/c -> thực hiện -> trình bày -> gv nx và sửa chữa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng chú thích sgk làm việc cá nhân - Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi - Học sinh bổ sung thông tin
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ
VD b.
* Nhược điểm:
- Giới thiệu chưa hợp lí, phần thuyết minh còn lộn xộn phức tạp hóa khi giới thiệu cấu tạo của chiếc đèn bàn. Câu 1 với các câu sau gắn kết gượng gạo.
* Cách sửa
- Giới thiệu bằng phương pháp nêu định nghĩa, giải thích và phân loại, phân tích
nên tách làm 3 đoạn
+ Phần đèn: bóng, đuôi, dây, công tắc.
+ Phần chao đèn.
+ Phần đế đèn.
* Ghi nhớ: SGK/15
sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Giáo viên chốt kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào viết bài.
b) Nội dung: Thực hiện các yêu cầu GV giao c) Sản phẩm: Phần làm bài tập của HS
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- Phần trình bày của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét phần trình bày của HS đánh giá và bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS.
Bài 1: Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
HS viết đoạn -> 3 HS trình bày trước lớp -> Gv chấm chữa trực tiếp 3 HS
* Chú ý:
- Mỗi đoạn viết ngắn gọn: từ một đến ba câu trong một đoạn.
- Hấp dẫn, ấn tượng, kết hợp biểu cảm, miêu tả, kể chuyện.
Ví dụ:
*MB
Ai có dịp đi qua ... sẽ thấy một ngôi trường lớn nằm bên dòng sông Hương thơ mộng với nhà cao 2 tầng khang trang. Đó chính là trường em - THCS ....
+ KB: Em yêu trường em và cùng các bạn giữ gìn ngôi trường sạch, đẹp dể mãi mãi là mái nhà chung cho các thế hệ trẻ như em được học tập; rèn luyện và trưởng thành.
*KB:
Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời tôi.
Bài 2
Viết đoạn văn thuyết minh chủ đề: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
GV hướng dẫn HS viết: Có thể cụ thể hóa, phát triển thành một vài ý nhỏ sau:
- Năm sinh, năm mất, quê quán, gia đình.
- Đôi nét về quá trình hoạt động, sự nghiệp.
- Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn TM
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV giao c) Sản phẩm: Phần trình bày miệng của HS d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Bài tập: Viết đoạn văn giới thiệu sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 1.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh: làm việc cá nhân -> trao đổi với bạn cặp đôi-> trình bày miệng Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày
- bài học về tình yêu cuộc sống, tình yêu lí tưởng, cách mạng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức Ví dụ:
Sách ngữ văn 8 tập 1 gồm 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phân môn:
văn, tiếng Việt, tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có hai phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ: phân môn văn thường có các mục: Văn bản, chú thích, đọc – hiểu văn bản, ghi nhớ, luyện tập.
- Ôn lại nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ.
- Tiếp tục nhận diện các văn bản thuyết minh.
- Dựng đoạn văn thuyết minh.
- Nhận xét và sửa chữa đoạn thuyết minh viết sai.
Tuần Tiết 80
Ngày soạn:
Ngày dạy QUÊ HƯƠNG
(TẾ HANH) Môn học: Ngữ văn lớp: 8
Thời gian thực hiện: 1 tiết ( 80 ) A. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được
- Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm.
- Hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết.
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ.
- Phân tích được những chi tiết miêu tả, biểu cảm đặc sắc trong bài thơ.
2. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực đọc diễn cảm, năng lực sử dụng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
3. Phẩm chất
- Tích cực học tập.
- GD học sinh lòng yêu lao động và yêu quê hương đất nước.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo viên (GV): Ảnh chân dung tác giả Tế Hanh, soạn bài, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể.
- Học sinh (HS): Chuẩn bị bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy- học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a)Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những kiến thức đã học ở bài trước để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: Phần kiến thức cũ của HS d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trong mỗi chúng ta, tình cảm với quê hương luôn là những tình cảm thiêng liêng và sâu nặng. Nếu một ngày nào đó phải xa quê thì tình cảm của em dành cho quê hương như thế nào và những hình ảnh nào của quê hương sẽ đọng lại trong tâm trí em?
2 HS trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh: suy nghĩ và trả lời cá nhân Bước 3: báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học:
GV: Các em ạ, con người ta sinh ra ai cũng có một miền quê để thương nhớ. Với bạn.... quê hương là...
Với cô, .... tình yêu quê hương luôn là mạch nguồn bất tận cho thi ca. Và hôm nay, chúng ta cùng đồng điệu với tình yêu quê hương nồng hậu của người con vạn chài – Tế Hanh qua bài thơ Quê hương.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a)Mục tiêu:
- Học sinh nắm được những thông tin chung về tác giả và tác phẩm
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống câu hỏi khai thác chú thích sgk
c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS + Nêu được thông tin về tác giả
+ Nêu được hoàn cảnh sáng tác văn bản d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập:
GV chiếu tranh chân dung Tế Hanh.
? Nếu được giới thiệu về nhà thơ Tế Hanh, em sẽ nói gì.
? Có em nào bổ sung thông tin về tác giả không.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: lắng nghe câu hỏi-> vận dụng chú thích sgk làm việc cá nhân - Học sinh quan sát, trả lời câu hỏi - Học sinh bổ sung thông tin
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức
Phần giới thiệu của bạn về nhà thơ Tế Hanh khá đầy đủ. Em hãy đối chiếu