A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
II. Đọc - hiểu văn bản( tiếp)
b. Tâm trạng của người tù cách mạng Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu ! - Nhịp thơ biến đổi : Có sự thay đổi về nhịp thơ: 2/ 4 và 6/ 2; 3/3 và 6/2
- Giọng điệu mạnh mẽ, uất ức.
- Từ ngữ cảm thán: ôi, làm sao, thôi
- Sử dụng liên tiếp các tính từ, động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất
-> Tâm trạng bực bội, ngột ngạt, muốn phá tan xiềng xích
-> Khao khát tự do mãnh liệt, hướng tới cuộc đời tự do.
dụng hệ thống từ ngữ ntn?
? Qua đó, giúp em hình dung ra tâm trạng của người tù như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách bộc lộ cảm xúc của nhà thơ?
? Em còn cảm nhận được điều mãnh liệt nào đang diễn ra trong tâm hồn nhà thơ
- Gv bình: Nếu 6 câu thơ đầu gợi ra một không gian mùa hè khoáng đạt, tự do thì 4 câu thơ cuối là một không gian tù túng, chật hẹp. Vì vậy, càng say mê tưởng tượng cuộc sống bên ngoài, càng khao khát cuộc sống tự do, người chiến sĩ càng căm uất khi cứ bị giam hãm trong tù. Niềm khao khát cùng với sự phẫn uất ấy đã trở thành nội lực ở bên trong khiến anh chỉ muốn đạp tung cánh cửa nhà tù, đập tan cả chế độ Thực dân áp bức, bất công. Các em ạ, cách mạng Việt Nam lúc này đang cần kíp lắm, đang chuẩn bị rất tích cực cho cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Là người chiến sĩ, Tố Hữu càng khao khát tự do, để được cống hiến cho cách mạng. Đã vậy, tiếng chim tu hú cứ kêu, cứ dội mãi vào lòng như thôi thúc, giục giã, cảnh mùa hè cứ mời gọi da diết thì càng nhói sâu vào cảnh ngộ người tù, càng khiến người chiến sĩ thêm ngột ngạt, uất ức trong chốn tù đầy.
? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có âm thanh tiếng chim tu hú nhưng ý nghĩa có giống nhau không?
- Gv nhấn mạnh: Khác nhau nó gợi ra 2 thế giới đối lập.
- Hình ảnh tiếng chim tu hú ở đầu
- Hình ảnh tiếng chim tu hú:
Mở đầu bài
thơ
- tín hiệu của mùa hè.
- gợi cuộc sống tự do.
- gợi tâm trạng náo nức Kết
thúc bài thơ
- gợi không gian tù ngục - lời thúc giục mạnh mẽ khát vọng tự do
cuộc sống tự do, gợi tâm trạng náo nức.
-> bộc lộ niềm khát khao cuộc sống tự do.
- Hình ảnh tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ gợi ra không gian tù ngục, lời thúc giục mạnh mẽ khát vọng tự do.
->bộc lộ trực tiếp niềm khát khao tự do
? Hình ảnh tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ đã mang đến một kết cấu đặc biệt cho bài thơ, đó là kết cấu gì?
? Nếu ở 6 câu thơ đầu các em cảm nhận được ở người tù cách mạng là một tâm hồn yêu đời tha thiết thì ở 4 câu thơ cuối, giúp em hiểu thêm nét đẹp nào trong tâm hồn người chiến sĩ?
? Sau khi tìm hiểu hình ảnh chim tu hú đầu và cuối bài thơ và tâm trạng của người tù CM, em hãy cho biết ý nghĩa nhan đề Khi con tu hú ?
? Hãy viết một câu văn có 4 chữ đầu là “ Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ?
? Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
? Những đặc sắc về nội dung của tác phẩm?
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-> kết cấu đầu - cuối tương ứng.
=> Lòng yêu đời, yêu lí tưởng của người chiến sĩ cộng sản trong cảnh tù ngục.
c. Ý nghĩa nhan đề bài thơ
- Nhan đề độc đáo, giàu chất trữ tình, gợi liên tưởng và tạo mạch cảm xúc xuyên suốt cho bài thơ: tín hiệu của mùa hè, cuộc sống tự do; gợi ra không gian tù ngục và là lời thúc giục mạnh mẽ khát vọng tự do.
->HS: Khi con tu hú gọi bầy người tù cách mạng thấy được một bức tranh thiên nhiên mùa hè tưng bừng, rộn rã, người chiến sĩ ấy chỉ muốn đạp tung cánh cửa nhà tù ra với thế giới bên ngoài.
4. Tổng kết.
a.Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.
- Lời thơ đầy ấn tượng bộc lộ cảm xúc thiết tha, sôi nổi, mạnh mẽ
b. Nội dung
- Lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ trong hoàn cảnh tù đày.
*Ghi nhớ (Sách giáo khoa/ T20)
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu:
- Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học giải quyết bài tập cụ thể - Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào viết bài.
b) Nội dung: Thực hiện các yêu cầu GV giao c) Sản phẩm: Phần làm bài tập của HS
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Bài tập 1: Đọc diễn cảm bài thơ Khi con tu hú?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc bài thơ.
- Giáo viên đọc một câu thơ, học sinh đọc nối câu đến hết bài.
- Giáo viên chú ý sửa lỗi cho học sinh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: thực hiện theo yêu cầu và hướng dẫn của GV Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
- Phần trình bày của HS
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét phần trình bày của HS đánh giá và bổ sung, rút kinh nghiệm cho HS.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng.
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV giao c) Sản phẩm: Phần trình bày miệng của HS d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
tập:
? Sau khi học xong bài thơ, em đã rút ra những bài học gì cho bản thân?
? Em sẽ phải làm gì để xứng đáng với sự cống hiến của các thế hệ đi trước vì một Việt Nam độc lập như ngày nay?
- Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh: làm việc cá nhân -> trao đổi với bạn cặp đôi-> trình bày miệng Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
HS trình bày
- bài học về tình yêu cuộc sống, tình yêu lí tưởng, cách mạng.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá-> chốt kiến thức
Chuyển giao nhiệm vụ học tập về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ
- Nắm chắc nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa bài học.
- Viết một đoạn văn cảm nhận về bức tranh mùa hè trong bài thơ.
- Chuẩn bị bài: Tức cảnh Pác Bó.
Tuần Tiết 84
Ngày soạn:
Ngày dạy
TÊN BÀI DẠY: THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM)
Môn học: Ngữ văn lớp: 8 Thời gian thực hiện: 1 tiết ( 84 ) I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Giúp HS thấy được
- Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh.
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát, cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp( cách làm)
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp ( cách làm).
-Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu : biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ.
3.Phẩm chất:
- Chăm học, hoàn thành các bài tập được giao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Kế hoạch bài dạy, Bảng phụ, SGK, SGV, TLTK - Phần chuẩn bị của HS
III. Tiến trình dạy- học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a)Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những kiến thức đã học ở bài trước để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ GV giao
c) Sản phẩm: Phần kiến thức cũ của HS d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
? Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần lưu ý những điều gì?
- Giáo viên động viên, hỗ trợ khi học sinh cần.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh: suy nghĩ và trả lời cá nhân
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
1 Hs trình bày
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét, dẫn dắt vào bài học:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới a)Mục tiêu:
- Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh.
- Mục đích, yêu cầu, cách quan sát, cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp( cách làm)
b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết qua thực hiện nhiệm vụ theo hệ thống câu hỏi khai thác VD SGK
c) Sản phẩm: Phần làm việc và câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Học sinh đọc các văn bản trong SGK tr24
? Bài (a) có những mục nào?
? Bài (b) có những mục nào?
? Hai bài có những mục nào chung?