Tình hình nghiên cứu mối ở Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính (Trang 28 - 31)

Một số nghiên cứu về phân loại, khu hệ và đa dạng mối ở Thừa Thiên Huế đã được các tác giả thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của Lê Trọng Sơn thực hiện từ năm 1990 đến năm 1995 về khu hệ mối ở Thừa Thiên Huế, kết quả đã xác định được 40 loài và 1 phân loài thuộc 3 giống, 3 họ là Kalotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae [23]. Trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên có các nghiên cứu của Nguyễn Văn Quảng và Nguyễn Thị My (2004) [19] về kết

20

quả điều tra thành phần loài mối tại A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Thị My và cs. (2007) [17] đã điều tra thành phần loài mối tại vườn quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừ Thiên Huế và đã phát hiện được 62 loài thuộc 21 giống, 8 phân họ của 3 họ.

Riêng trong khu di tích Cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Lê Trọng Sơn (1994) [20] đã xác định được 20 loài, thuộc 3 họ, 10 giống trong đó loài gây hại nguy hiểm cho khu di tích được tác giả xác định là Cryptotermes domesticus, Coptotermes formosanus, Globitermes sulphureus Odontotermes formosanus. Nghiên cứu được thực hiện tại Đại Nội, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định, chùa Thiên Mụ và lăng Đồng Khánh cho thấy tại lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng và lăng Đồng Khánh có thành phần loài đa dạng nhất với tương ứng là 14, 11 và 12 loài.

Song song với các nghiên cứu về thành phần loài mối trong khu di tích Cố đô Huế, các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ mối cho khu di tích cũng đã được thực hiện bởi Lê Trọng Sơn và cs. (1996) [22] và các cán bộ thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Các biện pháp phổ biến được áp dụng tại khu di sản này chủ yếu là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ mối. Lê Trọng Sơn (1996, 1998, 2000, 2002) [24, 25, 26, 27] đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi nấm Metarhizium anisopliaeBeauveria bassiana để phòng trừ một số loài mối cho các di tích và cây xanh trong khu di tích Cố đô Huế và đạt được kết quả tốt trong phòng thí nghiệm nhưng việc áp dụng ngoài hiện trường chưa được kiểm chứng.

Ngoài ra, qua tìm hiểu thông tin từ các cán bộ Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, chúng tôi được biết, từ trước đến nay các biện pháp xử lý mối cho các công trình di tích trong khu di tích Cố đô Huế vẫn chỉ là các biện pháp phun và ngâm tẩm hóa chất cho các cấu kiện gỗ. Các biện pháp xử lý này

21

thường được thực hiện sau khi mối đã phá hại cấu kiện trong công trình rất nghiêm trọng. Do đó, việc xử lý vừa không hiệu quả vừa gây ô nhiễm cho môi trường di tích vì các biện pháp này chỉ xử lý cục bộ cho từng cấu kiện hay từng công trình riêng lẻ mà chưa kiểm soát được toàn bộ các nguyên nhân mối xâm nhập gây hại cho công trình di tích.

Như vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu về mối hại khu di tích Cố đô Huế, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới nhưng vẫn chưa toàn diện. Việc chưa toàn diện thể hiện trước hết ở chỗ chưa xác định được đầy đủ thành phần loài mối trong khu di tích cùng với đó còn chưa xác định được loài gây hại chính cho khu di tích. Các đặc điểm sinh học, sinh thái học, nhất là những đặc điểm về mật độ, phân bố và cấu trúc tổ của loài gây hại chính trong khu di tích chưa được nghiên cứu chi tiết để làm cơ sở đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. Hơn nữa, biện pháp xử lý mối áp dụng cho khu di tích Cố đô Huế hiện nay chủ yếu là sử dụng hóa chất phun trực tiếp vào các cấu kiện vừa không đảm bảo diệt hết được mối trong khu di tích vừa gây ô nhiễm cho không gian di tích.

22

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần loài mối (Insecta Isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)