3.4. Đề xuất biện pháp phòng trừ mối cho các công trình di tích trong
3.4.2. Biện pháp đề xuất phòng trừ mối Coptotermes gestroi cho các công trình di tích trong khu di tích Cố đô Huế
Các công trình di tích trong khu di tích Cố đô Huế không đơn thuần là những công trình kiến trúc bình thường mà ẩn chứa trong nó là những giá trị vật thể và phi vật thể vô giá được Nhà nước và các cơ quan chức năng bảo tồn nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, hàng ngày, những công trình di tích, lịch sử văn hóa trong khu di tích Cố đô Huế tiếp đón hàng trăm lượt người đến tham quan, nghiên cứu, làm việc. Vì vậy, việc lựa chọn giải pháp phòng trừ mối Coptotermes nói chung và mối Coptotermes gestroi nói riêng cho khu di tích Cố đô Huế ngoài việc phải đạt được hiệu quả phòng trừ mối lâu dài còn phải hạn chế tối đa việc tác động vào di tích, đảm bảo giữ được mỹ quan cho di
73
tích cũng như không làm ô nhiễm môi trường bên trong và xung quanh di tích.
Trên cơ sở những đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài gây hại chính Coptotermes gestroi, kết hợp với việc nghiên cứu tìm hiểu các biện pháp phòng trừ mối đã áp dụng tại Việt Nam cùng những yêu cầu đặc thù về phòng trừ mối tại khu di tích Cố đô Huế, tiếp cận với những kết quả hợp tác với các chuyên gia nghiên cứu phòng trừ mối Coptotermes trên thế giới, chúng tôi đề xuất lựa chọn áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) cho giống mối Coptotermes nhưng sử dụng hệ thống trạm nhử, trạm bả và nguyên vật liệu được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam. Việc này, một mặt giảm được giá thành khi triển khai, mặt khác có thể chủ động thiết kế những hệ thống đặc thù áp dụng cho các công trình di tích trong khu di tích Cố đô Huế. Biện pháp phòng trừ tổng hợp gồm 3 nội dung chính :
- Nội dung 1: Xử lý tất cả các đàn mối đang gây hại bên trong, bên ngoài và xung quanh công trình di tích bằng biện pháp bả. Bả diệt mối chúng tôi sử dụng là bả BDM10 với hoạt chất là Hexaflumuron (thuộc nhóm ức chế sinh tổng hợp kitin) và chất nền là bột gỗ đã được lên men với một chủng nấm sợi đặc hiệu. Loại bả này được nghiên cứu và chế tạo bởi Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, hiện đang được đăng ký thương mại hóa với tên gọi MOBAHEX.
Bả BDM10 có những ưu điểm cơ bản so với các loại thuốc hóa học như sau:
+ Lượng hóa chất sử dụng để tiêu diệt một tổ mối nhỏ (~1g/tổ đối với bả BDM10 so với việc sử dụng thuốc nước có thể lên tới 2-3 lít/tổ).
+ Hoạt chất trong bả có tác dụng chậm, có khả năng lan truyền trong quần thể nhờ vào một số tập tính của mối, qua đó diệt hết toàn bộ các cả thể
74
của tổ mối. Điều này các loại thuốc dạng nước hay một số thuốc độc tác dụng nhanh không làm được.
+ Hoạt chất sử dụng trong bả thuộc nhóm chất CSI (chất ức chế sinh tổng hợp kitin), có độ độc cấp 4, thấp hơn nhiều so với các hoạt chất trong một số loại thuốc nước sử dụng phổ biến trước đây và hiện nay như Lenfos 40EC, Agenda... (hoạt chất thuộc nhóm chất độc thần kinh)
+ Bả thường tồn tại ở dạng viên nén, thanh rắn hoặc bột nhão, khó phát tán ra không khí trong quá trình sử dụng, an toàn cho người và động vật sinh sống ngay tại nơi đang tiến hành xử lý mối bằng bả.
Các bước chính trong việc sử dụng bả để xử lý mối :
Bước 1 - Khảo sát, xác định vị trí hoạt động của mối trong công trình.
Bước 2 - Đặt hộp nhử/trạm quan trắc thu hút mối.
Bước 3 - Kiểm tra và cho bả vào hộp/trạm nhử mối.
Bước 4 - Kiểm tra và bổ sung bả nếu cần.
Bước 5 - Thu dọn hiện trường.
- Nội dung 2: Xây dựng hệ thống trạm phòng mối đặt bên trong và bên ngoài di tích để giám sát, ngăn chặn và xử lý trước khi mối xâm nhập và gây hại cho di tích.
Có 2 loại trạm được sử dụng tùy mục đích và hiện trạng di tích, đều do Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình nghiên cứu và sản xuất với giá thành rẻ hơn dạng trạm tương tự của nước ngoài mà hiệu quả đem lại tương đương.
+ Dạng trạm nhử chôn ngầm: được sử dụng đối với những di tích hoặc khu vực di tích có thể đào và đặt trạm tạo hàng rào xung quanh.
Trạm được chôn ngầm dưới nền đất hoặc nền gạch xung quanh di tích, mỗi trạm cách nhau 2-3m, tạo thành 1 hệ thống giám sát mối và ngăn mối
75
xâm nhập từ bên ngoài vào bên trong di tích. Hệ thống trạm được kiểm tra định kỳ để xử lý những trạm có xuất hiện mối, do đó mối sẽ bị xử lý trước khi xâm nhập vào công trình di tích.
+ Dạng trạm nhử đặt nổi: sử dụng khi không thể tiến hành đặt trạm dưới mặt đất do xung quanh di tích đã được lát gạch hoặc tường bao quanh di tích nằm sát với các di tích khác.
Hình 3.18. Hình ảnh trạm nhử mối bằng plastic chôn dưới
đất
Hình 3.19. Một số hình ảnh sử dụng trạm nhử mối bằng plastic đặt dưới đất xung
quanh công trình
Hình 3.20. Hình ảnh trạm nhử mối bằng plastic đặt áp chân tường, xung
quanh công trình
Hình 3.21. Hình ảnh sử dụng trạm nhử mối bằng plastic
đặt góc tường công trình
76
- Nội dung 3: Giám sát định kỳ công trình bảo đảm an toàn về mối
+ Tập huấn kiến thức và hướng dẫn cách kiểm tra và phát hiện sớm các dấu hiệu hoạt động của mối cho cán bộ quản lý di tích.
+ Hướng dẫn kiểm soát các vật liệu có nguồn gốc xenlulose đưa vào di tích cho người dân và cán bộ quản lý di tích.
+ Hướng dẫn cách kiểm tra định kỳ hệ thống phòng mối bằng trạm nhử.
+ Hướng dẫn cách vệ sinh và thu dọn các nguồn thức ăn tiềm tàng của mối có trong phạm vi di tích.
77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu trên, một số kết luận được rút ra như sau:
1. Đã xác định được 25 loài thuộc 12 giống, 7 phân họ, 3 họ mối tại khu di tích Cố đô Huế. Trong đó, họ Termitidae có số loài nhiều nhất 16 loài, tương ứng với 64% tổng số loài, tiếp đến là họ Rhinotermitidae (7 loài, 28%) và họ Kalotermitidae (2 loài, 8%). Hai giống phổ biến có số loài nhiều nhất là Odontotermes (7 loài, 28%) và Coptotermes (5 loài, 20%). Các giống còn lại có từ 1-2 loài (4-8%).
2. Đặc trưng phân bố loài mối khu di tích Cố đô Huế vừa mang đặc tính khu hệ mối vùng đồng bằng nước ta với sự có mặt của các loài thuộc giống Coptotermes vừa mang đặc tính khu hệ mối vùng trung du với sự có mặt của giống Macrotermes, Microtermes, Schedorhinotermes và Nasutitermes. Tuy vậy vẫn có những nét đặc trưng của khu hệ mối miền Trung Việt Nam với sự hiện diện của giống Globitermes và Termes.
3. Phân bố của mối theo các điểm điều tra thể hiện ở sự khác biệt về số lượng loài và cấu trúc thành phần loài. Số loài nhiều nhất ở lăng Minh mạng và lăng Tự Đức, tương ứng là 14 và 13 loài, số loài ít nhất ở lăng Thiệu Trị và Khải Định (3 và 2 loài). Đại Nội có số loài ở mức trung bình (8 loài).
Theo các sinh cảnh khác nhau (công trình kiến trúc, thảm cỏ, đất trống và cây trồng), số lượng loài và mức độ phổ biến của các loài thông qua số lượng mẫu thu được cũng khác nhau. Sinh cảnh công trình kiến trúc chiếm ưu thế là các loài thuộc họ Rhinotermitidae, trong khi, sinh cảnh cây trồng ưu thế thuộc về họ Termitidae. Đa số các loài mối nhà giống Coptoterems vừa phá hại công trình kiến trúc lại phân bố cả trên cây trồng và môi trường xung
78
quanh công trình. Đây là đặc điểm quan trọng khi lưu ý trong phòng trừ mối cho khu di tích Cố đô Huế.
4. Loài gây hại chính ở khu di tích Cố đô Huế là loài Coptotermes gestroi với điểm mức độ gây hại cao nhất trong 4/5 địa điểm nghiên cứu là khu vực Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức và lăng Thiệu Trị.
5. Biện pháp đề xuất phòng trừ loài mối Coptotermes gestroi là biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) với việc sử dụng hệ thống trạm nhử, trạm bả và nguyên vật liệu được nghiên cứu và sản xuất tại Việt Nam nhằm giảm giá thành khi triển khai và chủ động thiết kế những hệ thống đặc thù áp dụng cho từng công trình di tích cụ thể trong khu di tích Cố đô Huế.
KIẾN NGHỊ
1. Tiếp tục nghiên cứu tại các cụm công trình di tích khác trong khu di tích Cố đô Huế để bổ sung thêm những dẫn liệu về thành phần loài cho khu di tích.
2. Cần áp dụng cũng như đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM) để phòng trừ mối cho các công trình thuộc khu di tích Cố đô Huế.
79