Biện pháp ngăn chặn bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 24 - 71)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.3. Biện pháp ngăn chặn bắt người trong tố tụng hình sự Việt Nam từ năm

1.3.1 Từ năm 1945 đến năm 1988

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân ra đời phải tổ chức cho nhân dân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc. Nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ này là đấu tranh với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về những BPNC mà cụ thể là BPNC bắt người và sử dụng biện pháp này như phương tiện sắc bén để đấu tranh chống Việt gian, phản động và những tội phạm nguy hiểm khác. Tuy nhiên, thời kỳ này chƣa có các văn bản quy định riêng về BPNC bắt mà mới chỉ đƣợc quy định xen kẽ trong những văn bản pháp luật, một số cơ quan tƣ pháp đƣợc ra đời liên quan đến việc bắt đƣợc quy định: Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946 về tổ chức TA và ngạch Thẩm phán; Sắc lệnh 23/SL ngày 21/02/1946 thành lập Việt Nam Công an vụ. Theo Sắc lệnh này thì lực lƣợng Công an vụ có nhiệm vụ “Điều tra về

22

những hành động trái phép và truy tìm người can phạm để giúp TA trong sự trừng trị”; Sắc lệnh số 131/SL ngày 20/07/1946 về tổ chức bộ máy Tƣ pháp Công an tại Điều thứ 2: “Tƣ pháp Công an có nhiệm vụ truy tầm tất cả các sự phạm pháp (đại hình, tiểu hình hoặc vi cảnh), sưu tập các tang chứng, bắt giao người phạm pháp cho các TA xét xử trong phạm vi luật pháp ấn định”[11];

Sắc lệnh số 85/Sl ngày 22/5/1950 về cải cách bộ máy tƣ pháp thì: “Tƣ pháp Công an có nhiệm vụ bắt người phạm pháp và giao cho các TA xét xử”[12].

Nội dung của các văn bản trên thể hiện rõ quan điểm của Chính quyền Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa là tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thân thể của nhân dân đối với các phần tử xâm phạm đến lợi ích và sự an toàn của Nhà nước.

Sau ngày miền Bắc giải phóng (1954), đây là thời kỳ miền Bắc hoàn toàn được giải phóng và bước vào khôi phục kinh tế, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị và xã hội trong thời kỳ mới, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật nhƣ:

Luật số 103-SL/L005 ngày 20/5/1957 về Đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân. Tại Điều 4 của Sắc lệnh ghi nhận BPNC bắt người phạm tội quả tang là một BPNC bắt người đặc biệt:

Đối với những người phạm pháp quả tang, bất cứ người nào cũng có quyền bắt và phải giải ngay đến Ủy ban Hành chính, TA nhân dân hoặc đồn Công an nơi gần nhất.

Trong những trường hợp khẩn cấp, cơ quan Công an có thể bắt giữ trước kho có lệnh viết của các cơ quan định trong Điều 3 và phải báo cho các cơ quan đó biết

23

Những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợp khẩn cấp là những trường hợp đặc biệt do luật quy định [13,Điều 4].

Sắc lệnh 002/SLT ngày 18/6/1957 quy định về các trường hợp phạm pháp quả tang, khẩn cấp và các trường hợp khám người phạm pháp quả tang trong đó quy định:

Để kịp thời giữ kẻ phạm pháp đã gây thiệt hại đến an toàn của Nhà nýớc, ðến trật tự xã hội, ðến tài sản của Nhà nýớc, ðến tính mệnh tài sản của nhân dân, nay quy ðịnh những trýờng hợp sau ðây là phạm pháp quả tang mà ngýời công dân nào cũng có quyền bắt và giải ngay ðến Uỷ ban hành chính, TA nhân dân hoặc Ðồn công an nõi gần nhất:

1- Ðang làm việc phạm pháp hoặc sau khi phạm pháp thì bị phát giác ngay.

2- Ðang bị ðuổi bắt sau khi phạm pháp.

3- Ðang bị giam giữ mà lẩn trốn.

4- Ðang có lệnh truy nã. [14, Ðiều 1].

Nghị định số 301/TTG quy định chi tiết thi hành Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 bảo đảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thƣ tín của nhân dân. Nghị định ghi nhận trình tự thủ tục bắt giữ đối với các quân nhân trong trường hợp bị bắt phạm pháp quả tang:

Trừ những trường hợp phạm pháp quả tang và những trường hợp khẩn cấp, những quân nhân phạm pháp luật Nhà nước do các cán bộ trong quân đội nói ở Điều 1 đoạn b Nghị định này ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam. Những quân nhân phạm pháp bị bắt trong những trường hợp quả tang hoặc những trường hợp khẩn cấp thì trong hạn hai mươi bốn giờ phải giải lên TA nơi gần nhất [16, Điều 24].

24

Sau khi miền Nam đƣợc hoàn toàn giải phóng, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định về việc bắt giam giữ. Về cơ bản việc bắt giam giữ quy định trong Sắc luật này giống luật 103/Sl-L005 ngày 20/5/1957, tuy vậy thẩm quyền bắt đƣợc mở rộng đến cấp huyện.

Điều 3 Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định về việc bắt người, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật trong trường hợp khẩn cấp:

Đội trưởng đội tuần tra của cơ quan an ninh hoặc của quân đội, trưởng hoặc phó đồn an ninh, trưởng hoặc phó cơ quan an ninh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trưởng hoặc phó ban của cơ quan an ninh từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trở lên, trong khi làm nhiệm vụ, có quyền ra lệnh hoặc tự mình bắt, khám người, khám nhà ở, khám đồ vật trong những trường hợp khẩn cấp [37, Điều 3].

Tại kỳ họp thứ thứ nhất, khóa VI ngày 02/7/1976, Quốc hội đã ra Nghị quyết về việc áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước và giao cho Hội đồng Chính phủ hướng dẫn việc áp dụng.

Những thủ tục, trình tự, thẩm quyền của bắt người phạm tội được quy định ở nhiều văn bản trước khi Bộ luật TTHS năm 1988 ra đời. Những quy định này có nhiều tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng thì việc bắt người vẫn gặp nhiều khó khăn. Hiến pháp năm 1980 ra đời, hệ thống pháp luật từng bước được hoàn thiện, nhiều văn bản pháp luật đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới.

1.3.2 Từ năm 1988 đến năm 2003

BLTTHS năm 1988 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/6/1988 đã quy định những BPNC thành một hệ thống tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh tại một chương riêng trong Bộ luật, trong đó quy định cụ thể về BPNC bắt người bao gồm: Bắt bị can, bị cáo để

25

tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Thẩm quyền bắt người được quy định cụ thể hơn. Tại Khoản 1 Điều 62 quy định thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

1- Viện trưởng, Phó viện trưởng VKS nhân dân và VKS quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó chánh án TA nhân dân và TA quân sự các cấp;

- Thẩm phán TA nhân dân cấp tỉnh hoặc TA quân sự cấp quân khu trở lên chủ toạ phiên toà;

- Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên. Trong trường hợp này lệnh bắt phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành [44, Điều 62].

Khoản 2 Điều 63 quy định thẩm quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

2- Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên;

-Người chỉ huy của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo hoặc biên giới;

-Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng [44, Điều 63].

Khoản 1 Điều 64 quy định thẩm quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có

26

quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền [44, Điều 64].

Về thủ tục khi tiến hành bắt người Khoản 2 và khoản 3 Điều 62 quy định việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

2- Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc và giải thích lệnh cho người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Khi tiến hành bắt người, phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người bị bắt cư trú hoặc làm việc và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến.

3- Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Điều 63 và Điều 64 Bộ luật này [44, Điều 62].

Khoản 4 Điều 63 quy định về việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp: “Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho VKS cùng cấp bằng văn bản để xét phê chuẩn. Nếu VKS không phê chuẩn thì trả tự do ngay cho người bị bắt” [44. Điều 63].

Điều 64 quy định về việc thủ tục bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã:

1- Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, VKS hoặc Uỷ ban nhân

27

dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến CQĐT có thẩm quyền.

2- Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí của người bị bắt [44, Điều 64].

Những việc cần làm ngay sau khi nhận người bị bắt. Điều 65 quy định:

1- Sau khi nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, CQĐT phải lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt.

2- Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, CQĐT phải thông báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh truy nã và giải ngay người đó đến trại giam nơi gần nhất [44, Điều 65].

BLTTHS năm 1988 quy định cụ thể hơn, có hệ thống hơn về thẩm quyền, thủ tục bắt người, tuy nhiên những quy định này cũng thể hiện các hạn chế, bất cập, chƣa thực sự đảm bảo chất lƣợng của hoạt động tƣ pháp. Tại Điều 14 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 quy định về tổ chức CQĐT trong Quân đội nhân dân cụ thể:

CQĐT trong Quân đội nhân dân gồm có: Cục điều tra hình sự ở Bộ quốc phòng, Phòng điều tra hình sự ở Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng và cấp tương đương, Ban điều tra hình sự ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và cấp tương đương; Cục an ninh quân đội ở Bộ quốc phòng và Phòng an ninh quân đội ở Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Binh chủng và cấp tương đương [39, Điều 14].

Theo BLTTHS năm 1988 thì thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người phạm tội trong trường hợp khẩn cấp không đề cập đến thẩm quyền bắt của Ban điều tra hình sự ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và cấp tương

28

đương. Trong khi đó thẩm quyền ra lệnh bắt người là VKS quân sự cùng cấp, TA quân sự các cấp, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT cấp quân khu trở lên.

Điều 15 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989 quy định về Thẩm quyền điều tra của CQĐT trong Quân đội nhân dân:

Các CQĐT hình sự trong Quân đội nhân dân căn cứ vào thẩm quyền xét xử của các TA quân sự, tiến hành điều tra các tội phạm quy định tại các chương từ Chương II đến Chương XII Phần "Các tội phạm" của BLHS, trừ những trường hợp do CQĐT của VKS quân sự, Cục An ninh quân đội, Phòng an ninh quân đội và CQĐT của Lực lƣợng An ninh nhân dân điều tra [39, Điều 15].

Nhƣ vậy, những Ban điều tra hình sự ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và cấp tương đương có thẩm quyền điều tra căn cứ vào thẩm quyền xét xử của các TA quân sự trừ các trường hợp do luật quy định nhưng không có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo và bắt người trong trường hợp khẩn cấp.

29 Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG.

2.1. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về biện pháp ngăn chặn bắt người.

2.1.1 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

“Tạm giam là biện pháp ngăn chặn áp dụng với bị can, bị cáo khi có căn cứ theo quy định của BLTTHS. Là biện pháp ngăn chặn hạn chế quyền tự do cá nhân nên việc áp dụng biện pháp này phải đƣợc quy định một cách chặt chẽ, cụ thể trong BLTTHS về căn cứ, thời hạn áp dụng cũng nhƣ thẩm quyền quyết định áp dụng” [32].

Ðiều 80 BLTTHS nãm 2003 quy ðịnh týõng ðối ðầy ðủ về việc bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam, nhýng không giải thích rõ thế nào là bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam.

Theo từ ðiển Luật học- Bắt ngýời ðể tạm giam là biện pháp ngãn chặn ðýợc áp dụng ðối với bị can, bị cáo do ngýời có thẩm quyền theo quy ðịnh của pháp luật” [73, tr45].

Theo giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Ðại học Luật Hà Nội ðýa ra khái niệm:

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam là bắt ngýời đã bị khởi tố về hình sự hoặc ngýời đã bị TA quyết định đýa ra xét xử để tạm giam nhằm ngãn chặn bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, cũng nhý tạo ðiều kiện thuận lợi cho việc ðiều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [66, tr202].

Khái niệm trên đã chỉ ra đýợc đối týợng áp dụng và mục đắch của việc bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam. Theo tác giả thì:

Bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam là BPNC bắt ngýời trong TTHS do cõ quan, ngýời có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo luật ðịnh thực hiện ðối với

30

ngýời đã bị khởi tố về hình sự hoặc ngýời đã bị TA quyết định đýa ra xét xử khi có ðầy ðủ cãn cứ theo luật ðịnh ðể tạm giam họ nhằm phục vụ cho hoạt ðộng ðiều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

a, Ðối týợng và ðiều kiện áp dụng biện pháp ngãn chặn bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam

“Ðối týợng của việc bắt ngýời ðể tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Những ngýời chýa bị khởi tố về hình sự hoặc ngýời chýa bị TA quyết ðịnh ðýa ra xét xử không phải là ðối týợng bắt tạm giam” [7, tr155].

Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam không phải là BPNC duy nhất. “Nếu họ có hành vi phạm tội thì có thể bị bắt theo trýờng hợp khẩn cấp hoặc quả tang chứ không phải bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam”[31, tr17], vì thế “không phải mọi bị can, bị cáo ðều bị bắt ðể tạm giam, mà chỉ những bị can, bị cáo đã có quyết định tạm giam nhýng chýa bị bắt.

Còn ðối với những ngýời ðang bị tạm giữ mà bị khởi tố bị can, bị tạm giam thì không phải bắt nữa” [4, tr57]. BLTTHS hiện hành không quy ðịnh cụ thể việc bắt ðể tạm giam ðýợc áp dụng ðối với bị can, bị cáo trong các trýờng hợp nào nhýng không phải mọi bị can, bị cáo ðều có thể hoặc cần bắt ðể tạm giam mà chỉ bắt tạm giam ðối với những bị can, bị cáo nào nếu xét thấy cần thiết.

Việc quyết ðịnh bắt bị can, bị cáo ðể tạm giam cãn cứ vào tính chất của tội phạm đã xảy ra, nhân thân ngýời phạm tội và thái độ của ngýời thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, chỉ đýợc bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có đủ cãn cứ để xác định ngýời đó đã thực hiện hành vi phạm tội mà xét thấy cần phải bắt ðể tạo ðiều kiện cho việc ðiều tra xử lý tội phạm. Ngýời phạm tội nhýng không cần bắt thì kiên quyết không bắt. Ðối với họ có thể áp dụng BPNC khác.

Về mục đắch của việc áp dụng BPNC bắt bị can, bị cáo để tạm giam:

Ngãn chặn bị can, bị cáo sẽ gây khó khãn cho công tác ðiều tra, truy tố và xét xử: Việc bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập của CQÐT, VKS, TA cũng nhý việc quản lý, giám sát ðýợc bị can, bị cáo về con ngýời và hành vi của họ

Một phần của tài liệu Biện pháp ngăn chặn bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam (Trang 24 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)