Chương 3: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH ĐÚNG BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN BẮT NGƯỜI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.1. Các yêu cầu bảo đảm thi hành đúng biện pháp ngăn chặn bắt người
3.1.1 Bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
TTHS là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam nên chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung của pháp luật nhƣ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật...Ngoài ra, còn bị chi phối bởi những nguyên tắc riêng nhƣ nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
“Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc bao trùm nhất đƣợc thể hiện trong tất cả các giai đoạn của TTHS, từ những quy định chung cho đến những quy định cụ thể” [66, tr61].
Nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong TTHS đƣợc quy định tại Điều 7 – BLTTHS năm 2015:
“Mọi hoạt động TTHS phải đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không đƣợc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định” [54, Điều 7].
Đây là nguyên tắc bao trùm nhất thể hiện trong tất cả các giai đoạn TTHS nói chung, BPNC bắt người nói riêng, là cơ sở cho việc bắt người đúng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm tội cũng nhƣ hành vi trốn tránh pháp luật, gây khó khăn trong việc giải quyết vụ án của người phạm tội, đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đƣợc thuận lợi. Trái lại, việc bắt người không đúng pháp luật sẽ gây tác hại nhiều mặt như: xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân, làm giảm uy tín của Nhà nước và
69
các cơ quan bảo vệ pháp luật, gây hoang mang trong dƣ luận….Do đó, việc bắt người trong TTHS tuân thủ đúng quy định của pháp luật nói chung, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nói riêng có ý nghĩa và tầm quan trọng rất lớn.
Theo Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [50, Điều 8].
Nhƣ vậy, tất cả các ngành, các cấp đều đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động phải đƣợc tiến hành đúng pháp luật, trong đó có lĩnh vực TTHS mà cụ thể là hoạt động bắt người. Mọi cơ quan, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh tuyệt đối chấp hành pháp luật khi thay mặt nhà nước thực hiện BPNC bắt người. Cho nên, việc kiểm tra, kiểm sát hoạt động bắt người của cơ quan, người tiến hành tố tụng cũng như xử lý những vi phạm pháp luật cũng chính là cơ sở để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Pháp chế không bảo đảm thì không thể tồn tại pháp quyền.
Hoạt động bắt người cần đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa vì:
Thứ nhất, cơ quan, người tiến hành tố tụng là những cơ quan, cán bộ nhà nước nên hoạt động bắt người của những cơ quan, người tiến hành này phải tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Theo quy định của BLTTHS hiện hành để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng nhƣ khi cần bảo đảm thi hành án, CQĐT, VKS, TA trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng BPNC bắt người. Vì thế, hoạt động của những cơ quan, người này theo quy định của luật tố tụng để thực hiện tốt chức năng đó.
Thứ hai, đối tượng tác động của hoạt động bắt người chính là nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt. Khi áp
70
dụng BPNC bắt người dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được thông tin... của người bị bắt. Bảo đảm pháp chế chính là nhằm bảo vệ quyền lợi cho Nhà nước, cá nhân bị tội phạm xâm hại đến và ngay chính bản thân người bị bắt. Khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của TA thì không ai bị coi là có tội cho nên người bị nghi thực hiện tội phạm vẫn đƣợc bảo đảm các quyền lợi của mình. Bảo đảm pháp chế trong quá trình bắt người không những đảm bảo việc chứng minh tội phạm khách quan, toàn diện mà còn góp phần nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án. Nhƣ vậy, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động bắt người của cơ quan, người tiến hành tố tụng đúng pháp luật, không bắt sai người trên cơ sở bảo vệ các quyền lợi theo luật định đối với bị can, bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác.
Thứ ba, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong TTHS nói chung và trong quy định về bắt người nói riêng để bảo đảm hiệu quả thực tế những văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành.
Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động bắt người được thể hiện tại Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 và Điều 10 BLTTHS năm 2015: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TA, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả tang” [54, Điều 20].
Như vậy, tất cả mọi người đều được tôn trọng và bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Chỉ khi nào có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì mới được bắt người hoặc bị bắt do phạm tội quả tang. Bất cứ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào bắt giữ người trái phép sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 157 BLHS năm 2015.
Việc ghi nhận nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong BLTTHS năm 2015 là cơ sở pháp lý trực tiếp để áp dụng các quy định của Bộ luật này
71
trong thực tiễn. Nhƣ vậy, để đảm bảo bắt đúng đối tƣợng, biện pháp bắt đƣợc quy định rất chặt chẽ trong BLTTHS năm 2015 là cơ sở cho hoạt động bắt trên thực tiễn, tránh vận dụng biện pháp bắt một cách tuỳ tiện, dẫn đến bắt oan người vô tội, bắt không đúng thủ tục, bắt trái thẩm quyền.
Khi áp dụng BPNC bắt người CQĐT phải có đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật cho từng trường hợp bắt cụ thể, cũng như các quy định về thẩm quyền ra lệnh bắt, trình tự, thủ tục tiến hành bắt.
Yêu cầu, đòi hỏi của thực tế với lực lượng bắt khi đứng trước quyết định bắt một đối tƣợng là cần phải tổng hợp, nghiên cứu, kiểm tra và đánh giá xem đã có đủ tài liệu chứng minh hành vi phạm tội của đối tƣợng hay chƣa, bên cạnh đó, còn cần phải căn cứ vào những yêu cầu của hoạt động điều tra.
Trường hợp bắt đối tượng là Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân thì ngoài việc tuân theo quy định tại các quy định chung của BLTTHS, lực lƣợng tiến hành bắt còn phải tuân theo các quy định khác có liên quan đến việc bắt, giam, truy tố…các đối tƣợng này, đƣợc quy định tại Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Bên cạnh đó, cũng cần hết sức lưu ý ảnh hưởng của việc bắt tới chủ trương, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng .
Khi tiến hành bắt người, trong mọi trường hợp, lực lượng bắt cần phải bảo đảm và tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị bắt; tính mạng, tài sản của nhân dân nơi tiến hành bắt.
Từ những phân tích trên cho thấy tầm quan trọng của việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động bắt người nói riêng, trong TTHS nói chung. Trong xã hội càng đề cao vai trò của pháp luật và quyền con người, quyền tự do, dân chủ của con người thì mọi hoạt động của Nhà nước đều lấy con người làm lợi ích hàng đầu. Sự trừng phạt không phải vi phạm quyền con người là nhằm làm cho những giá trị của con người được đề cao.
Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động bắt người nhằm loại bỏ
72
những hành vi sai lệch của cơ quan, người tiến hành tố tụng bảo vệ quyền con người, đồng thời bảo vệ cho nền pháp chế xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng góp phần thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đã đề ra.
3.1.2 Bảo đảm quyền con người
Quyền con người đã được cộng đồng quốc tế, các quốc gia ghi nhận và bảo vệ. Ở nước ta, quyền con người được quan tâm từ rất sớm. Điều này đã đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945.
Theo GS.TSKH Lê Cảm: “Quyền con người – một phạm trù lịch sử-cụ thể, là giá trị xã hội cao quý nhất đƣợc thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và là đặc trƣng tự nhiên vốn có cần đƣợc tôn trọng và không thể tước đoạt của bất kỳ cá nhân con người nào sinh ra trên trái đất, đồng thời phải đƣợc bảo vệ bằng pháp luật bởi các quốc gia-thanh viên Liên Hiệp Quốc, cũng nhƣ bởi cộng đồng quốc tế” [6, tr15].
GS.TS Nguyễn Đăng Dung cho rằng: “Quyền con người là nội dung quan trọng trong Hiến pháp. Nếu nhƣ không có vấn đề bảo vệ nhân quyền thì có lẽ nhân loại cũng không cần có một bản Hiến pháp cho mỗi quốc gia” [24, tr.113].
GS.TS Trần Ngọc Đường đưa ra định nghĩa ngắn gọn, đầy đủ và cụ thể về quyền con người như sau: “Quyền con người là một giá trị nhân loại, đồng thời có tính lịch sử hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và đƣợc bổ sung mới qua các thời đại khác nhau” [30, tr.10].
Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả tước đoạt, nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Bảo đảm quyền con người là một trong những nội dung và cũng là mục đích của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong các điều kiện đảm bảo thực hiện quyền con người như: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và pháp luật...thì pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng hàng đầu, bởi vì: pháp luật là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội của quyền con người; là công cụ sắc bén của nhà nước trong việc thực hiện và
73
bảo vệ quyền con người. Hiến pháp là đạo luật tối cao trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, vì lẽ đó quyền con người cần được quy định cụ thể trong Hiến pháp.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí “Các quyền cơ bản của công dân đƣợc quy định trong Hiến pháp là thành quả của cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, những quyền này không chỉ có ý nghĩa chính trị mà còn tác động đến đời sống hàng ngày của người dân” [7, tr68].
Trong quá trình áp dụng biện pháp của TTHS năm 2003 nói chung, BPNC bắt người nói riêng để giải quyết vụ án, một mặt phải đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của TTHS năm 2003 bên cạnh đó phải tôn trọng các quyền con người cũng như các quyền cơ bản của công dân. Điều 4 BLTTHS năm 2003 quy định khi tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng: “ phải tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết nữa” [48, Điều 4].
“Các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhƣng khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” [29, tr34]. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đƣợc thông tin... của người bị bắt. Nắm vững nội dung, thẩm quyền, thủ tục bắt, tạm giữ, tạm giam sẽ bảo đảm cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật, tránh vi phạm các quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ.
Theo GS. TSKH Lê Cảm:
Việc bảo vệ các quyền con người đã và vẫn đang là vấn đề trung tâm có ý nghĩa thời đại của hành tinh chúng ta...
74
vì nó không chỉ là vấn đề "muôn thuở" mang tính thời sự quốc tế, không những là mục tiêu cơ bản trong cuộc đấu tranh của các dân tộc vì hòa bình, tự do, dân chủ và công lý, mà còn là mối quan tâm thường xuyên của nhân loại tiến bộ trên toàn trái đất [6, tr15].
Pháp luật TTHS nước ta, đặc biệt là BLTTHS năm 2015 quy định rất cụ thể, chặt chẽ trình tự, thủ tục tố tụng trong hoạt động bắt người để đảm bảo cho việc điều tra, truy tố, xét xử khách quan, chính xác, bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị bắt nói riêng.
Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật” [50, Điều 14].
Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tƣ duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 còn khẳng định:
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, đƣợc pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của TA nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định [50, Điều 20].
Tại Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng khẳng định: “Tiếp tục thực hiện cải cách tƣ pháp, xây dựng nền tƣ pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người” [27, tr291]. Với tinh thần đó, BLTTHS hiện hành có quy định các nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của công dân; bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
75
của công dân; bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản công dân...
Bắt người nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền con người của người bị bắt. Mục đích để đảm bảo cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế.
Những BPNC nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng khi áp dụng chúng cũng rất dễ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Bởi vì, một số hoạt động tố tụng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người, quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đƣợc thông tin... của người bị bắt. Nắm vững trình tự, thủ tục, thẩm quyền bắt người sẽ bảo đảm cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng áp dụng đúng pháp luật, tránh vi phạm những quy định pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền công dân khi thực thi công vụ.
Bắt người là biện pháp cưỡng chế cần thiết do CQĐT, VKS, TA áp dụng đối với bị can, bị cáo. Một số trường hợp, có thể áp dụng cả đối với người chưa bị khởi tố như người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và trong trường hợp khẩn cấp. Trong những năm qua bắt người là vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và đông đảo quần chúng nhân dân. Việc bắt người tuỳ tiện, bắt oan người không có tội, tạm giữ, tạm giam người không có lệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có trường hợp cơ quan cấp dưới giữ người nhưng không báo cáo cơ quan có thẩm quyền, xử lý vụ việc tùy tiện, xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người, quyền tự do, quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của con người.
Theo Điều 8 BLTTHS năm 2015 quy định về việc tôn trọng và bảo vệ quyền con ngýời, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân: