CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
3.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La
Thời kỳ từ năm 1957-1980: Ngày 24/06/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - đƣợc thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính Phủ - trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh và 200 cán bộ. Từ 01/05/2012 đến nay:
Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thực hiện cổ phần hóa và chính thức đổi tên thành “Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La là một trong những chi nhánh của BIDV, tiền thân là Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) - chi nhánh Đại La. Kể từ ngày 25/05/2015, MHB chi nhánh Đại La chính thức sáp nhập vào BIDV, chuyển đổi tên gọi thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đại La. Ngân hàng có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, dân cƣ, tổ chức nước ngoài,… bằng VNĐ và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cƣ.
3.1.2 Chức n ng của Ngân hàng TMCP BIDV- Chi nhánh Đại La.
- Thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp; tổ chức, triển khai thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng trong phạm vi hoạt động theo phân cấp, ủy quyền của Ngân hàng và quy định của Pháp luật.
- Quảng bá thương hiệu của Ngân hàng, tham gia cùng Chi nhánh chủ quan trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa Ngân hàng với ngân hàng
50
Nhà nước tỉnh/thành phố, Bưu điện tỉnh/thành phố và hoặc các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh/thành phố, các đối tác, tổ chức kinh tế xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn.
- Quản lý, giám sát các hoạt động của PGDBĐ/ các ĐVKD khác theo quy định của Ngân hàng
- Thực hiện các chức năng khác do Trụ sở chính giao.
Cụ thể như sau:
- Hoạt động cấp tín dụng
Cấp tín dụng cho tổ chức kinh tế, cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá khác, bao thanh toán, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng và các hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng trên cơ sở phù hợp với các quy định của Pháp luật.
- Hoạt động huy động vốn
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác theo quy định của Ngân hàng.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân theo các chương trình do Hội sở tổ chức trên toàn hệ thống.
+ Thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng trên cơ sở phù hợp với các quy định của Pháp luật.
- Hoạt động thanh toán
+ Mở tài khoản và thực hiện các dịch vụ quản lý tài khoản cho Khách hàng theo quy định của Ngân hàng.
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán trong nước cho Khách hàng bao gồm:
séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ,… theo quy định của Ngân hàng.
+ Làm đại lý chi trả kiều hối. Đối với các dịch vụ thanh toán quốc tế khác trong phạm vi thẩm quyền thực hiện của Chi nhánh chủ quản, BIDV Chi nhánh Đại
51
La có thể thực hiện sau khi có ký duyệt của một thành viên thuộc ban Giám đốc Chi nhánh chủ quản.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác cho Khách hàng theo quy định của Ngân hàng trên cơ sở phù hợp với các quy định của Pháp luật.
- Các hoạt động kinh doanh khác
+ Kinh doanh ngoại hối và vàng đối với Khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân theo hợp đồng ủy thác và đại lý theo quy định và ủy quyền của Ngân hàng.
+ Thực hiện nghiệp vụ nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định.
+ Dịch vụ quản lý tiền mặt, tƣ vấn ngân hàng, tài chính, các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn theo quy định.
+ Tƣ vấn tài chính doanh nghiệp, tƣ vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tƣ vấn đầu tƣ theo quy định.
+ Các dịch vụ khác theo quy định của Ngân hàng và Pháp luật - Hoạt động quản á thương hiệu của Ngân hàng:
+ Tham gia cùng Chi nhánh chủ quản trong việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ giữa Ngân hàng với tỉnh/ thành phố, các đối tác, tổ chức kinh tế xã hội và cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn.
+ Phối hợp với các Đơn vị liên quan tại Trụ sở chính thực hiện chức năng phát triển thị trường (bao gồm việc tìm kiếm, kênh phân phối, đối tác…), tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình hoạt động cụ thể theo chỉ đạo của Trụ sở chính.
- Quản l giám sát các hoạt động của Chi nhánh
+ Quản lý về mặt hành chính đối với các ĐVKD khác trực thuộc PGD lớn theo quy định của Ngân hàng.
+ Quản lý về tổ chức và hoạt động của các ĐVKD khác trực thuộc.
+ Giám sát hoạt động kinh doanh tại các PGDBĐ/ĐVKD khác theo quy định của Ngân hàng.
+ Quản lý các PGDBĐ
52 Một số chức năng khác nhƣ sau:
+ Kế toán – Ngân quỹ:
Tham gia hệ thống thanh toán nội bộ của Ngân hàng và hệ thống thánh toán liên ngân hàng.
Thực hiện chi tiêu nội bộ, hạch toán kế toán, trích lập dự phòng, duy trì hạn mức tồn quỹ, quản lý tài chính và lưu trực chứng từ.
Thực hiện cơ chế cân đối và điều hòa vốn
Thực hiện quản lý kho quỹ
Thực hiện các quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ về hoạt động nguồn vốn của PGD lớn
Thực hiện các quy định của Ngân hàng trong từng thời kỳ về hoạt động ngoại hối của PGD lớn
+ Quản lý nhân sự và hành chính tổng hợp
Quản lý trực tiếp cán bộ nhân viên
Tham gia, đề xuất quyết định theo phân cấp tuyển dụng, đào tạo, trả lương …
Thực hiện công tác mua sắm, sửa chữa, khai thác sử dụng và quản lý tài sản …
Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư lưu trữ tại PGD lớn theo quy định của Ngân hàng.
+ Hoạt động xử lý nợ
Thực hiện theo dõi, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, đề xuất phương án xử lý và thực hiện các phương án xử lý nợ theo phân cấp pháp quyết xử lý nợ hiện hành
Chủ trì, phân phối với trung tâm Giám sát kinh doanh/ trong quá trình làm việc với khách hàng.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Mô hình hoạt động và cơ cấu tổ chức của BIDV Đại La:
53
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức BIDV Chi nhánh Đại La
Nguồn: Quy chế hoạt động BIDV Đại La 2018) - Chức năng của các phòng an
Ban giám đốc
- Tổ chức triển khai hiệu quả mô hình tổ chức của BIDV Chi nhánh Đại La theo phê duyệt của HĐQT từng thời kỳ, thực hiện các công tác quản lý nhân sự, thực hiện việc quản lý về mặt hành chính.
Khối quan hệ khách hàng
- Thực hiện chức năng kinh doanh tại BIDV Chi nhánh Đại La thông qua nghiệp vụ cấp tín dụng, huy động vốn, thanh toán và các nghiệp vụ khác theo quy định của Ngân hàng và pháp luật.
- Tổ chức, quản lý và thực hiện nghiệp vụ thẩm định tài sản bảo đảm, quản lý tín dụng và công tác hỗ trợ tín dụng theo đúng các quy định và quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng.
54
- Thực hiện chức năng báo cáo liên quan đến tình hình tín dụng tại BIDV Chi nhánh Đại La.
Kế toán – Ngân quỹ
Thực hiện chức năng quản lý tài chính, điều hòa thanh khoản, hạch toán kế toán tại BIDV Chi nhánh Đại La theo quy đinh của Ngân hàng và Pháp luật.
Cung cấp và thực hiện các dịch vụ huy động, ngân quỹ, thanh toán,… theo quy định của Ngân hàng và Pháp luật.
Khối quản l nội ộ
Thực hiện chức năng giám sát các hoạt động kinh doanh của các Ban/Tổ/Nhóm thuộc BIDV Chi nhánh Đại La.
Tham mưu cho Giám đốc BIDV Chi nhánh Đại La trong việc triển khai các hoạt động giám sát kinh doanh và xử lý nợ tại BIDV Chi nhánh Đại La.
Ban Giám sát kinh doanh và Xử lý nợ của Khối PC, QLRR & PCRT đặt tại BIDV Chi nhánh Đại La.
Trung tâm Giám sát kinh doanh gồm các nhân sự của Trụ sử chính đặt tại PGD lớn, đƣợc tổ chức và hoạt động theo Quy định tổ chức va hoạt động cảu Trung tâm Giám sát kinh doanh do Hội đồng quản trị ban hành…