Tình hình phát triển cây lúa của huyện Tân Hồng

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của việc sản xuất lúa huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 20 - 25)

3.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI

3.2.1 Điều kiện kinh tế

3.2.1.5 Tình hình phát triển cây lúa của huyện Tân Hồng

 Thực trạng sản xuất lúa

Năm 2009 tổng diện tích gieo trồng cả năm là 45.014 ha đạt 88,26% kế hoạch.

Năng suất bình quân cả năm ước đạt 63,39 tạ/ha với tổng sản lượng đạt được là 285.349,17 tấn. Trong đó, vụ Đông Xuân có tổng diện tích xuống giống cao nhất với 21.529 ha và năng suất cũng đạt rất cao so với hai vụ còn lại trong năm. Vụ Thu Đông có tổng diện tích xuống giống thấp nhất trong năm chỉ đạt 1985 ha, năng suất đạt được là 64 tạ/ha. Vụ Hè Thu có tổng diện tích xuống giống là 21.500 ha đạt được năng suất trung bình 58,73 tạ/ha (thấp nhất trong ba vụ sản xuất của năm) và tổng sản lượng là 126.269,50 tấn, nếu so với kết quả đạt được ở vụ Đông Xuân thì kết quả này thấp hơn rất nhiều.

Năng suất và sản lượng vụ Hè Thu đạt thấp hơn nhiều so với 2 vụ Đông Xuân và Thu Đông là do: trong vụ sản xuất này điều kiện thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh diễn ra nhiều, lượng nước cung cấp cho việc tưới lúa cũng bị thiếu nhiều so với nhu cầu sử dụng của nông dân.

Bảng 3.1: Thực trạng sản xuất lúa toàn huyện Tân Hồng năm 2009

Chỉ tiêu Đông Xuân Hè Thu Thu Đông

Diện tích (ha) 21.529 21.500 1.985

Năng suất trung bình (tạ/ha) 67,99 58,73 64

Sản lượng (tấn) 146.375,67 126.269,50 12.704

(nguồn; phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện Tân Hồng)

 Thực trạng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất lúa - Máy móc phục vụ sản xuất lúa

Máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn rất ít chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất của nông dân. Máy móc phục vụ cho nông nghiệp vào vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông rất thuận lợi do thời tiết nắng nhiều, trời không mưa, nên máy móc phục vụ tương đối đầy đủ. Vì đây là mùa khô nên công việc thu hoạch nông sản rất thuận lợi. Nhưng vào những vụ Hè Thu thu hoạch lúa gặp thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều ảnh hưởng đến việc thu hoạch bằng máy, nên chất lượng lúa sau khi thu hoạch bị giảm đi rất nhiều như:

màu lúa xấu, lúa dễ nẩy mầm, chất lượng gạo bị giảm nên dẫn đến giá thành giảm.

Bảng 3.3: Chỉ tiêu về cơ giới hóa nông nghiệp của huyện Tân Hồng qua 3 năm (2007 – 2009)

Đvt: chiếc

Chênh lệch

2008/2007 2009/2007 Loại máy Năm

2007

Năm 2008

Năm 2009

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Trạm bơm tưới 78 98 97 20 25,64 19 24,35

Trạm bơm tiêu 24 25 30 1 4,16 6 25

Công cụ sạ hàng 627 880 958 253 40,35 331 52,79

Máy gặt xếp dãy 97 120 131 23 23,71 34 25,05

Lò sấy 112 88 116 -24 -21,42 4 3,57

Máy gặt đập liên hợp 4 13 32 9 225 28 700

(Nguồn: phòng thống kê huyện Tân Hồng) Nhận xét: nhìn chung tình hình cơ giới hóa của huyện Tân Hồng đều tăng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là số lượng máy gặt đập liên hợp tăng rất nhanh như: năm 2007 là 4 máy thí năm 2008 là 13 máy tăng 9 máy (tăng 225%) so với năm 2007, và năm 2009 là 32 máy tăng 28 máy (700%) so với năm 2007. Tuy nhiên, cũng có các trạm bơm tưới và lò sấy giảm. Cụ thể năm 2009 trạm bơm tưới giảm 1 máy, do trong thời gian này, trạm thủy lợi huyện Tân Hồng đang tiến hành sửa chữa trạm bơm dầu đang trong thời gian hư hỏng tại xã Tân Hộ Cơ thay bằng máy mới, dự kiến năm 2009 máy sẽ bắt đầu xây dựng. Còn lò sấy năm 2008 là 88 máy thì năm 2007 là 112 máy đã giảm 24 máy so với năm 2007, giảm là do lúc đầu máy sấy không đạt hiệu quả cao trong việc sấy lúa, nhưng đến năm 2009 số lượng lò sấy đã tăng lên 116 cái, tăng 4 máy so với năm 2007. Do lúc này người dân đã biết sử dụng lò sấy.

- Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp giảm giá thành nhất là biện pháp sạ thưa, sạ hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, các biện pháp phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá. Huấn luyện Internet cho nông dân, tổng số được 55 lớp có 1.650 người dự. Xây dựng 2 mô hình sản xuất nông hộ, 2 mô hình sản xuất “một phải năm giảm” và 3 mô hình sản xuất giảm giá thành với tổng diện tích 110 ha. Kết quả các mô hình này đều đạt hiệu quả và được nông dân đánh giá cao, lợi nhuận trong mô hình cao hơn ngoài mô hình 5.400.000 đồng/ha.

Chuyển giao hướng dẫn nông dân sản xuất giống xác nhận được 545 ha các loại giống TN 128, Jacmin 85, VND 95 – 20, OM 6073, OM 4900, … Trong đó có 5 điểm sản xuất tập trung diện tích 106 ha, các hộ có kinh nghiệm tự sản xuất 439 ha, cung ứng nhu cầu tại địa phương trên 3.000 tấn giống.

Kết quả ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật năm 2009 đã có 15.480 ha sử dụng giống xác nhận chiếm 31% diện tích, tăng 590 ha so với năm 2008, 31.800 ha áp dụng các biện pháp giảm giá thành sản xuất chiếm 65% diện tích, tăng 2.800 ha so với năm 2008.

10.305 ha áp dụng sạ hàng chiếm 21% diện tích, tăng 1.065 ha so với năm 2008. 28.500 ha thu hoạch bằng máy chiếm 58% diện tích, tăng 8.660 ha so với năm 2008 và 41.000 tấn lúa Hè Thu và Thu Đông được sấy.

 Tình hình vốn đầu tư vào sản xuất lúa ở huyện Tân Hồng

Bảng 3.4: nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản vào nông nghiệp qua các năm (2007 – 2009) so với tổng số vốn đầu tư

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng số (triệu đồng) 41.508 41.936 42.013

Trong đó: nông nghiệp 2.734 3.546 4.015

Tỷ trọng (%) 6,59 8,46 9,5

(Nguồn: phòng Thống Kê huyện Tân Hồng)

Trong những năm qua huyện đã nhất quán thực hiện chủ trương tập trung phát triển thủy lợi và đê bao phòng chống lũ là biện pháp hàng đầu để đẩy mạnh sản xuất lương thực do vậy vốn đầu tư dành cho thủy lợi và đê bao khép kín. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp để giải quyết được việc tưới tiêu và sản xuất lúa 3 vụ ăn chắc năm 2007 là 2.088 ha, năm 2008 là 2.542 ha, thì năm 2009 là 6.000 ha. Tổng số vốn đầu tư cơ bản nhằm thực hiện đạt chỉ tiêu diện tích lúa 3 vụ đến năm 2010 là 7.000 ha theo nghị quyết của Đảng bộ huyện đề ra đảm bảo 100% diện tích được tưới cho tất cả các vụ trong năm.

Huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, bao gồm các nguồn từ ngân sách Nhà nước và vốn nhân dân đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ các nguồn vốn của TW và Tỉnh đầu tư và huy động các thành phần kinh tế tham gia.

 Tình hình dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh trên cây lúa của huyện trong thời gian qua

Trong năm 2008, tình hình thời tiết khí hậu diễn biến khá phức tạp, nắng nóng kéo dài kết hợp với những cơn mưa trái mùa, mực nước lũ lên sớm hơn cùng kỳ so với năm 2007. Rầy nâu bộc phát mạnh trên vụ lúa Đông Xuân sang vụ Hè Thu muộn và lưu tồn đến vụ Thu Đông. Rầy nâu phát triển không theo quy luật mà có nhiều lứa trong cùng một đợt, đã gây khó khăn cho công tác phòng chống.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2008 là 49.239 ha, đạt 104,3% kế hoạch, bình quân ước đạt 63,2 tạ/ha. Tình hình sâu bệnh xảy ra tương đối cao và diễn biến phức tạp, tổng diện tích nhiễm bệnh trong năm là 44.432 ha, gồm các đối tượng gây bệnh hại chính như:

rầy nâu với diện tích nhiễm 28.975 ha, bệnh cháy lá 5.508 ha, bệnh lem lép hạt không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng lúa hàng hóa nhưng đã làm tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận của nông dân.

Công tác phòng chống dịch bệnh: ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi ngay từ đầu năm 2008 đã xây dựng kế hoạch tổ chức phòng chống dịch bệnh và chỉ đạo các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn các biện pháp kỹ thuật, quản lý sâu bệnh nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá, lúa vol, … Khi xuống giống để

nông dân chủ động phòng trừ, đồng thời cũng cố các đội, tổ dập dịch tại chổ, chuẩn bị máy phun, phương tiện khi có dịch xảy ra. Phân công các thành viên ban chỉ đạo giám sát địa bàn phối hợp với các ban ngành đoàn thể. Cán bộ kỹ thuật theo dõi tình hình diễn biến sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, để hạn chế sâu bệnh gây ra trong năm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của việc sản xuất lúa huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 20 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)