MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của việc sản xuất lúa huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 31)

Kết quả thu được từ việc phỏng vấn 58 hộ ta có được bảng phân tích về trình độ văn hóa của nông dân huyện Tân Hồng như sau:

Bảng 4.1 Trình độ học vấn của nông dân huyện Tân Hồng

Trình độ học vấn Tần suất Tỷ trọng (%)

Cấp 1 17 29,3

Cấp 2 25 43,1

Cấp 3 16 27,6

Tổng 58 100,0

(Nguồn:Tổng hợp số liệu từ Trạm Bảo Vệ Thực Vật Huyện Tân Hồng năm 2009 ) Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số nông dân ở huyện Tân Hồng chỉ học tới cấp 1, 2 (chiếm 72,4%). Đôi khi trình độ thấp sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất của người dân do những suy nghĩ và nhận thức cũng như khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật còn hạn chế, mà sản xuất ngày nay đòi hỏi người nông dân phải nhạy bén nắm bắt thông tin và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính của người tiêu dùng, đồng thời nâng cao năng suất cây trồng để tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân.

4.1.2 Kinh nghiệm trồng lúa của nông dân

Kinh nghiệm trồng lúa được tính từ lúc người nông dân bắt đầu sản xuất lúa cho đến thời điểm hiện tại. Kinh nghiệm trồng lúa có ảnh hưởng tương đối lớn đến lợi nhuận của nông hộ trong sản xuất lúa. Bởi vì, nếu nông dân có nhiều kinh nghiệm thì sẽ sản xuất đạt hiệu quả cao hơn những nông dân có ít kinh nghiệm do họ biết phải làm những gì ở

những thời điểm khác nhau và kỹ thuật làm đất, bón phân, phun thuốc, … cũng cao hơn các hộ có ít kinh nghiệm.

Bảng 4.2 Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông dân huyện Tân Hồng

Kinh nghiệm Tần số Tỷ trọng (%)

Dưới 10 năm 7 12,07

Từ 10 năm đến 20 năm 19 32,76

Từ 20 năm trở lên 32 55,17

Tổng 58 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Trạm Bảo Vệ Thực Vật Huyện Tân Hồng năm 2009) Từ bảng 4.2 ta thấy, đa số nông dân huyện Tân Hồng có kinh nghiệm trồng lúa từ 10 năm trở lên (chiếm 87,93%). Điều này chứng tỏ, nông dân ở đây đã có kinh nghiệm sản xuất lúa từ lâu đời (chủ yếu cha truyền con nối). Nếu nông dân ở đây biết kết hợp kinh nghiệm thực tiễn mà họ có với các tiến bộ kỹ thuật của khoa học ngày nay thì nhất định có thể sẽ làm cho năng suất cũng như lợi nhuận tăng lên cao hơn nữa và đồng thời cũng tăng thêm thu nhập.

4.1.3 Diện tích

Đất đai là một tư liệu không thể thiếu trong quá trình trồng trọt. Theo kết quả nghiên cứu thì hiện nay huyện Tân Hồng có các loại đất chủ yếu sau: đất xám trên nền phù sa cổ với diện tích là 17.704 ha, nhóm đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ, với diện tích 2.492 ha, nhóm đất xám có tầng loang lổ diện tích 5.265 ha. Nhóm đất phèn diện tích 9750 ha. Nhóm đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng với diện tích 280 ha.

Bảng 4.3 Diện tích đất canh tác của nông dân huyện Tân Hồng

Diện tích Tần số Tỷ trọng (%)

Dưới 2 ha 25 43,10

Từ 2 ha đến 5 ha 23 39,66

Trên 5 ha 10 17,24

Tổng 58 100,00

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ Trạm Bảo Vệ Thực Vật Huyện Tân Hồng năm 2009) Qua số liệu điều tra cho thấy trung bình mỗi hộ có khoảng 2,35 ha(1) đất sản xuất.

Đây là diện tích trung bình sản xuất rất lớn so với nhiều vùng khác, vì vậy việc sản xuất cũng thuận lợi và lợi nhuận mang về từ sản xuất nông nghiệp cũng cao chủ yếu là nhờ vào diện tích đất sản xuất lớn.

Từ bảng 4.3 ta thấy, diện tích đất của mỗi hộ từ 5 ha trở xuống là khá nhiều (chiếm 82,76%) tổng số hộ điều tra, do vậy diện tích có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và lợi nhuận của nông hộ.

4.1.4 Tập huấn

Tập huấn là sự hướng dẫn về kỹ thuật trồng lúa của các cán bộ kỹ thuật cho nông dân. Ở huyện Tân Hồng, do đã làm tốt công tác khuyến nông nên hầu hết nông dân trong huyện đều có tham gia tập huấn kỹ thuật trồng lúa. Hàng năm, trước khi vào mỗi vụ là Trung Tâm khuyến Nông và Trạm Bảo Vệ Thực Vật đều cử cán bộ xuống từng xã để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân, kỹ thuật trồng lúa cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận (do có thể biết áp dụng các loại biện pháp hay thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh tránh gây ảnh hưởng đến năng suất.

Tuy nhiên, phần đông nông dân ở đây vẫn còn tâm lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân để sản xuất hay học hỏi từ những người đi trước, bên cạnh đó cũng có không ít nông dân đang áp dụng các mô hình khoa học để giảm chi phí tăng năng suất.

Nếu toàn bộ nông dân ở đây chịu áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của bản thân thì kết quả sản xuất mang lại nhất định sẽ rất cao.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tài chính của việc sản xuất lúa huyện tân hồng, tỉnh đồng tháp (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)