4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN TÂN HỒNG
4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu kinh tế
4.2.1.1 Phân tích chi phí sản xuất
Trong hoạt động sản xuất lúa của nông dân huyện Tân Hồng có các loại chi phí chủ yếu sau: chi phí giống, chi phí phân, chi phí thuốc bảo vệ thực vật, chi phí lao động gia đình, chi phí khác, … ngoài ra còn một số chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất nhưng ở đây ta chi đề cập đến các loại chi phí có ảnh lớn đến hiệu quả từ hoạt động trồng lúa.
Bảng 4.4: Tổng hợp chi phí sản xuất trung bình trên ha năm 2009
Đông Xuân Hè Thu Thu Đông
Khoản mục
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền (đồng)
Tỷ trọng
(%)
Chi phí giống 810.000 3,90 990.000 4,27 912.000 5,21
Chi phí phân 4.040.000 19,44 4.702.000 20,30 4.570.000 26,09 Chi phí thuốc
BVTV
3.520.000 16,94 4.845.000 20,91 3.845.000 21,95
Chi phí lao động 6.650.000 32,00 6.700.000 28,92 3.680.000 21,01 Chi phí khác 5.760.000 27,72 5.930.000 25,60 4.510.000 25,74 Tổng chi phí 20.780.000 100,00 23.167.000 100,00 17.517.000 100,00 (Nguồn: tổng hợp số liệu từ Trạm Bảo Vệ Thực Vật huyện Tân Hồng năm 2009) Nhận xét:
Chi phí giống: Giống là yếu tố đầu vào rất quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ hay nói cách khác là có thể có ảnh hưởng rất lớn
yếu. Việc lựa chọn giống phụ thuộc vào các đặc tính của giống như: Năng suất cao, kháng sâu bệnh, giá cả thị trường,… ở vùng nghiên cứu, hiện nay đa số nông dân đều sử dụng các loại giống có chất lượng cao như: Jasmine 85, OMCS 2000, OM 4218, 4900 (thơm nhẹ), VND,… Do giống nguyên chủng mua ở các Viện, các trung tâm Khuyến Nông,…
có giá khá cao nên hầu hết các nông hộ ở đây thường lấy giống của vụ trước, hay mua của hàng xóm để gieo sạ cho vụ sau chứ không mua ở các Trung tâm nghiên cứu giống.
Chính điều này cũng đã phần nào làm giảm năng suất lúa của nông hộ do giống lúa ngày càng bị thoái hóa.
Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy chi phí giống biến động không đồng đều giữa các vụ trong năm, chi phí giống cao nhất là ở vụ Hè Thu 990.000 đồng (chiếm 4,27% tỷ trọng trong tổng chi phí của cả vụ) và thấp nhất là ở vụ Đông Xuân 810.000 đồng (chiếm 3,9%
tỷ trọng trong tổng chi phí của cả vụ). Tuy nhiên, so với các loại chi phí khác thì chi phí giống có tỷ trọng thấp nhất trong các loại chi phí của mỗi vụ.
Chi phí phân: Phân bón là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng trong việc trồng lúa, năng suất lúa có đạt cao hay thấp đó cũng là một phần ảnh hưởng của phân bón. Nông dân ở đây thường sử dụng các loại phân bón cho lúa như: NPK (20-20-15), NPK (16-16-8), URE (46%), DAP (18-46-0), Kali (55%), Lân (16%), phân bón lá.
Liều lượng sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nông dân hoặc hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp của Xã và của Huyện. Ngoài ra, lượng phân bón còn phụ vào độ màu mỡ của đất. Thường thì vụ Hè Thu và vụ Thu Đông sẽ sử dụng lượng phân bón nhiều hơn vụ Đông Xuân do đất đai đã bạc màu và mất đi chất dinh dưỡng. Hơn nữa, do huyện Tân Hồng có địa hình cao, đất đai kém màu mỡ hơn các vùng khác nên chi phí phân bón thường cao hơn ở các vùng khác, vì vậy dù năng suất có cao nhưng lợi nhuận mang lại cho nâng dân vẫn chưa cao.
Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy chi phí phân bón biến động giữa các vụ là không đồng đều. Vụ Đông Xuân có tổng chi phí phân bón thấp nhất trong 3 vụ của năm với 4.040.000 đồng (chiếm 19,44% trong tổng chi phí phí của vụ), vụ Hè Thu có tổng chi phí phân bón cao nhất so với 2 vụ còn lại của cả năm đó là 4.702.000 đồng (chiếm 20,30% tỷ trọng
trong tổng chi phí của cả vụ). Mặt khác, vụ Thu Đông có tổng chi phí phân bón là 4.570.000 đồng nhưng chiếm tỷ trọng 26,09% cao nhất trong các loại chi phí của vụ.
Chi phí thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các loại: Thuốc cỏ, thuốc sâu, thuốc rầy, thuốc bệnh + thuốc dưỡng, thuốc ốc bươu vàng. Trong hoạt động trồng lúa của nông dân huyện Tân Hồng thì tất cả các loại thuốc BVTV kể trên đều ảnh hưởng đến năng suất, xong mức độ ảnh hưởng khác nhau. Thuốc bệnh + dưỡng, thuốc sâu, thuốc rầy có ảnh hưởng lớn đến năng suất còn thuốc cỏ và thuốc ốc bươu vàng ít có ảnh hưởng đến năng suất. Lượng thuốc sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh diễn ra của năm đó. Về liều lượng thuốc sử dụng nông dân dựa vào hướng dẫn trên nhãn của chai thuốc và kinh nghiệm của mình là chủ yếu.
Nhìn vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất trung bình trên ha năm 2009 ta thấy sự biến động chi phí thuốc bảo vệ thực vật ở mỗi vụ là khác nhau. Vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông có tổng chi phí thuốc bảo vệ thực vật lần lượt là 3.520.000 đồng (chiếm 16,94% tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất của vụ) và 3.845.000 đồng(chiếm 20,91% tỷ trọng trong tổng chi phí sản xuất của cả vụ), thấp hơn rất nhiều so với tổng chi phí thuốc bảo vệ thực của vụ Hè Thu đó là 4.845.000 đồng (chiếm 21,95% trong tổng chi phí sản xuất của cả vụ).
Chi phí lao động: Lượng lao động gia đình được tính bằng các việc làm như: vệ sinh đồng ruộng, công gieo sạ, công làm cỏ, công dậm (công cấy lúa), công chăm sóc (thăm đồng), công bón phân, công phun thuốc.
Từ bảng 4.4 ta có thể thấy chi phí lao động ở mỗi vụ biến động là không đồng đều nhau. Tỷ trọng của tổng chi phí lao động ở vụ Hè Thu là cao nhất trong tổng chi phí sản xuất của cả vụ với 28,92% và với số tiền tương ứng là 6.700.000 đồng, tương đương với vụ Hè Thu là vụ Đông Xuân cũng có tỷ trọng của chi phí lao động chiếm cao nhất trong các loại chi phí của vụ (32%) với tổng chi phí lao động tương đương là 6.650.000 đồng. Vụ Thu Đông có tổng chi phí lao đông thấp nhất so với 2 vụ còn lại của cả năm với 3.680.000 đồng.
Chi phí khác: Chi phí khác bao gồm các loại chi phí như: Chi phí làm đất, thủy lợi phí, công gặt, công suốt, chi phí vận chuyển, chi phí bao bì,…Ngoài thủy lợi phí
và chi phí làm đất ra, các loại chi phí khác còn lại tuy không ảnh hưởng đến năng suất lúa nhưng nó rất cần thiết và không thể thiếu trong quá trình sản xuất lúa.
Từ bảng 4.4 ta thấy chi phí khác ở mỗi vụ biến động không tương đương nhau.
Vụ Thu Đông có tổng chi phí khác (4.510.000 đồng) thấp hơn so với hai vụ còn lại là vụ Hè Thu (5.930.000 đồng) và vụ Đông Xuân (5.760.000 đồng), tỷ trọng của tổng chi phí khác ở mỗi vụ là khá cao so với các loại chi phí sản xuất còn lại.
3.90%
4.27%
5.21%
19.44%
20.30%
26.09%
16.94%
20.91%
21.95%
32%
28.92%
21.01%
27.72%
25.60%
25.74%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Chi phí giống Chi phí phân Chi phí thuốc BVTV
Chi phí lao động
Chi phí khác
Vụ Thu Đông Vụ Hè Thu Vụ Đông Xuân
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh chi phí sản xuất trung bình giữa các vụ năm 2009
Nhận xét chung: nhìn chung vào bảng 4.4 ta thấy tổng chi phí ở các vụ có sự biến động không tương đương nhau. Trong 3 vụ sản xuất của cả năm thì chỉ có vụ Thu Đông là tổng chi phí thấp nhất có thể chấp nhận được (17.517.000 đồng). Vụ Hè Thu có tổng chi phí sản xuất cao nhất với 23.167.000 đồng, kế đó là vụ Đông Xuân với 20.780.000 đồng.
Nguyên nhân: vụ Hè Thu có tổng chi phí sản xuất cao nhất là vì vụ này có thời tiết thất thường nhất trong năm, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, gây ảnh hưởng đến năng suất thấp và lợi nhuận giảm. Khác với vụ Hè Thu là vụ Đông Xuân và Vụ Thu Đông có thời tiết thuận lợi hơn, ít xảy ra sâu bệnh. Một nguyên nhân chung đã làm cho chi phí sản xuất của 3 vụ tăng cao đó là giá cả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường hiện nay đang ở mức rất cao.