CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.4 TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG BIOGAS TẠI VIỆT NAM
3.4.1 Lịch sử phát triển công nghệ biogas
Giai đoạn 1960-1975
Công nghệ biogas được giới thiệu và phát triển tại Việt Nam từ năm 1960.
Miền Bắc: thông tin về khí sinh học đã được nhiều người chú ý. Một số cá nhân và tổ chức đã xây thử một số công trình ở vài nơi như Hà Nội, Bắc Thái, Hà Nam Ninh, Hải Hưng nhưng đều bị ngừng hoạt động vì lý do kỹ thuật và quản lý.
Miền Nam: Năm 1960, Nha Khảo cứu Nông lâm súc đã nghiên cứu sản xuất khí mê tan từ phân động vật, nhưng không ứng dụng triển khai được vì khí hóa lỏng và phân bón vô cơ được nhập khẩu ồ ạt. Một số công trình đã xây dựng
không được duy trì hoạt động. Từ cuối năm 60 đến đầu những năm 70, công nghệ KSH gần như bị lãng quên.
Giai đoạn 1976 - 1980
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, một trong những nhiệm vụ cấp thiết được đề cập đó là nghiên cứu phát triển nguồn năng lượng có thể tái tạo mới. Hàng loạt các công trình nghiên cứu về khí sinh học đã được triển khai như:"Đề án sử dụng khí sinh học ở Việt Nam" (1976), đề tài cấp nhà nước
"Nghiên cứu ứng dụng hầm ủ lên men sinh khí mê tan" đã khởi động hoạt động nghiên cứu triển khai công nghệ khí sinh học. Thiết kế ban đầu được chọn thử nghiệm là loại nắp nồi bằng tôn, bể phân hủy xây gạch, được xây dựng ở Bắc Thái và Hà Bắc (1977 - 1978). Những công trình loại này đã bị bỏ dở do khả năng kỹ thuật và quản lý. Cuối năm 1979, công trình nắp nổi được xây dựng thành công ở nông trường Sao Đỏ (Mộc Châu, Sơn La), đã đặt cơ sở cho việc triển khai sau này. Bên cạnh đó, nhiều viện nghiên cứu, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã tiến hành thiết kế và xây dựng, nhưng kết quả mang lại rất hạn chế.
Giai đoạn 1981 - 1990
Chương trình nghiên cứu Nhà nước về Năng lượng mới được ưu tiên trong kế hoạch năm năm 1981 - 1985 và 1986 - 1990 do Viện Nghiên cứu Khoa học công nghệ điện chủ trì. Một số viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các Ban Khoa học công nghệ tỉnh, nhiều cơ quan, địa phương, đơn vị quân đội, cá nhân cũng tham gia chương trình này. Bộ Y tế cũng thực hiện một số dự án ứng dụng khí sinh học với mục tiêu vệ sinh môi trường.
Bên cạnh đó, một số tổ chức quốc tế cũng đã giúp đỡ và hợp tác nghiên cứu, triển khai công nghệ khí sinh học như: Viện Sinh lý Sinh hóa Vi sinh vật (Liên Xô cũ), Tổ chức OXFAM (Anh), UNICEF (Liên hợp quốc) ACCT (Tổ chức các nước nói tiếng Pháp), SIDA (Thụy Điển), …
Giai đoạn từ 1991 đến nay
Đến năm 1991, mặc dù chương trình nghiên cứu Năng lượng mới ngưng hoạt động do thiếu kinh phí nhưng các hoạt động R & D về công nghệ biogas vẫn được duy trì.
Năm 1992, trong khuôn khổ các dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức như FAO, SAREC, SIDA, Viện
chăn nuôi Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển công nghệ túi ủ biogas. Nhờ những ưu điểm như chi phí thấp và dễ lắp đặt, công nghệ này đã nhanh chóng được triển khai.
Trong khoảng thời gian năm 2006, tại Đồng bằng Sông Hồng, công nghệ hầm vòm cố định ngày càng trở nên phổ biến do diện tích đất sở hữu của các nông dân ở miền Bắc thường nhỏ hơn ở miền Nam. Nguyên nhân do mật độ dân số cao hơn ở Đồng bằng Sông Hồng nên diện tích đất canh tác của mỗi hộ ước tính khoảng 0,28 ha, trong khi con số này là 0,5 đến 3 ha ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Loại công nghệ hầm vòm cố định có một số ưu điểm so với loại túi ủ là nó đòi hỏi chi phí bảo trì thắp, ít tốn diện tích, và thời gian sử dụng khá dài. Chương trình biogas đã tiêu chuẩn hóa thiết kế của loại hầm vòm cố định này và tổ chức huấn luyện cho 150 kỹ thuật viên và 350 thợ xây, với kế hoạch mở rộng ra 58 tỉnh thành trong ba năm kế tiếp. Mặc dù, nông hộ tham gia tại các địa phương sẽ được trợ cấp khoảng ẳ chi phớ lắp đặt, nhưng chớ phớ này vẫn cũn khỏ cao, đặc biệt đối với các nông hộ ở Đồng bằng Sông Cửu Long.
Như vậy, đã có nhiều chương trình biogas khác nhau được thực hiện ở Việt Nam trong suốt 50 năm. Tuy nhiên, hầu như các chương trình chưa nhắm đến mục tiêu phát triển mô hình quy mô lớn và vận hành lâu dài, dù có một thực tế là Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển công nghệ này và người dân cũng quan tâm đến công nghệ do những lợi ích rõ ràng mà biogas mang đến.
Trước bối cảnh đó, Chương trình khí sinh học của ngành chăn nuôi Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam và Hà Lan đã ra đời vào năm 2003 nhằm nhân rộng mô hình này. Chương trình đã kết hợp kiến thức về công nghệ biogas của Việt Nam và kinh nghiệm phát triển ở quy mô lớn của Hà Lan. Giai đoạn 1 (2003-2006) đã kết thúc thành công với 18.000 mô hình được lắp đặt ở 12 tỉnh, thành tại 8 vùng sinh thái khác nhau. Đến cuối năm 2006, chương trình mở rộng ra 20 tỉnh, nâng con số mô hình được lắp đặt lên 20.000 mô hình, tiết kiệm được 1 đến 1,5 giờ lao động mỗi ngày, mỗi gia đình tiết kiệm 5 Euro (150 ngàn đồng) cho chất đốt hằng tháng, tạo ra 300.000 ngày lao động mang đến thu nhập cho đội ngũ thợ ước tính 2,5 Euro/người/ngày (75 ngàn đồng), chi phí trả cho lao động lên đến 750.000 Euro (22,5 tỷ đồng) và 40% hộ có kết nối nhà vệ sinh với mô hình biogas.
Bảng 3. THÀNH QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHÍ SINH HỌC CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2006
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
Số lượng mô hình biogas được lắp đặt Mô hình 27.000
Số tỉnh, thành phố triển khai Tỉnh, thành phố 20
Tiết kiệm sức lao động Giờ/ngày/hộ 1-1,5
Tiết kiệm chất đốt Euro/hộ/tháng 5
Tạo việc làm cho lao động địa phương Ngày lao động 300.000
Tiền công lao động địa phương Euro/ngày 2,5
Tổng chi phí cho lao động địa phương Euro 750.000
Cải thiện điều kiện vệ sinh (% toa let nối với mô hình)
% 40
Nguồn: Bastiaan Teune (2007)
Trong giai đoạn 2 (2008-2011) chương trình sẽ tiếp tục mở rộng ra hơn 35 tỉnh, thành trong cả nước, xây dưng tổng cộng 150.000 mô hình. Những mô hình này sẽ giúp cải thiện hệ thống cung cấp năng lượng cho khoảng 800.000 người, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện vệ sinh.