Lợi ích về kinh tế của mô hình biogas

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình biogas đối với nông hộ tại xã mỹ khánh, huyện phong điền (Trang 46 - 56)

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH BIOGAS TẠI XÃ MỸ KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP.CẦN THƠ

4.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ TỪ MÔ HÌNH BIOGAS

4.2.2 Lợi ích về kinh tế của mô hình biogas

Đối với một gia đình ngoài các chi tiêu hàng ngày như tiền ăn, tiền điện, tiền học hành, đi lại... thì nguồn chi tiêu cho các nhiên liệu chất đốt hàng ngày trong gia đình cũng chiếm một phần không nhỏ. Nhìn chung tất cả các hộ trong mẫu điều tra chỉ sử dụng gas và củi vào việc đun nấu trong gia đình.

Bảng 15. THỐNG KÊ VIỆC SỬ DỤNG CHẤT ĐỐT TRONG NÔNG HỘ TRƯỚC VÀ SAU KHI SỬ DỤNG BIOGAS

Số hộ sử dụng chất đốt Trước khi sử dụng

biogas

Sau khi sử dụng biogas

Chênh lệch Loại

Tần số (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tần số (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tần số (hộ)

Tỷ lệ (%)

Củi 22 88 14 56 - 8 -32

Gas 13 52 4 16 -9 -36

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào bảng 15 ta thấy đa số các hộ trong mẫu phỏng vấn là sử dụng củi cho việc đun nấu trong gia đình (88% số hộ có sử dụng củi), nguồn củi này có thể là do thu gom từ vườn cây trong gia đình hoặc là mua từ các nông hộ sung quanh. Bên cạnh đó một số hộ còn sử dụng gas vào việc đun nấu (52 %). Đối với gas thì giá mỗi ngày một tăng, còn củi tuy giá không cao lắm nhưng đối với các hộ sử dụng củi từ vườn cây của gia đình thì thời gian để thu gom củi không phải là nhỏ. Nếu tiết kiệm được các loại nhiên liệu chất đốt này một mặt có thể tiết kiệm được một khoản chi tiêu cho các hộ gia đình, mặt khác tiết kiệm được thời gian lao động, khoảng thời gian tiết kiệm được các nông hộ có thể làm nhiều việc khác tăng thu nhập cho gia đình.

Mô hình biogas đưa vào sử dụng đã giải quyết được vấn đề này. Thực tế cho thấy số hộ sử dụng củi và gas đã giảm đáng kể từ khi họ sử dụng biogas để cho việc đun nấu trong gia đình. Cụ thể số hộ sử dụng gas đã giảm 36 %, còn số hộ sử dụng củi giảm 32 %.

Để biết trung bình một năm mỗi hộ giảm chi tiêu từ nhiên liệu đốt là bao nhiêu, chi phí sử dụng chất đốt của mỗi hộ trước và sau khi sử dụng biogas sẽ được phân tích cụ thể hơn ở bảng sau:

Bảng 16. CHI PHÍ TIẾT KIỆM ĐƯỢC TỪ VIỆC GIẢM LƯỢNG CHẤT ĐỐT DO SỬ DỤNG BIOGAS

ĐVT: đồng/năm Khoản mục Số quan

sát

Thấp nhất

Cao nhất Trung bình

Độ lệch chuẩn Chi phí sử dụng

chất đốt trước khi sử dụng biogas

25 540.000 7.620.000 2.531.200 1571814

Chi phí sử dụng chất đốt sau khi sử dụng biogas

25 0 1.930.000 490.480 570989,3

Chi phí sử dụng chất đốt tiết kiệm được

25 360.000 5.690.000 2.040.720 1346245

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn chung nếu ứng dụng tốt mô hình biogas vào việc đun nấu của gia đình thì hàng năm mỗi hộ có thể tiết kiệm được 2.040.720 đồng cho việc chi tiêu vào nhiên liệu đốt phuc vụ cho việc đun nấu của gia đình. Tuy đây là một số tiền không lớn nhưng phần nào cũng góp phần nâng cao tích lũy trong các nông hộ.

Mặt khác với số tiền tiết kiệm này, các nông hộ có thể dùng để tăng gia mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình.

Lợi ích tiết kiệm chi phí chất đốt phân theo nhóm hộ

Theo mẫu điều tra, các nông hộ có thể được phân ra làm 3 nhóm: nhóm hộ chỉ sử dụng gas, nhóm hộ chỉ sử dụng củi, nhóm hộ sử dụng cả gas và củi.

Bảng 17. SỬ DỤNG CHẤT ĐỐT TRONG NÔNG HỘ PHÂN THEO NHÓM HỘ

Nhóm Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Số hộ chỉ sử dụng gas 3 12

Số hộ chỉ sử dụng củi 12 48

Số hộ sử dụng cả gas và củi 10 40

Tổng 25 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

12.00%

48.00%

40.00%

Chỉ sử dụng gas

Chỉ sử dụng củi

Sử dụng cả gas và củi

Hình 4. CƠ CẤU HỘ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU CHẤT ĐỐT TRUYỀN THỐNG PHÂN THEO NHÓM HỘ

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn chung thì nhiên liệu đốt truyền thống của các nông hộ là củi, do ở nhiều gia đình có vườn cây nên họ tận dụng các cành khô làm củi đốt một mặt vừa tiết kiệm được tiền, mặt khác thì họ có thể làm sạch vườn. Nhưng một số ít hộ cũng có sử dụng gas trong việc đun nấu là do lượng củi của họ không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng trong gia đình.

a. Đối với nhóm hộ chỉ sử dụng gas

Trong 25 mẫu điều tra, có 3 mẫu là hoàn toàn chỉ sử dụng gas cho việc đun nấu của gia đình.

Bảng 18. CHI PHÍ GAS TIẾT KIỆM ĐƯỢC KHI NÔNG HỘ SỬ DỤNG BIOGAS ĐỐI VỚI NHÓM HỘ CHỈ SỬ DỤNG GAS

ĐVT: đồng/năm Khoản mục Số quan

sát

Thấp nhất

Cao nhất Trung bình

Độ lệch chuẩn Chi phí gas trước

khi sử dụng biogas

3 1.340.000 2.010.000 1.563.333 386.824,68

Chi phí gas sau khi sử dụng biogas

3 0 0 0 0

Chi phí gas tiết kiệm được

3 1.340.000 2.010.000 1.563.333 386.824,68 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy sau khi sử dụng biogas tất cả các hộ đều giảm được hoàn toàn lượng gas sử dụng. Nếu tính theo giá gas bình quân trên thị trường hiện nay khoản 335.000 đồng/bình 12 kg, thì mỗi năm các nông hộ có thể tiết kiệm được từ 1.340.000 đồng đến 2.010.000 đồng.

Bên cạnh vấn đề tiết kiệm được chi tiêu, một ưu điểm nữa của biogas so với gas là nó rất an toàn. Đối với các bình gas thông thường nếu chúng ta sử dụng không cẩn thận hoặc có sự rò rỉ nào đó thì rất dễ dẫn đến cháy nổ, còn đối với biogas thì việc này là hoàn toàn không xãy ra. Một ưu điểm nữa của biogas so với gas là lửa của biogas rất lớn, lớn hơn nhiều so với lửa của gas, nên có thể rút ngắn được cả về thời gian nấu nướng

b. Đối với nhóm hộ chỉ sử dụng củi

Trong tổng 25 mẫu điều tra có 12 mẫu chỉ sử dụng củi cho việc đun nấu trong gia đình.

Bảng 19. CHI PHÍ CỦI TIẾT KIỆM ĐƯỢC KHI NÔNG HỘ SỬ DỤNG BIOGAS ĐỐI VỚI NHÓM HỘ CHỈ SỬ DỤNG CỦI

ĐVT: đồng/năm Khoản mục Số quan

sát

Thấp nhất Cao nhất Trung bình

Độ lệch chuẩn Chi phí củi

trước khi sử dụng biogas

12 540.000 4.500.000 2.070.000 1401648,4

Chi phí củi sau khi sử dụng biogas

12 0 900.000 277.500 350587,17

Chi phí củi tiết kiệm được

12 360.000 4.500.000 1.792.500 1491473,5 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy trước khi có biogas chi phí cho việc sử dụng củi của các nông hộ dao động trong khoảng từ 540.000 đồng đến 4.500.000 đồng/năm tùy vào quy mô hộ. Nhưng từ khi sử dụng biogas đã có hộ hoàn toàn không còn sử dụng củi, còn một số khác cũng giảm đi một phần. Nhưng nhìn chung, trung bình mỗi năm mỗi hộ có thể tiết kiệm được khoảng 1.792.500 đồng cho chi phí củi.

Đối với các hộ sử dụng củi thu gom từ vườn nhà thì việc tiết kiệm đi lượng củi này cũng đồng nghĩa với việc tiết kiệm được thời gian thu gom củi. Nhưng việc tiết kiệm thời gian này rất khó để định lượng nên trong bài phân tích chỉ định tính việc tiết kiệm này.

c. Đối với nhóm hộ sử dụng cả gas và củi

Trong 25 mẫu điều tra có 10 mẫu nông hộ vừa sử dụng củi vừa sử dụng gas cho việc đun nấu của gia đình.

Bảng 20. CHI PHÍ CỦI VÀ GAS TIẾT KIỆM ĐƯỢC KHI NÔNG HỘ SỬ DỤNG BIOGAS ĐỐI VỚI NHÓM HỘ SỬ DỤNG CẢ CỦI VÀ GAS

ĐVT: đồng/năm Khoản mục Số quan

sát

Thấp nhất

Cao nhất Trung bình

Độ lệch chuẩn Chi phí sử dụng củi

và gas trước khi sử dụng biogas

10 1.750.000 7.620.000 3.375.000 1.663.381,8

Chi phí sử dụng củi và gas trước khi sử dụng biogas

10 0 1.930.000 893.200 631.118,42

Chi phí sử dụng củi và gas tiết kiệm được

10 1.235.000 5.690.000 2.481.800 1.306.385,3 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn chung nhóm hộ này đa số có quy mô hộ lớn nên ngoài việc sử dụng gas để đun nấu họ còn sử dụng thêm củi để tiết kiệm chi tiêu. Nhưng nhìn chung chi tiêu cho chất đốt của các hộ này vẫn cao hơn 2 nhóm trước, dao động từ 1.750.000 đồng đến 7.620.000 đồng/năm, và chi tiêu cho chất đốt tiết kiệm được của họ cũng cao hơn 2 nhóm trước, trung bình mỗi hộ sau khi sử dụng biogas có thể tiết kiệm được khoảng 2.481.800 đồng/năm.

Sau đây là bảng tổng hợp mức tiết kiệm chi phí nhiên liệu đốt của từng nhóm hộ :

Bảng 21. CHI PHÍ TIẾT KIỆM ĐƯỢC TỪ VIỆC GIẢM LƯỢNG CHẤT ĐỐT DO SỬ DỤNG BIOGAS PHÂN THEO NHÓM HỘ

Nhóm Số quan sát

(hộ)

Mức trung bình tiết kiệm (đồng/năm)

Nhóm hộ chỉ sử dụng gas 3 1.563.333

Nhóm hộ chỉ sử dụng củi 12 1.792.500

Nhóm hộ sử dụng cả gas và củi 10 2.481.800

Tổng mẫu điều tra 25 2.040.720

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào bảng trên ta thấy nhìn chung các nhóm hộ đều tiết kiệm được chi phí chất đốt trên 1.500.000 đồng/năm. Trong đó nhóm cao nhất là nhóm hộ sử dụng cả gas và củi lên đến 2.481.800 đồng/năm, nhóm thấp nhất là nhóm chỉ sử

dụng gas 1.563.333 đồng/năm. Có sự chênh lệch như vậy nguyên nhân chính là sự khác biệt nhau về nhu cầu chất đốt của từng nhóm hộ.

Nhóm hộ được lợi nhiều nhất trong việc tiết kiệm chi phí chất đốt là nhóm hộ sử dụng cả gas và củi cho việc đun nấu trong gia đình, đây là nhóm có tổng số thành viên trong gia đình khá cao (từ 5 – 9 người/hộ) vì vậy nhu cầu chất đốt của họ là khá lớn, chỉ với lượng củi thu gom từ vườn thì không đủ để đáp ứng nhu cầu đun nấu trong gia đình vì thế họ kết hợp thêm việc dùng gas để đáp ứng đủ nhu cầu đun nấu cho cả gia đình.

Xét về nhóm hộ chỉ dùng gas, quy mô hộ là khá nhỏ (từ 2 – 4 người/hộ) và các hộ này đều thuộc diện gia đình khá, từ chỗ số lao động gia đình thì ít hạn chế cho việc đi thu gom củi và điều kiện kinh tế gia đình cũng ổn định nên các hộ trong nhóm này chỉ sử dụng chất đốt duy nhất trong gia đình đó là gas, vì đây là nhóm hộ có nhu cầu chất đốt thấp nhất nên chi phí tiết kiệm được cũng thấp.

Nhóm còn lại là nhóm chỉ sử dụng củi cho việc đun nấu, nhìn chung quy mô gia đình của nhóm này vào mức trung bình (từ 3 – 7 người/hộ), nên nhu cầu chất đốt cũng không cao như nhóm sử dụng cả gas và củi. Một nguyên nhân khác mà họ chỉ sử dụng củi là do đa phần số hộ trong nhóm này đều có vườn cây ăn trái nên lượng củi họ thu gom được có thể vừa đủ để đáp ứng nhu cầu đun nấu trong gia đình, vì vậy để tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng ngày nên họ chỉ sử dụng củi thay vì dùng gas.

Tóm lại với việc ứng dụng mô hình biogas vào việc phục vụ cho đun nấu của hộ gia đình thì mỗi năm các nông hộ có thể tiết kiệm được một khoản chi tiêu trung bình là 2.040.720 đồng cho việc mua nhiên liệu đun nấu, tiết kiệm được thời gian lao động, thời gian cho các công việc bếp nút... để từ đó có thể tăng lượng tích lũy cho gia đình, đồng thời gia tăng sản xuất nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống nông hộ.

4.2.2.2. Tiết kiệm phân bón đối với cây trồng và thức ăn cho cá

Đa số các hộ sử dụng biogas đều biết tận dụng chất thải từ túi ủ cho việc trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. Trong quá trình ủ sau khi lấy khí biogas cho việc đun nấu thì chất thải lỏng từ túi ủ sẽ được dẫn trực tiếp xuống ao nuôi cá, đây là một nguồn thức ăn rất tốt cho cá, do trong chất thải lõng chứa rất nhiều vi

sinh vật mà cá có thể ăn được đặc biệt là cá con, mà nguồn thức ăn này thì không phải tốn bất cứ chi phí nào để mua.

Đối với phân bón sử dụng cho cây trồng có thể được sử dụng theo 2 cách:

Thứ nhất là dẫn toàn bộ bã phân vào hầm lắng đọng và chờ đến khi phân hoàn toàn hoai mục thì lấy ra bón cho cây; Thứ hai là sau khi kết thúc vụ cá dùng bùn trong ao cá bón cho cây, vì trong chất thải lõng cũng có chứa một phần bã phân, nên khi dẫn vào ao cá sau một thời gian thì các bã phân này sẽ lắng xuống đáy ao tạo thành lớp bùn.

Bảng 22. SỐ HỘ SỬ DỤNG CHẤT THẢI TỪ MÔ HÌNH BIOGAS CHO TRỒNG TRỌT VÀ NUÔI CÁ

Nhóm Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Chỉ sử dụng cho trồng trọt

0 0

Chỉ sử dụng nuôi cá 10 40

Sử dụng cho cả trồng trọt và nuôi cá

11 44

Không sử dụng chất thải biogas

4 16

Tổng 25 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

0.00%

40.00%

44.00%

16.00% Chỉ sử dụng cho trồng

trọt

Chỉ sử dụng cho nuôi cá Sử dụng cho cả trồng trọt và nuôi cá Không sử dụng chất thải biogas

Hình 5. CƠ CẤU HỘ SỬ DỤNG CHẤT THẢI BIOGAS VÀO SẢN XUẤT PHÂN THEO NHÓM

Nguồn : Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào sơ đồ đa phần ta thấy các nông hộ biết tận dụng tốt các lợi ích từ chất thải của mô hình biogas, họ biết kết hợp sử dụng chất thải biogas vào cả trồng trọt và nuôi cá, số hộ nhóm này chiếm đến 44 % tổng mẫu điều tra. Nhìn chung không có hộ nào chỉ sự dụng riêng lẽ chất thải biogas cho trồng trọt, còn số hộ không sử dụng chất thải biogas vào mục đích gì chỉ chiếm có 16 % tổng mẫu điều tra.

Bảng 23. SỰ NHẬN BIẾT CỦA CÁC NÔNG HỘ VỀ LỢI ÍCH CỦA BIOGAS ĐỐI VỚI TRỒNG TRỌT VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Không Không biết

Lợi ích Số quan

sát Tần số (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tần số (hộ)

Tỷ lệ (%)

Tần số (hộ)

Tỷ lệ (%) Nâng suất cây

trồng tăng

11 9 81,8 1 9,1 1 9,1

Giảm phân bón cho cây

11 7 63,6 2 18,2 2 18,2

Nâng suất cá tăng

21 9 42,9 3 14,2 9 42,9

Giảm thức ăn cho cá

21 10 47,6 1 4,8 10 47,6

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Sau quá trình sử dụng bã phân và chất thải lỏng đa số các hộ đều nhận thấy lợi ích của nó. Đối với cây trồng có đến 81,8 % số hộ có sử dụng bã phân nhận thấy là nâng suất cây có tăng sau khi sử dụng bã phân, có đến 63,6 % số hộ thấy được chi phí phân bón cho vườn cây ăn trái của họ có giảm. Đối với nuôi cá có 42,9 % số hộ sử dụng chất thải lỏng cho ao nuôi cá nhận thấy cá tăng trọng nhanh và nâng suất cá tăng, và 47,6 % số hộ nhận thấy và tính toán được chi phí thức ăn cho cá giảm.

Trong mẫu điều tra có một số hộ không biết họ có giảm chi phí phân bón và thức ăn cho cá khi sử dụng chất thải biogas hay không, nguyên nhân chính là các hộ này mới bắt đầu nuôi cá hoặc trồng cây gần đây nên vẫn chưa thể tính toán được lượng chi phí trước và sau khi sử dụng chất thải biogas có chênh lệch gì với nhau không.

Bảng 24. CHI PHÍ PHÂN BÓN VÀ THỨC ĂN CÁ TIẾT KIỆM ĐƯỢC NHỜ SỬ DỤNG CHẤT THẢI BIOGAS PHÂN THEO NHÓM HỘ

ĐVT: đồng/năm Nhóm Số quan sát Thấp nhất Cao nhất Trung bình Nhóm chỉ sử

dụng cho nuôi cá

10 0 3.500.000 630.000

Nhóm sử dụng cho cả trồng trọt và nuôi cá

11 0 16.500.000 5.702.045

Tổng 25 0 16.500.000 2.760.900

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào bảng ta thấy có sự chênh lệch khá lớn trong chi phí trung bình tiết kiệm được giữa 2 nhóm hộ, nhóm hộ chỉ sử dụng chất thải biogas cho nuôi cá chỉ tiết kiệm được 630.000 đồng/năm, trong khi nhóm hộ sử dụng chất thải biogas kết hợp cho trồng trọt và nuôi cá tiết kiệm chi phí lên đến 5.702.045 đồng/năm.

Nguyên nhân chính của sự chênh lệch lớn như vậy là do đa phần trong nhóm hộ chỉ dụng chất thải biogas cho nuôi cá thì số hộ mới bắt đầu nuôi cá là khá nhiều (bắt đầu nuôi cá từ 2 – 7 tháng) vì vậy họ vẫn chưa nhận thấy rõ sự giảm của chi phí thức ăn cho cá, còn đa phần các hộ trong nhóm còn lại là các hộ đã sản xuất thủy sản lâu năm (từ 2 năm trở lên) và cũng có vườn cây ăn trái nên họ thấy rõ và có thể tính toán được sự thay đổi trong chi phí thức ăn cá, bên cạnh đó họ còn được một phần tiết kiệm từ lượng phân bón cho cây trồng, chính vì thế mà hiệu quả sử dụng chất thải biogas của họ cao hơn nhiều so với nhóm còn lại.

Nhưng nhìn chung trên tổng mẫu điều tra thì trung bình hàng năm mỗi hộ tiết kiệm được khoảng 2.760.900 đồng từ việc giảm lượng phân bón và thức ăn cho cá khi sử dụng chất thải của mô hình biogas. Nhờ vậy, mà các nông hộ đã giảm được giá thành sản phẩm cá và trái cây của mình, nâng cao được lợi thế cạnh tranh của các nông hộ về mặt giá cả sản phẩm. Ngoài ra các hộ còn có thể sử dụng số tiền tiết kiệm này vào việc mở rộng sản xuất đề tăng thêm thu nhập cho gia đình cải thiện đời sống.

4.2.2.3. Tổng lợi ích kinh tế của mô hình biogas

Bảng 25. TỔNG HỢP LỢI ÍCH KINH TẾ MÔ HÌNH BIOGAS MANG LẠI ĐVT: đồng/năm Khoản mục Số quan sát Lợi ích bình quân

Tiết kiệm chi phí chất đốt 25 2.040.720

Tiết kiệm chi phí phân bón cho cây và thức ăn cho cá

25 2.760.900

Tổng lợi ích kinh tế 25 4.801.620

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nếu chỉ dùng khí biogas vào phục vụ việc đun nấu trong gia đình thì mỗi năm chỉ tiết kiệm được chi phí nhiên liệu đốt vào khoảng 2.040.720 đồng, nhưng nếu biết tận dụng cả chất thải từ túi ủ biogas vào sản xuất thì số tiền hàng năm tiết kiệm được là rất lớn, cao nhất có hộ tiết kiệm được đến 20.100.000 đồng/năm. Từ thực tế trên cho thấy nếu ta biết ứng dụng triệt để công nghệ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình biogas đối với nông hộ tại xã mỹ khánh, huyện phong điền (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)