MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình biogas đối với nông hộ tại xã mỹ khánh, huyện phong điền (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH BIOGAS TẠI XÃ MỸ KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TP.CẦN THƠ

4.1 MÔ TẢ MẪU ĐIỀU TRA

Bảng 4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ Thông tin Thấp nhất Cao nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Tuổi đáp viên (tuổi) 29 71 46,6 12,04159

Số người /hộ (người) 2 9 4,8 1,5

Số lao động chính/hộ (người)

1 8 2,8 1,47196

Thời gian lắp túi (năm) 0,5 16 3,32 4,29845

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Đa phần các đáp viên ở độ tuổi trung niên, độ tuổi trung bình của các đáp viên là 46,6, trong đó người ở độ tuổi thấp nhất là 29 và cao nhất là 71.

Về quy mô gia đình của các hộ trong mẫu điều tra là trung bình. Bình quân mỗi hộ có khoản 4 người, trong đó cao nhất là 9 người/hộ và thấp nhất là 2 người/hộ. Về số lao động chính của mỗi hộ nhìn chung là phù hợp với quy mô hộ, trung bình một hộ có khoản 4 người thì có 2 lao động chính.

Thời gian lắp túi được tính từ lúc lắp túi ủ mới nhất cho đến thời điểm phỏng vấn. Qua bảng 4 ta thấy các túi ủ có thời gian lắp còn khá ngắn, trung bình mới lắp được khoản 3,32 năm, nhưng có một số hộ đã lắp trên 10 năm.

Bảng 5. TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA MẪU ĐIỀU TRA

Trình độ Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Mù chữ 0 0

Tiểu học 6 24

Trung học cơ sở 7 28

Trung học phổ thông 9 36

Cao đẳng/đại học 3 12

Tổng 25 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Trình độ học vấn của các chủ hộ trong các mẫu điều tra nhìn chung chỉ đạt mức trung bình, số người có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 12 %, trung học phổ thông chiếm khá cao 36 %, còn lại là bậc trung học cơ sở và tiểu học, không có mù chữ.

Bảng 6. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Khoản mục Số hộ có sản xuất (hộ) Tỷ lệ (%)

Trồng trọt 15 60

Chăn nuôi 24 96

Thủy sản 19 76

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn chung nguồn nguyên liệu chủ yếu được sử dụng cho túi ủ biogas trong địa bàn nghiên cứu là phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là phân gia súc. Nên đa số các hộ được phỏng vấn đều có sản xuất chăn nuôi. Bên cạnh đó có một số hộ đang áp dụng mô hình VACB vào sản xuất nông nghiệp để tiết kiệm chi phí đầu vào nên cùng với chăn nuôi các hộ kết hợp với vườn cây ăn trái và ao nuôi cá, nhưng số lượng này còn rất hạn chế.

Bảng 7. CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

ĐVT: đồng/năm Khoản mục Số quan

sát

Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Thu nhập từ

trồng trọt

15 - 5.120.000 50.000.000 14.264.000 13.856.281 Thu nhập từ

chăn nuôi

24 - 5.000.000 124.240.000 37.012.083 36.396.545,8 Thu nhập từ

thủy sản

9 8.000.000 52.500.000 28.700.000 16.376.355 Thu nhập

khác

12 4.000.000 72.000.000 28.975.000 18.839.906 Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào bảng 7 ta thấy thu nhập chính của các hộ là từ chăn nuôi, tuy nhiên thu nhập từ trồng trọt và thủy sản cũng khá cao, nguyên nhân chính là do các hộ tiết kiệm được chi phí đầu vào rất lớn (tiết kiệm được phân bón cho cây, thức ăn cho cá) và tăng được năng suất từ các bã phân và chất thải lỏng từ túi biogas. Ngoài ra các hộ còn có nhiều nguồn thu nhập khác như làm thuê, tiền công từ việc đi lắp túi biogas cho các hộ ở địa bàn khác, vườn du lịch sinh thái tại hộ gia đình.

Bên cạnh đó còn một số hộ bị lỗ trong quá trình sản xuất chăn nuôi và trồng trọt, nguyên nhân chủ yếu là do tình hình dịch bệnh trên con heo, đặc biệt là dịch heo tay xanh gần đây. Đối với cây ăn trái do giá phân tăng cao trong khi giá trái

cây thi bấp bênh không ổn định. Tuy nhiên nhìn chung thì thu nhập trung bình từ sản xuất nông nghiệp của các hộ cũng đạt mức khá cao.

Vì việc sản xuất đạt hiệu quả cao và có nhiều nguồn thu nhập nên tổng thu nhập hàng năm của các hộ là khá cao, trung bình khoản 68 triệu/năm, cao nhất có hộ đạt gần 180 triệu/năm. Các nông hộ sản xuất chủ yếu để bán, nhưng cũng dành một phần sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu trong gia đình, nên cũng hạn chế được vài khoản chi tiêu.

Bảng 8. TỔNG HỢP THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CỦA NÔNG HỘ ĐVT: đồng/năm Khoản mục Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Tổng thu nhập 15.000.000 178.800.000 68.330.000 52.331.490,2 Tổng chi tiêu 10.950.000 75.000.000 37.274.130 17.940.406,95

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Chi tiêu chủ yếu của các hộ là cho việc mua gạo, học hành và chăm sóc sức khỏe, còn chi cho thực phẩm như cá, thịt, cho trái cây thì đa số các hộ là sử dụng sản phẩm mình làm ra. Từ việc thu nhập cao và chi tiêu được hạn chế nên hàng năm mỗi hộ có thể tích lũy được vài chục triệu đồng, góp phần nâng cao mức sống của các hộ.

Bảng 9. THỐNG KÊ DIỆN GIA ĐÌNH

Diện gia đình Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Nghèo 0 0

Trung bình 15 60

Khá 10 40

Tổng 25 100

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Có đến 40 % các hộ thuộc diện khá, giàu, còn lại là trung bình, không có hộ nghèo. Nhìn chung các hộ trong mẫu điều tra có mức sống khá cao, nên họ có đủ vốn để thực hiện lắp túi ủ và sản xuất chăn nuôi đủ lớn để có đủ lượng phân cung cấp cho túi ủ hoạt động thường xuyên. Vì để lắp một túi ủ thi chi phí bỏ ra cũng vào khoảng 2.000.000 đ. Còn để một túi 9 m3 hoạt động ổn định thì trong chuồng cần ít nhất thường xuyên có khoảng 4 con heo 100 kg trở lên mới đủ lượng phân.

Với chi phí và số lượng heo thường xuyên trong chuồng như vậy không phải hộ nông dân nào cũng đáp ứng được.

Bảng 10. THỐNG KÊ LÝ DO LẮP ĐẶT TÚI Ủ

Lý do Tần số (hộ) Tỷ lệ (%)

Lợi ích môi trường 25 100

Lợi ích kinh tế 25 100

Vận động từ người sử dụng biogas khác

10 40

Vận động chính quyền địa phương

9 36

Có lợi cho sức khỏe 8 32

Được trợ cấp 5 20

Do thiếu chất đốt 2 8

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Nhìn vào bảng 10 ta có thể thấy được các nông hộ nhận thức rất rõ về lợi ích của mô hính biogas đặc biệt là lợi ích về mặt môi trường (100 %) như giảm thiểu mùi hôi, ruồi, chuột, tránh ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất … Tiếp đến là lợi ích về mặt kinh tế (100%) như tiết kiệm nhiên liệu đốt, phân bón cho cây, thức ăn cho cá … ngoài ra một số hộ còn nhận thấy năng suất cây trồng tăng lên khi sử dụng bã phân biogas, còn đối với cá thì năng suất vừa tăng, thời gian nuôi được rút ngắn khi sử dụng chất thải lõng từ túi ủ biogas.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm cho các hộ quyết định lắp biogas là sự vận động từ chính quyền, từ các người sử dụng biogas khác, được trợ cấp, do thiếu chất đốt và thấy có lợi cho sức khỏe.

Bảng 11. THỐNG KÊ CÁC KÊNH THÔNG TIN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN MÔ HÌNH BIOGAS

Nguồn thông tin Tần số (hộ)

Tỷ lệ (%)

Đại học Cần Thơ 21 84

Những người sử dụng biogas khác 19 76

Từ chính quyền địa phương 11 44

Từ bạn bè 7 28

Từ tivi, báo, loa, internet... 5 20

Từ người tuyên truyền, tình nguyên viên

0 0

Nguồn: Số liệu điều tra tháng 3 năm 2011

Từ năm 2008, JIRCAS đã phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ bắt đầu nghiên cứu cấp cơ sở bằng cách thực hiện thí điểm xây dựng 200 túi biogas cho hộ gia đình tại ấp xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP.Cần Thơ. Tuy nhiên đến nay thì số túi còn sử dụng là rất ít do dịch heo tai xanh, nên nhiều hộ đã không

còn chăn nuôi hoặc mới bắt đầu nuôi trở lại nên không có nguyên liệu cung cấp cho túi biogas hoạt động. Chính vì thế đa số các hộ được phỏng vấn biết đến túi ủ biogas thông qua việc vận động và tuyên truyền của Đại Học Cần Thơ và những người đã được hỗ trợ lắp đặt túi ủ biogas trước, cũng như chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình biogas đối với nông hộ tại xã mỹ khánh, huyện phong điền (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)