KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT (CÔNG TY FPT)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CP tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

1.5 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG FPT (CÔNG TY FPT)

Công ty FPT là một công ty kinh doanh sản phẩm khoa học kỹ thuật cao, khi mới thành lập sự phát triển tuỳ thuộc vào số lượng người làm việc, có số người làm việc như thế nào thì phát triển nghiệp vụ như thế ấy. Nhưng khi công ty phát triển lớn mạnh không ngừng, ban giám đốc công ty bắt đầu định ra chiến lược phát triển tổng thể của mình đồng thời định ra kế hoạch quản trị và sắp xếp nguồn nhân lực.

Công ty hiểu rằng, việc kinh doanh dịch vụ viễn thông công nghệ cao (internet, máy vi tính, điện thoại di động…) muốn tồn tại và phát triển phải thích ứng được sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh này tuy là cạnh tranh về sản phẩm song xét đến cùng đó là sự cạnh tranh về nhân tài giữa các công ty. Công ty muốn không thất bại phải nhanh chóng có biện pháp thu hút, quản trị và sử dụng nhân tài, nhất là nhân tài cấp cao hiện đang có trong xã hội.

Trên cơ sở nhận thức như vậy, công ty FPT cho rằng, trước hết phải gây được ấn tượng tốt trên thị trường, phải dùng mọi chính sách và phương pháp để thu hút nhân tài gắn bó với mình, tạo môi trường thuận lợi cho nhân tài làm việc vì sự phát triển của công ty. Sau đó, căn cứ vào mục tiêu chiến lược lâu dài của công ty để bồi dưỡng và sắp xếp nhân tài theo một số biện pháp cụ thể sau:

Khi tuyển chọn nhân tài, nghề nghiệp cá nhân phải phù hợp với yêu cầu của công ty, phải xem xét và đánh giá toàn diện các ứng cử viên trước khi lựa chọn. Đối với nhân tài cấp cao đặc biệt cần thiết cho công ty thì sẽ do tổng giám đốc trực tiếp phỏng vấn.

Nhân viên cấp cao giúp việc giới thiệu nhân tài phải giải quyết nhanh “phản ứng can thiệp” bằng cách: Giới thiệu các thông tin về người đó để mọi ngưởi hiểu, giúp cho Tổng giám đốc có cơ sở khi phỏng vấn để tạo cho anh ta cơ hội nhanh chóng tham gia lam việc cho Công ty.

Về mặt vật chất, Công ty tạo cho nhân tài cấp cao một không gian đầy đủ. VD:

Các phó Giám đốc kỹ thuật, chuyên gia phần mềm, từ Mỹ về lần đầu được mời vào làm việc tại Công ty, sẽ được Công ty cấp cho một căn hộ cao cấp và được quyền có cổ phần kỹ thuật.

Trong không gian hoạt động của nhân tài cao cấp, họ có chủ quyền thật sự.

Một khi chức vụ của họ được xác định thì trong lĩnh vực họ phụ trách có thể phụ thuộc vào phong cách quản trị để làm việc theo mô hình của họ để phát huy tài năng sở trường của mình.

Để cho các nhân tài giữ đủ “không gian cá tính” của mình, nhất là những nhân tài có tài năng đặc biệt nhưng tính cách hơi kỳ dị khác người, Công ty không được cầu toàn hay trách cứ, mà phải sử dụng tài năng của họ, chấp nhận sự kỳ dị của họ, để không ngừng nâng cao trình độ chuyên nghiệp. Phương pháp giữ người tài này phải chấp nhận đánh đổi giữa giữ được và phát huy được tính sáng tạo của người tài, thông minh với nguy cơ về sự hòa đồng trong tổ chức có thể không được toàn diện, thậm chí có thể có sự đố kỵ. Tuy nhiên, vì hoạt động trong lĩnh vực công nghệ

cao, đòi hỏi tính sáng tạo và chất sám của người giỏi, cách làm của FPT là đáng để xem xét học hỏi.

Có thể thấy bài học thành công của FPT là đầu tư tìm người tài với việc sẵn sàng trực tiếp tổng giám đốc đứng ra mời người giỏi về làm cho công ty. Người tài đã về với FPT sẽ được phát huy sức sáng tạo và tâm huyết cống hiến do FPT đã dùng cả các biện pháp về vật chất và tinh thần để giữ chân, thúc đẩy sự công hiến của người tài.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty CP tư vấn thiết kế và chuyển giao công nghệ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)