Nghiên cứu ở trên thế giới

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở thành phố đà lạt tại tỉnh lâm đồng, năm 2017 (Trang 24 - 27)

1.2 N hững nghiên cứu về tật khúc xạ trên thế giới và Việt N a m

1.2.1 Nghiên cứu ở trên thế giới

Tại Ân Độ, Deshpande Jayant (2011) công bố tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh vùng nông thôn phía Bắc Maharashtra, Ấn Độ là 10,12% [38]. Trong khi đó emalatha Krisnamurthy (2014), công bố tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh Trung học Cơ khu vực nông thôn quân Mysore, Ấn Độ là 10,28% [34]. Tại Nigeria, Okoye (2013) nghiên cứu tình hình các bệnh về mắt ở học sinh nông thôn phía Đông nam Niegria cho kết quả tỷ lệ tật khúc xạ là 11% [42]. Ở Ethiopia, Sintayehu Aweke Sewunet (2014) điều tra tình hình tật khúc xạ chưa được điều trị ở học sinh từ 7-15 tuổi tại quân Markos, phía Tây Bắc Ethiopia, cho tỷ lệ tật khúc xạ ở học sinh là 10,2% [34]. Tại Saudi Arabia tác giả Fahd Abdullah Al Wadaani (2013) nghiên cứu tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh từ 6-14 tuổi tại Al Hassa, Saudi Arabia, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh là 13,7%, trong đó nhóm tuổi từ 12-14 là 40,9% [40]. Tỷ lệ tật khúc xạ ở các nước Châu Phi thấp có thể là do điều kiện kinh te kém phát triển,

học sinh chưa có điều kiện tiếp cân với các trò chơi điện tử, cường độ và áp lực học tập cũng chưa nhiều như các nước phát triển và đang phát triển[22],[42].

Ket quả nghiên cứu về tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở trẻ em trên toàn cầu của tác giả Rudnicka (2016) cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ ở các quốc gia Châu Âu thường chỉ khoảng từ 3% - 5% trẻ em 10 tuổi và tăng lên 20% lứa tuổi 12 - 13 tuổi, trong khi đó ở các quốc gia Châu Á thì có tỷ lệ tật khúc xạ rất cao, có nơi tỷ lệ tật khúc xạ chiếm tới 80% đến 90% học sinh trung học phổ thông [42].Tỷ lệ mắc tật khúc xạ của học sinh được tăng dần theo lứa tuổi, tuổi càng lớn tỷ lệ mắc tật khúc xạ càng cao, học sinh ở thành thị có tỷ lệ mắc tật khúc xạ cao hơn 2,6 lần học sinh ở các vùng nông thôn[42],.

Năm 1995 Turacli -M E và cộng sự điều tra 23.810 học sinh ở 39 trường tiểu học thuộc các vùng khác nhau ở Ankara thấy tỷ lệ cân thị trong lứa tuổi này là 3,58%. Các kết quả nghiên cứu về tật khúc xạ ở học sinh của nhiều tác giả trên the giới đều có một nhân xét chung là sự phân bố chung của tật khúc xạ là rất phức tạp và luôn biến đổi[41].

Một số các nhà Y sinh học ở các nước Đông Nam Á và Đài loan đều có nhân xét chung là tỷ lệ cân thị học đường tăng dần theo cấp học, trong đó tiểu học có tỷ lệ từ

13% - 27%, THCS từ 28% - 69% và THPT từ 79% - 89%[31],[ 44].

Theo kết quả điều tra của Kawuma M và Mayeku R trên 623 trẻ học sinh Tiểu học từ 6-9 tuổi tại quân Kampala, Uganda thì tỷ lệ cân thị là 11,6%. Từ kết quả này tác giả đưa ra khuyến cáo là cần thiết khám thị lực thường xuyên cho các em học sinh để phát hiện sớm trường hợp bị cân thị [47].

Năm 2002 Murphy GVS và CS điều tra các học sinh tuổi từ 9 -16 thấy tỷ lệ khúc xạ 27%. Cân thị: 7,4%; Viễn thị: 2,7%. Các tác giả này đều cho rằng tỷ lệ cân thị trẻ em chưa đi học là rất thấp và tỷ lệ này tăng dần theo độ tuổi của trẻ, còn tỷ lệ viễn thị thì lại giảm. Một số nghiên cứu lại cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ thay đổi theo chủng tộc[31],[ 47].

Các nhà khoa học ở Châu Á, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát có nhân xét rằng: tỷ lệ mắc bệnh cân thị học đường đã và đang có xu hưóng tăng lên và có tính

lan rộng ở Châu Á. Vấn đề lứa tuổi đóng vai trò cơ bản và thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh vẫn là một vấn đề chưa được làm sáng tỏ.

Bằng chứng rõ nhất do các yếu tố môi trường đối với cân thị là các hoạt động của công việc đòi hỏi phải nhìn gần. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố di truyền và môi trường chưa được làm rõ. Các số liệu cho thấy rằng các yếu tố môi trường có thể tương tác cùng các yếu tố di truyền để làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh cân thị[46] [23].

Theo Zhao và cs, năm 2000 tại Trung Quốc tỷ lệ học sinh tiểu học bị cân thị là 22,3%, ở THCS là 70,3%. Nguyên nhân chủ yếu là: Thiếu rèn luyện thị lực hàng ngày, mắc thói quen làm việc thiếu khoa học làm hại mắt như tư the ngồi viết không đúng, nằm đọc sách lâu ở trên giường, vào mạng internet, chơi trò chơi điện tử kéo dài, ăn uống không hợp lý, thiếu các vi chất cần thiết cho cơ thể, học quá nhiều và sức ép tâm lý quá lớn [45].

Theo Lin.L.L. và cs (2001) nhóm học sinh 7 tuổi bị cân thị là 20% lên 12 tuổi thì tỷ lệ đã tăng lên 61% và đến 15 tuổi thì tăng lên tới 81%. Còn học sinh 16 - 18 tuổi thì bị cân thị là 84%. Học sinh ở thành phố bị cân thị nhiều hơn và nặng hơn so với học sinh ở nông thôn [41],[45]

Cũng như Tan GJ và cộng sự thấy rằng ở lứa tuổi từ 7 - 8 tuổi bị cân thị là 2,0%, đến 14 - 15 tuổi thì tỷ lệ đã tăng lên tới 22,0%. Lý do làm cho tỷ lệ bệnh tăng lên có liên quan đen áp lực của hệ thống giáo dục cũng như những sự đòi hỏi cao đối với học sinh trong học tập ở Singapore[18],[ 44].

He M, Zeng J, Liu Y, Xu J và cộng sự nghiên cứu (2004) về tỷ lệ hiện mắc bệnh cân thị học sinh ở nông thôn và vùng thành thị miền nam Trung Quốc và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường lên bệnh cân thị cho kết quả: Tỷ lệ cân thị ở thành phố (9,3%) cao hơn nông thôn là (6,6%). Một trong những lý do giải thích cho sự khác biệt về tỷ lệ này là thời gian trung bình một ngày trẻ thành phố đọc và viết ngoài giờ học ở trường (2,2 giờ) cao hơn ở nông thôn (1,6 giờ) [18],[ 46].

Jones LA, Mutti DO, Mitchell GL, Sinnott LT và cộng sự (2007) nghiên cứu mối liên quan giữa tập thể dục thể thao với cân thị cho rằng ở những học sinh chơi thể thao,

thể dục giữa giờ và các giờ hoạt động ngoài trời khác mỗi tuần từ (11,65 ± 6,97 giờ) cho thấy tỷ lệ cân thị cân thị giảm 0,73%/năm[46].

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở học sinh trung học cơ sở thành phố đà lạt tại tỉnh lâm đồng, năm 2017 (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)