Tổ chức tốt công tác phối kết họp các đơn vị liên quan:
Sở Giáo dục & Đào tạo: lấy số liệu trường lớp, học sinh; gởi công văn chỉ đạo cho Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Đà Lạt để phân công người phối hợp thực hiện
Tham mưu cho Sở Y te có công văn chỉ đạo cho thành phố Trung tâm y te thành phố Đà Lạt để phối hợp trong công tác phối hợp điều tra, khảo sát.
Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Đà Lạt phối hợp điều tra, khảo sát.
Tổ chức nghiên cứu được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xây dựng và hoàn chỉnh đề cương và bộ công cụ
Hoàn chỉnh đề cương theo góp ý của hội đồng khoa học trường Đại học Y te công cộng; Lên kế hoạch chi tiết thực hiện đề tài; Thiết kế mẫu phiếu điều tra theo đối tượng: Phiếu khảo sát môi tường và điều kiện học tập của trường học; Phiếu khảo sát bệnh học đường của học sinh;
Tập huấn cách thức khảo sát cho cộng tác viên;
Chuẩn bị các công cụ và phương tiện khảo sát tại thành phố Đà Lạt.
Bước 2: Tổ chức khảo sát và điều tra
Thu thập các số liệu qua bảng kiểm tra vệ sinh học đường ( phụ lục 3), theo Quyết định số 1221/2000/QĐ - BYT ngày 18/4/2000 [3].
- Quy trình đo đạc, đánh giá các chỉ số vệ sinh học đường Cán bộ của Trung tâm y te dự phòng tỉnh Lâm Đồng phụ trách đo đạc các chỉ số vệ sinh trường học.
- Hệ số chiếu sáng: Dùng thước mét đo chiều dài, chiều rộng của lớp học và chiều dài, chiều rộng của tất cả các cửa, sau đó tính hệ số chiếu sáng theo công thức sau:
Diện tích cửa thực dụng Hệ số chiếu sáng = Diện tích nền nhà
- Cường độ chiếu sáng lớp học trong điều kiện chiếu sáng tự nhiên và kết hợp dưới ánh sáng nhân tạo: đo bằng máy Luxmeter của Nhật. Đo ở 6 vị trí: 1 điểm đo ở giữa phòng học, 4 điểm đo ở 4 góc lớp, 1 điểm đo ở giữa bảng. Khi đo mở hết các cửa ra vào và cửa sổ, bật hết các bóng điện trong lớp học.
- Kích thước bàn ghe: đo chiều cao, chiều dài, chiều sâu của bàn và ghe bằng thước mét có chia đen milimet. Sau đó tính hiệu số giữa bàn và ghe, so sánh với tầm vóc của học sinh.
- Đo khoảng cách từ bàn đầu đen bảng, từ mép dưới bảng đen nền phòng học.
- Bảng trong lớp: Đo diện tích, màu sắc và sơn chống lóa . Phương tiện đo các chỉ số vệ sinh học đường
- Máy đo cường độ ánh sáng Luxmetre của Nhật Bản.
- Thước đo chiều dài (m).
Khảo sát điều kiện học tập tại nhà:
Góc học tập (có hay không), chiếu sáng nơi bàn học ( loại đèn và màu ánh sáng), bàn ghe ngồi học ở nhà ( bàn liền ghe hay rời).
Khảo sát thái độ và thói quen của học sinh:
Thói quen: Đọc sách, truyện, (thường xuyên hàng ngày, không thường xuyên.) Có hành vi xem ti vi, sử dụng vi tính, điện thoại thông minh, chơi games, .. (thường xuyên hàng ngày, số giờ trung bình sử dụng các thiết bị nghe nhìn số giờ trung bình /ngày)
Phỏng vấn học sinh: Dùng bộ câu hỏi tự điền có hướng dẫn (phụ lục 1).
Khám m ắt và đo thị lực: Bs chuyên khoa mắt (phụ lục 2).
Tổ chức tập huấn quy trình khám, đánh giá cho cán bộ điều tra, việc khám phát hiện tật khúc xạ được các bác sĩ chuyên khoa mắt của Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Lâm Đồng thực hiện như sau:
- Lập danh sách học sinh của các lớp được chọn điều tra trong trường và khám lần lượt theo danh sách học sinh của từng lớp.
- Thử thị lực xa ở khoảng cách 5m với bảng thị lực vòng hở Landolt, bảng thị lực được chiếu sáng với cường độ từ 100 - 300lux
- Khi thị lực <10/10 cho thử kính lỗ. Neu thị lực tăng với kính lỗ, cho đo khúc xạ ke tự động chưa có nhỏ thuốc liệt điều tiết, sau đó dựa trên cơ sở số đo đó để điều chỉnh kính theo phương pháp chủ quan với hộp thử kính.
- Trường hợp thị lực không đạt được 10/10 cần khám với đèn pin, sinh hiển vi, đèn soi đáy mắt để phát hiện bệnh mắt kèm theo.
- Sau đó tiến hành nhỏ thuốc liệt điều tiết cyclopentolate 1% 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút, sau khi tra lần thứ 3 khoảng 20 - 30 phút tiến hành đo khúc xạ bằng máy đo khúc xạ tự động và xác định kết quả.
- Tất cả các trường hợp thị lực tăng lên sau điều chỉnh với kính (-) được chẩn đoán là tật khúc xạ cân thị, với kính (+) được chẩn đoán là tật khúc xạ viễn thị và với kính trụ được chẩn đoán là loạn thị.
- Đối với các em đang đeo kính thì đo thị lực không kính trước, sau đó đo thị lực với kính hiện tại và tiến hành đo số kính bằng máy Lensmeter để xác định độ của kính. Neu thị lực với kính hiện tại đang đeo không đạt 10/10 thì tiến hành đo bằng máy khúc xạ ke tự động, sau đó chỉnh kính mới theo phương pháp chủ quan với hộp thử kính.
- Phòng thử thị lực đủ tối, học sinh phải ngồi nghỉ trong phòng này 5 phút trước khi thử thị lực. Bảng thị lực chữ cái 5m, bóng chiếu sáng >100lux treo ngang tầm mắt bệnh nhân ngồi, thẳng trục thị giác.
- Học sinh được thử thị lực nhìn xa cho từng mắt, mắt phải trước, mắt trái sau (khi thử mắt phải thì che kín mắt trái và ngược lại).
Cần xác định: Thị lực không kính, thị lực với kính đang đeo.
Thị lực đạt được là hàng chữ nhỏ nhất mà mắt bệnh nhân đọc đúng theo quy ước: 2 hàng đầu tiên đúng 100%; 4 hàng giữa được phép đọc sai tối đa 2 chữ; 4 hàng cuối được phép sai tối đa 3 chữ.
Sử dụng hệ thống ký hiệu số thập phân từ 0,1 đến 1 (10/10).
- Đo khúc xạ tự động bằng máy Shin Nippon CP 500 có liệt điều tiết và không liệt điều tiết: Ghi lại kết quả từng mắt vào phiếu khám.
- Khám bán phần trước và soi đáy mắt cho học sinh.
- Xác định có bệnh mắt khác kèm theo không.
Phương tiện thăm khám:
- Bảng thị lực chữ cái (hộp đèn).
- Hộp thử kính, thước đo khoảng cách đồng tử.
- Máy đo khúc xạ tự động Shin Nippon Model CP-500.
- Đèn soi bóng đồng tử (Retinoscope).
- Đèn soi đáy mắt, đèn pin khám mắt.
- Thuốc liệt điều tiết: Cyclogyl 1%.