ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống đuối nước của trẻ từ 10 15 tuổi tại phường nghi hải,thị xã cửa lò, nghệ an năm 2017 và các yếu tố liên quan (Trang 36 - 40)

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Trẻ từ 10 - 15 tuổi tại phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An được bố/mẹ hoặc người giám hộ đồng ý cho tham gia nghiên cứu.

Ti u chu n ch n đ i tượng th m gi nghi n cứu:

- Là trẻ sinh từ năm 2005 - 2010 - Đủ sức khỏe để trả lời phỏng vấn;

- Tự nguyện tham gia nghiên cứu và được sự đồng ý của người giám hộ;

- Sinh sống tại địa bàn nghiên cứu.

Ti u chu n oại trừ đ i tượng :

- Không đủ khả năng sức khỏe, tinh thần trả lời phỏng vấn.

- Từ chối tham gia nghiên cứu.

- Không thể gặp mặt sau 3 lần tới tiếp cận 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2017 đến tháng 9/2017 Địa điểm: Phường Nghi Hải, Thị xã Cửa Lò, Nghệ An

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn trẻ từ 10 – 15 tuổi.

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.1. Cỡ mẫu

Theo công thức chọn mẫu cho nghiên cứu mô tả cắt ngang:

Trong đó:

Z = 1.96 là hệ số tin cậy với = 0.05 của khoảng tin cậy 95 . d: sai số chấp nhận được, chọn d= 0,07.

P = 0.5: Tỷ lệ trẻ 10 – 15 tuổi có kiến thức đúng về phòng tránh đuối nước Kết quả tính toán n = 270. Với dự kiến 10 nguy cơ mất mẫu, cỡ mẫu được tăng lên thêm 10 số trẻ, làm tròn là 300 đối tượng tham gia nghiên cứu.

2.4.2. Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Lập danh sách trẻ từ 10 - 15 tuổi trong toàn phường. Tính khoảng cách mẫu k=N/n. Trong đó N là số trẻ từ 10 - 15 tuổi trong địa bàn xã, n là trẻ chọn vào nghiên cứu. Thay vào công thức tính được k=3.

Chọn trẻ đầu tiên có số thứ tự nhỏ hơn k, chọn trẻ tiếp theo b ng thứ tự của trẻ thứ nhất k. Nếu trẻ không đủ tiêu chuẩn, chọn trẻ có thứ tự ngay sau trẻ được chọn.

2.5. Phương pháp thu thập

Quá trình thu thập được thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu.

 Xây dựng bộ câu hỏi: các câu hỏi xây dựng dựa vào các khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân của tai nạn đuối nước ở trẻ em và các kiến thức, biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ em trong các tài liệu tham khảo và có tham khảo thêm một số nội dung về kiến thức, thái độ, thực hành của các nghiên cứu khác, để dựa vào đó xây dựng phiếu hỏi về kiến thức, thực hành về phòng chống đuối nước cho trẻ.

 Thử nghiệm và hoàn thiện bộ câu hỏi nghiên cứu: Khi bộ câu hỏi được xây dựng xong, điều tra viên đã điều tra thử 10 trẻ từ 10 – 15 tuổi ở 10 hộ gia đình với bộ câu hỏi này, chỉnh sửa nội dung của bộ câu hỏi cho ph hợp với thực tế sau đó tiến hành in bộ câu hỏi.

Bước 2: Tập huấn, chuẩn bị

 In bộ công cụ phỏng vấn

 Chuẩn bị các thiết bị phục vụ cho phỏng vấn trẻ: bút, phương tiện đi lại.

 Thảo luận về các kỹ năng phỏng vấn trẻ cho các thành viên trong nhóm Bước 3: Thu thập thông tin

 Phóng vấn trực tiếp trẻ em trong mẫu nghiên cứu tại hộ gia đình b ng phiếu phỏng vấn nh m mục đích mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và mô tả các mối liên quan đến thực hành phòng tránh đuối nước của ĐTNC.

 Sử dụng bảng quan sát các biện pháp phòng ngừa đuối nước ở các ao/hồ/kênh/rạch/sông/bãi biển.

2.6. Biến số nghiên cứu

Có 7 nhóm biến số nghiên cứu chính đã được sử dụng bao gồm:

- Nhóm biến số thông tin chungcủa trẻ.

- Nhóm biến số thông tin của người chăm sóc chính.

- Nhóm biến số thông tin thời gian biểu của trẻ

- Nhóm biến số liên quan đến môi trường nước xung quanh trẻ

- Nhóm biến số kiến thức của trẻ về đuối nước và phòng tránh đuối nước - Nhóm biến số thái độ của trẻ về phòng tránh đuối nước

- Nhóm biến số thực hành của trẻ về phòng tránh đuối nước (Chi tiết các biến s xem Phụ ục 3) 2.7. Tiêu chuẩn đánh giá

2.7.1. Đánh giá kiến thức của trẻ về phòng tránh đuối nước

Tổng điểm đánh giá kiến thức là 31, nếu đối tượng nghiên cứu được ≥ 15 điểm (đạt ≥ 50 tổng số điểm) => đánh giá là đạt, nếu đối tượng nghiên cứu được < 14 điểm

=> đánh giá là không đạt (cụ thể cách chấm điểm: phụ ục 5) 2.7.2. Đánh giá thực hành của trẻ về phòng tránh đuối nước

Tổng điểm đánh giá kiến thức là 14, nếu đối tượng nghiên cứu được ≥ 7 điểm (đạt ≥ 50 tổng số điểm) => đánh giá là đạt, nếu đối tượng nghiên cứu được < 6 điểm

=> đánh giá là không đạt (cụ thể cách chấm điểm: phụ ục 6) 2.8. Phương pháp phân tích số liệu

2.8.1. Quản lý số liệu

- Sử dụng phần mềm Epi-Data 3.1 để nhập liệu

- Số liệu dưới định dạng Epi-Data được chuyển sang SPSS 16.0 để phân tích.

2.8.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để phân tích số liệu.

- Sử dụng kiểm định χ2 để so sánh các tỷ lệ. Sử dụng OR và khoảng tin cậy để đo lường độ mạnh của sự kết hợp.

2.9. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu đã được hội đồng khoa học và hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế công cộng thông qua và cho ph p tiến hành nghiên cứu theo giấy chấp thuận (cho ph p) của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học trường đại học Y tế Công cộng Hà

Nội số 047/2017/YTCC-HD3. Hội đồng thông qua nghiên cứu dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức của Bộ Y tế và tiêu chuẩn quốc tế.

Nghiên cứu đã được tiến hành trên cơ sở tự nguyện tham gia của người được phỏng vấn và được sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ. Không làm tổn hại tinh thần, thể chất của các đối tượng tham gia trong nghiên cứu.

Tất cả đối tượng chọn vào mẫu nghiên cứu và bố mẹ, người giám hộ được thông báo trước và giải thích về mục đích và nội dung nghiên cứu một cách rõ ràng. Nghiên cứu không tiết lộ bất cứ thông tin nào về người được điều tra, chỉ nghiên cứu viên được ph p sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu được sử dụng cho cộng đồng: kết quả nghiên cứu này là một dẫn chứng xác thực về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của trẻ về phòng chống đuôi nước. Từ đó, các bậc phụ huynh, nhà trường và các cơ quan chức năng trên địa bàn phường đưa ra các biện pháp can thiệp ph hợp góp phần giảm đuối nước trẻ em tại Thị xã.

2.10. Hạn chế nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số

Công cụ nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ câu hỏi phỏng vấn, phụ thuộc nhiều vào kỹ năng phỏng vấn của người hỏi và sự tích cực tham gia của người trả lời. Một số thông tin bị thiếu do:

- Bộ câu hỏi không rõ ràng, khó hiểu.

- Người trả lời không nhớ chính xác hay không hiểu câu hỏi.

- Điều tra viên khi phỏng vấn không diễn đạt hết ý của bộ câu hỏi làm người trả lời không trả lời đúng mục đích của nghiên cứu.

Biện pháp khắc phục sai số

- Thử nghiệm bộ câu hỏi trên 10 đối tượng để làm sáng tỏ bộ câu hỏi và phát hiện vấn đề cần sửa chữa.

- Giải thích rõ mục đích của nghiên cứu và kêu gọi sự ủng hộ của đối tượng nghiên cứu.

- Nghiên cứu viên trực tiếp giám sát trong thời gian thu thập số liệu.

- Tập huấn chi tiết cho phỏng vấn viên, hướng dẫn trả lời cụ thể. Trực tiếp giải thích khi đối tượng điều tra có yêu cầu.

- Làm sạch và mã hóa lại số liệu trước khi phân tích.

Một phần của tài liệu Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống đuối nước của trẻ từ 10 15 tuổi tại phường nghi hải,thị xã cửa lò, nghệ an năm 2017 và các yếu tố liên quan (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)