CHƯƠNG III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP
BÀI 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:
- Hiểu được nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toán - Hiểu câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ
- Hiểu câu lệnh ghép 2. Về kĩ năng:
- Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài toán đơn giản.
- Viết được các lệnh rẽ nhánh khuyết và đầy đủ 3. Về thái độ:
- Có thái độ nghiêm túc khi tham gia học Tin học 4. Năng lực hướng tới:
- Phát triển năng lực tự học, năng lực phát hiện vấn đề, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ.
II. PHƯƠNG PHÁP.
- Thuyết trình và Đàm thoại gợi mở.
- Nhóm nhỏ, nêu VĐ và PHVĐ.
III. PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo viên.
- KHBD, SGK, SGV
- Tổ chức hoạt động nhóm.
2. Học sinh.
- SGK, vở ghi. Đọc bài trước…
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
*/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
73 Tiết theo PPCT: 11
Ngày soạn : 23/10/...
Ngày giảng: / 10/...
------
1. Mục tiêu: Học sinh nhớ được kiến thức.
2. Phương pháp, kỹ thuật: Vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: Câu hỏi tự luận.
5. Sản phẩm: Học sinh trả lời được các câu hỏi mà giáo viên đưa ra.
Nội dung hoạt động: Kết hợp trong giờ
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
*/ Hoạt động 2 : Rẽ nhánh
1. Mục tiêu: HS nắm vững cấu trúc rẽ nhánh 2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu.
5. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi.
Nội dung hoạt động
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1. Rẽ nhánh
- Mệnh đề rẽ nhánh dạng thiếu:
Nếu …. thì …..
- Mệnh đề rẽ nhánh dạng đủ:
Nếu …. thì …, nếu không thì …
- Cấu trúc rẽ nhánh là cấu trúc mô tả các dạng mệnh đề rẽ nhánh
- Ví dụ: Giải phương trình bậc 2 (PTBH) ax2+bx+c=0 (a≠0)
+ Tính = b2 – 4ac;
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có các câu lệnh để mô tả cấu trúc rẽ nhánh.
- Nghe và ghi đề mục
- Nếu bạn chăm học thì bạn sẽ học giỏi
- Nếu trời mưa thì tôi ở nhà, nếu trời không mưa thì tôi đi chơi.
- Nghe và ghi bài
- Tính , so sánh với số 0.
+ Nếu > 0 thì PT có 2 nghiệm phân biệt
+ Nếu = 0 thì PT có nghiệm kép + Nếu < 0 thì PT vô nghiệm - Nghe giảng, ghi bài
- Giới thiệu nội dung của chương mới và bài mới
- Hỏi: Em hãy lấy một số VD thực tiễn về việc có sử dụng cấu trúc rẽ nhánh?
- Phân tích và chỉ ra cấu trúc:
+ Nếu …. thì ….. là cách diễn đạt dạng thiếu
+ Nếu …. thì …, nếu không thì … là cách diễn đạt dạng đủ
- Hỏi: Khi giải PTBH cần thực hiện các thao tác nào?
- Phân tích và chỉ ra cần phải sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong khi giả PTBH
- Giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình. Cấu trúc rẽ nhánh trong lập trình
74
*) Dạng thiếu:
Nếu … thì …
*) Dạng đủ:
Nếu … thì …. ngược lại thì …
*/ Hoạt động 3: Câu lệnh If-then.
1. Mục tiêu: HS nhận biết câu lệnh If...then 2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu.
5. Sản phẩm: HS lấy được ví dụ cho câu lệnh If...then Nội dung hoạt động
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
2. Câu lệnh If-then
*) Dạng thiếu:
If <Điều kiện>Then <Câu lệnh>;
*) Dạng đủ:
If <Điều kiện> Then <Câu lệnh 1>
Else <Câu lệnh 2>;
Trong đó:
- Điều kiện là một biểu thức logic hoặc quan hệ - Câu lệnh, câu lệnh 1, câu lệnh 2 là các câu lệnh trong Pascal
*) Ý nghĩa câu lệnh - Dạng thiếu:
Nếu điều kiến đúng thì thực hiện câu lệnh, điều kiện sai thì không làm gì cả.
- Dạng đủ:
Nếu điều kiến đúng thì thực hiện câu lệnh 1, điều kiện sai thì thực hiện câu lệnh 2.
* Ví dụ 1: Kiểm tra số nguyên dương N là chẵn hay không?
* Ví dụ 2: Giải PTBH
- Nghe giảng, ghi bài.
- Tuỳ theo từng trường hợp, từng bài toán cụ thể mà sử dụng dạng nào là phù hợp - Nghe và ghi bài
- Kiểm tra số đó có chia hết cho 2 không
- Dùng phép toán mod - Nghe và ghi bài
- Giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh trong Pascal: Pascal dùng câu lệnh If-then để mô tả việc rẽ nhánh tương ứng với 2 mệnh đề rẽ nhánh như sau:
- Đưa ra ý nghĩa câu lệnh
- Hỏi: Với 2 cấu trúc trên thì sử dụng cấu trúc nào là thuận tiện hơn?
- Lưu ý: Sau câu lệnh trước Else không có dấu ‘;’
- GV đưa ra một số ví dụ
+ Hỏi: Để kiểm tra số nguyên là chẵn? Dùng phép toán nào để kiểm tra?
+ Viết câu lệnh, giải thích 75
* Ví dụ 3: Tìm số lớn nhất trong hai số A, B
* Chú ý:
- Sau End phải là dấu ‘;’, trước Else không có dấu
‘;’
- Từ nay khi nói đến câu lệnh thì đó có thể là câu lệnh đơn hay câu lệnh ghép.
If (N mod 2 = 0) Then Writeln(‘N chan’);
If >=0 then Writeln(‘PT co nghiem’)
Else Writeln(‘PT vo nghiem’);
Cách 1: Max:=A;
If B > Max Then Max := B;
Cách 2:
If A > B Then Max := A Else Max := B;
*/ Hoạt động 4: Câu lệnh ghép.
1. Mục tiêu: HS biết câu lệnh ghép trong pascal 2. Phương pháp, kĩ thuật: Thảo luận, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: KHBD, máy tính, máy chiếu.
5. Sản phẩm: HS lấy được ví dụ về câu lệnh If...then...else.
Nội dung hoạt động
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
3. Câu lệnh ghép
- Câu lệnh ghép có dạng Begin
<Các câu lệnh;>
End;
- Ví dụ:
If Delta < 0 Then Writeln(‘PT vo nghiem’) Else
Begin
X1 := (- b – Sqrt(Delta)) / (2*a);
X2 := (- b + Sqrt(Delta)) / (2*a);
Writeln(‘X1 = ’, X1:6:2,’ X2 = ’, x2:6:2);
End;
- Nghe giảng, thảo luận để trả lời - Chú ý nghe và ghi bài
- Ghi chép
- Viết câu lệnh ghép
If Delta >= 0 Then Else Begin
X1 := (- b – Sqrt(Delta)) / (2*a);
X2 := (- b + Sqrt(Delta)) / (2*a);
Writeln(‘X1 = ’, X1:6:2,’
X2 = ’, x2:6:2);
End;
Else Writeln(‘PT vo nghiem’)
- Hỏi: Nếu sau Then ta muốn thực hiện nhiều lệnh thì làm thế nào?
- Giới thiệu câu lệnh ghép trong ngôn ngữ lập trình Pascal
- Đưa ra ví dụ
- Gọi học sinh viết câu lệnh ghép dưới các thể hiện khác
76
- Chú ý
- Thực hiện theo yêu cầu
- GV giải thích lỗi sai của học sinh Câu lệnh trước else
- GV chuẩn bị trước chương trình, có một số lỗi sai, yêu cầu HS phát hiện và sửa.
C. CỦNG CỐ
- Nhắc lại các kiến thức đã học: + Cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu và đủ + Câu lệnh ghép
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
- Làm bài tập 4 trang 51 SGK, bài tập trong SBT - Đọc trước nội dung tiếp theo của bài 9.
V. RÚT KINH NGHIỆM.
BGH kí duyệt
Ngày 25 tháng 10 năm ...
TTCM ký
77