2. Phương pháp/Kĩ thuật: kiểm tra tự luận.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Sản phẩm: Làm được bài kiểm tra
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Gv phát đề kiểm tra cho học sinh.
- Quan sát, nhắc nhở học sinh trong thời gian làm bài.
- Thu bài của HS.
- Nhận đề từ giáo viên.
- Nghiêm túc, tự giác làm bài.
- Nộp bài kiểm tra.
Biểu diễn các số sau trong các hệ đếm tương ứng:
a. 101012 = ? b. 10111,012 = ? c. 2D1216 = ? d. 3C4F,0316 = ?
Đáp án a. 101012 = 1 x 24 + 0 x 23 + 1 x 22 + 0 x 21 + 1 x 20
b. 10111,012 = 1x24 + 0x23 + 1x22 + 1x21 + 1x20 + 0x2-1 + 1x2-2 c. 2D1216 = 2x163 + 13x162 + 1x161 + 2x160
d. 3C4F,0316 = 3x163 + 12x162 + 4x 161 + 15x160 + 0x16-1 + 3x16-2 B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
● Hoạt động 1. Làm quen với máy tính (7')
1. Mục tiêu: nhận biết được các bộ phận của máy tính, chỉ được cách bật, tắt máy tính.
2. Phương pháp/Kĩ thuật: GQVĐ, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân., nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
5. Sản phẩm: bật, tắt được máy tính.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
∙ GV sử dụng máy tính (hoặc tranh minh họa) ∙ HS chỉ ra các thiết bị và phân loại.
để giới thiệu và hướng dẫn cho hs quan sát và nhận biết một số bộ phận của máy tính.
∙ GV hướng dẫn cách bật tắt an toàn máy tính và các thiết bị ngoại vi:
+ Bật các thiết bị ngoại vi (màn hình, máy in) trước, bật máy tính sau.
+ Tắt theo thứ tự ngược lại.
∙ GV hướng dẫn và giải thích khi nào nên dùng cách khởi động nào.
∙ HS ghi chép các bước và thao tác đồng loạt một lần. (HS đã biết hướng dẫn cho những bạn chưa biết).
1. Làm quen với máy tính
∙ Các bộ phận của máy tính và một số thiết bị khác như: ổ đĩa, bàn phím, màn hình, máy in, nguồn điện, cáp nối, cổng USB, ..
∙ Cách bật/tắt một số thiết bị như máy tính, màn hình, máy in, …
Không nên bật/tắt máy tính và các thiết bị nhiều lần trong phiên làm việc.
Trước khi tắt máy phải đóng tất cả các chương trình ứng dụng đang thực hiện.
∙ Cách khởi động máy.
+ Cách 1: Bật nút Power.
+ Cách 2: Ấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del.
+ Cách 3: Ấn nút Reset.
● Hoạt động 2. Sử dụng bàn phím (7’) 1. Mục tiêu: phận biệt được các loại phím.
2. Phương pháp/Kĩ thuật: GQVĐ, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân., nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
5. Sản phẩm: Sử dụng được một số phím đơn giản..
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
∙ GV sử dụng bàn phím (hoặc tranh minh hoạ)
để giới thiệu vị trí, chức năng các nhóm phím.
∙ GV đưa ra một số yêu cầu gõ phím, các nhóm trình bày thao tác.
VD: Muốn có: $
ấn giữ Shift, gõ $ (hoặc 4) VD: Muốn gõ Ctrl + B
ấn giữ Ctrl, gõ B
VD: Muốn gõ Ctrl + Q + A
ấn giữ Ctrl + Q, gõ A
∙ HS theo dõi và ghi chép.
∙ Các nhóm trình bày cách thực hiện của mình.
2. Sử dụng bàn phím a) Các nhóm phím:
∙ Nhóm chữ cái.
∙ Nhóm chữ số.
∙ Nhóm các dấu.
∙ Nhóm phím điều khiển.
∙ Nhóm phím chức năng.
b) Cách gõ phím: Phân biệt việc gõ một phím và một tổ hợp phím:
+ Nhóm phím 1 chức năng: gõ bình thường.
+ Nhóm phím 2 chức năng: chức năng hàng dưới: gõ bình thường; chức năng hàng trên:
ấn giữ phím Shift và gõ phím.
+ Tổ hợp 2 phím: Ấn giữ phím thứ nhất, gõ phím thứ hai.
+ Tổ hợp 3 phím: Ấn giữ 2 phím đầu, gõ phím thứ ba.
● Hoạt động 3. Sử dụng chuột (7') 1. Mục tiêu: phận biệt các loại chuột
2. Phương pháp/Kĩ thuật: GQVĐ, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân., nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
5. Sản phẩm: Sử dụng được các thao tác với chuột
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
∙ GV sử dụng chuột để hướng dẫn HS biết sử dụng đúng các thao tác với chuột.
● Yêu cầu HS thực hành các thao tác với chuột.
∙ HS theo dõi và ghi chép.
● Thực hành.
3. Sử dụng chuột:
a) Các phím chuột:
∙ Phím trái
∙ Phím phải
∙ Phím giữa
b) Các thao tác với chuột:
∙ Di chuyển chuột
∙ Nháy chuột
∙ Nháy đúp chuột
∙ Kéo thả chuột
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3')
1. Mục tiêu: khởi động máy, sử dụng chuột và sử dụng bàn phím, tắt máy 2. Phương pháp/Kĩ thuật: GQVĐ, vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân, nhóm 4. Phương tiện dạy học: SGK, máy chiếu, máy tính.
5. Sản phẩm: Sử dụng được một chương trình trong máy tính.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS khởi động máy, sau đó mở chương trình nghe nhạc Widows Media Player, rồi sử dụng chuột, bàn phím trong việc sử dụng chương trình đó. (Cho HS thực hành cặp đôi)
- Thực hành khởi động máy, mở chương trình Widows Media Player rồi thực hiện sử dụng chương trình với bàn phím và
- Yêu cầu HS nêu ưu và nhược điểm khi sử dụng bàn phím, chuột đối với chương trình này.
- GV nhận xét.
chuột.
- Nêu ưu nhược điểm.
- Lắng nghe, rút kinh nghiệm.
Sử dụng các chức năng của chương trình Widows Media Player băng bàn phím và chuột.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: Ứng dụng các kiến thức đã học vào các công việc khi sử dụng máy tính điện tử.
2. Phương pháp/Kĩ thuật: giao bài tập về nhà.
3. Hình thức tổ chức các hoạt động: Cá nhân.
4. Phương tiện dạy học: SGK.
5. Sản phẩm: Hãy nêu chức năng và sử dụng các phím sau trong một chương trình cụ thể trên máy tính nhà em: Delete, Backspace, home, end, shift, alt, pgup, pgdn
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Câu 1 (ND1. MĐ3). Hãy nêu các thao tác bật, tắt máy với máy tính có cài OS: Windows XP, Win10.
Câu 2 (ND2. MĐ3). Nếu bàn phím máy tính nhà em bị hư, làm thế nào để sử dụng bàn phím ảo trong Windows (nêu cách thực hiện)
Câu 3 (ND3. MĐ3). Kết hợp sử dụng chuột và một số phím trong khi làm việc với hệ điều hành.
Ngày soạn: 21/09/2019 Tiết
KHDH: 09 14
§4. BÀI TOÁN VÀ THUẬT TOÁN I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm bài toán và thuật toán, các tính chất của thuật toán.
- Phân tích cách biễu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối và bằng liệt kê các bước.
- Trình bày được một số thuật toán thông dụng.
2. Về kỹ năng:
Xây dựng được thuật toán giải một số bài toán đơn giản bằng sơ đồ khối hoặc liệt kê các bước.
3. Về thái độ:
- Luyện khả năng tư duy lôgic khi giải quyết một vấn đề nào đó.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp:
- Năng lực chuyên biệt: Xây dựng được các thuật toán phục vụ cho việc lập trình ra các chương trình phục vụ trong học tập và đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS) 1. Chuẩn bị của GV:
- Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn, phiếu học tập.
- Phương pháp dạy học: GQVĐ, vấn đáp, hoạt động nhóm, thuyết trình.
2. Chuẩn bị của HS:
SGK và nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC