- Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống.
- Cung cấp các tài nguyên (bộ nhớ, các thiết bị ngoại vi,…) cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó.
- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ tìm kiếm và truy cập thông tin.
- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mền cho các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả.
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích cho hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng, trao đổi
thư điện tử,…)
b/ Thành phần:
Là các chương trình tương ứng để đảm bảo thực hiện các chức năng trên. Như:
- Giao tiếp giữa người dùng và hệ thống thì qua hai cách.
- Quản lí tài nguyên là bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên.
- Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học.
2. Phương pháp/kĩ thuật: GQVĐ, thuyết trình, hoạt động nhóm.
3. Hình thức dạy học: cá nhân, nhóm.
4. Phương tiện: SGK, máy chiếu.
5. Sản phẩm: Làm được các câu hỏi trắc nghiệm của bài.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Trình chiếu câu hỏi. Cho HS thảo luận cặp đôi để làm BT.
- Gọi một HS trả lời.
- Cho HS khác nhận xét bài làm của bạn.
- Nhận xét, hoàn thiện đáp án.
- Thảo luận.
- Trả lời câu hỏi vừa thảo luận.
- Nhận xét.
- Lắng nghe, ghi bài.
1. Hãy tìm câu sai trong các câu nói về chức năng của HĐH dưới đây:
(A) Đảm bảo giao tiếp giữa người dùng và máy tính (B) Thực hiện tìm kiếm thông tin trên Internet
(C) Tổ chức quản lý và sử dụng một cách tối ưu tài nguyên của máy tính (D) Cung cấp phương tiện để thực hiện các chương trình khác
2. Hệ điều hành là?
(A) Phần mềm hệ thống (B) Phần mềm ứng dụng (C) Phần mềm tiện ích (D) Phần mềm công cụ
3. Hệ điều hành không đảm nhiệm những việc nào trong các việc dưới đây?
(A) Soạn thảo văn bản
(B) Giao tiếp với ổ đĩa cứng (C) Chơi trò chơi điện tử (D) Quản lý bộ nhớ trong
(E) Dịch chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy.
D. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
1. Mục tiêu: vận dụng các kiến thức đã học vào trong việc sử dụng OS.
2. Phương pháp/kĩ thuật: giao bài tập về nhà.
3. Hình thức dạy học: cá nhân.
4. Phương tiện: SGK.
5. Sản phẩm: Máy tính nhà em sử dụng OS nào? Theo em một máy tính có thể cài đặt mấy OS và khi sử dụng thì tất cả các OS đều hoạt động hay không?
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH Câu 1 (ND1. MĐ1). Hệ điều hành là gì?
Câu 2 (ND2. MĐ1). Em hãy cho biết các chức năng chính của HĐH.
Ngày soạn: 05/11/2019 Tiết KHDH: 23
§11. TỆP VÀ QUẢN LÍ TỆP
🙠🙠
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức :
- Nêu được khái niệm tệp và qui tắc đặt tên tệp.
- Chỉ ra khái niệm thư mục, cây thư mục.
2. Về kỹ năng:
- Nhận dạng được tên tệp, thư mục, đường dẫn.
- Đặt được tên tệp, thư mục.
3. Về thái độ:
Rèn luyện tính cẩn thận, có trách nhiệm bảo vệ hệ thống không thực hiện các thao tác khi không biết trước hệ quả của thao tác đó.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực CNNTT – TT.
- Năng lực chuyên biệt: Tạo được tệp và thư mục đúng theo quy tắc. Tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính khoa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN (GV) VÀ HỌC SINH (HS) 1. Chuẩn bị của GV:
- Phương tiện dạy học: Giáo án, máy chiếu, SGK, chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn, máy chiếu.
- Phương pháp dạy học: GQVĐ, thuyết trình, vấn đáp, hoạt động nhóm.
2. Chuẩn bị của HS:
SGK và nội dung bài học.
3. Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức Nội dung Nhận biết
MĐ1
Thông hiểu MĐ2
Vận dụng MĐ3