1.2. Những nét riêng và độc đáo của Triều phục hoàng gia Việt
1.2.1. So sánh Triều phục Hoàng gia Nhà Nguyễn Việt Nam và triều phục hoàng gia Nhà Mãn Thanh Trung Quốc
Hoàng bào của vua nhà Thanh
Trong quá trình tổng hợp và phát triển của mình, Hoàng phục nhà Nguyễn đã kế thừa Triều phục hoàng gia nhà Mãn Thanh. Tính kiểu cách và
nhiều màu sắc của Mãn Thanh được vận dụng phần nào nhưng phom áo quần, kết cấu may cắt được học tập rất tinh khéo. Mỗi quan hệ này dù chưa được nghiên cứu một cách thống nhất nhưng những tiếp nhận và ảnh hưởng là không thể tránh khỏi. Vì bao giờ phong kiến Việt cũng coi trọng Thiên triều Trung Hoa như một mẫu mực.
Bảo tàng văn vật Tô Châu vẫn còn giữ những mô phỏng trang phục vua nhà Thanh.Áo bào của vua nhà Thanh cũng với các chi tiết mặt trời, trăng, sao,cành rong,lưỡi búa, cung tên thường có trên y phục đại triều của vua Nguyễn.Cũng là áo tay thụng, nhưng áo của vua Nhà Thanh được cắt thẳng từ 2 bên sườn nên khi chưa mặc,trông thành 1 khối hình học vuông, khác lối tay hụng chéo ở Việt Nam. Giống với nhà Thanh, nhà Nguyễn ở gấu áo cũng có những cột dọc ở dưới họa tiết song ba đào bên trên nâng con rồng ( phượng) bay lên.
Nhà Thanh là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La ở Mãn Châu thành lập. Khi đó, Mãn Châu là một địa danh nằm tại phía bắc bán đảo Triều Tiên và phía Đông Bắc Trung Quốc. Hiện nay, vùng đất này bị phân chia giữa khu vực Viễn Đông Nga với Đông Bắc Trung Quốc. Nhà Thanh cũng là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ.
Triều đại này từng được tộc người Nữ Chân (đứng đầu bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích) xây dựng với quốc hiệu Đại Kim vào năm 1616 tại Mãn Châu - sử sách gọi là nhà Hậu Kim (để phân biệt với nhà Kim cũng của người Nữ Chân, từng tồn tại vào thế kỷ 12-13). Cho đến năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu thành Đại Thanh, và mở rộng lãnh thổ vào lục địa Đông Á cũng như các khu vực xung quanh. Nhà Thanh chinh phục và trở thành triều đình cai trị của Trung Quốc (1644-1659), Đài Loan (1683), Mông Cổ (1691), Tây Tạng (1751), Tân Cương (1759), hoàn thành cuộc chinh phục của người Mãn Châu.
Trong thời gian trị vì, nhà Thanh đã củng cố quyền quản lý của họ đối với Trung Quốc, hoà nhập với văn hoá Trung Quốc, và đạt tới tầm ảnh hưởng cao nhất của Đế quốc Trung Hoa. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của họ đã
giảm trong thế kỷ 19, và phải đối mặt với sức ép từ bên ngoài, nhiều cuộc nổi loạn và những thất bại trong chiến tranh, nhà Thanh tàn tạ từ sau nửa cuối thế kỷ 19. Nhà Thanh bị lật đổ sau cuộc Cách mạng Tân Hợi khi hoàng hậu nhiếp chính khi ấy là Hiếu Định Cảnh hoàng hậu, đối mặt với nhiều sự phản kháng buộc phải thoái vị nhân danh vị hoàng đế cuối cùng, Phổ Nghi, ngày 12 tháng 2 năm 1912.
Nhắc đến vua Nhà Thanh, ta không thể không nhắc tới Càn Long, vị vua đã đưa nhà Thanh tới thời kì đỉnh cao nhất trong lịch sử Trung Hoa. Vị vua thường xuyên xuất hiện trong những bộ phim cổ trang lịch sử Trung Hoa.
Hoàng bào của ông hiện vẫn còn được cất giữ khá nguyên vẹn và đang được bán đấu giá tại Anh.
Hoa văn trên hoàng bào của Hoàng đế Càn Long.
- Mô tả chi tiết
"Chiếc áo bào lụa màu xanh dương được thêu bằng loại chỉ màu vàng óng sang trọng, với hình 9 con rồng, chim hạc và những bông hoa nhỏ như hạt ngọc. Biểu tượng của quyền lực hoàng gia được sắp xếp theo các nhóm: Mặt trời, Mặt trăng, chòm sao…”.
Chiếc áo bào được một tướng Anh mang về sau chuyến thăm đến Bắc Kinh năm 1912. Chiếc áo này đã được gia đình vị tướng cất giữ kể từ đó.
Hoàng đế Càn Long (1711 - 1799) được đánh giá là người đưa nhà Thanh đến thời kỳ đỉnh cao nhất và là một trong những hoàng đế nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Tay áo dài và cổ áo rời, nặng
Mặc dù người Mãn Châu từ vùng Đông Bắc tái chiếm và đóng đô ở Bắc Kinh từ tay nhà Minh vào năm 1644 nhưng nếu xét về các khía cạnh văn hoá, phong tục tập quán và lễ nghi, người Mãn Châu phải học rất nhiều từ đất nước phát triển như Trung Hoa.
Họ không những nể phục Trung Hoa bởi thể chế chính trị mà còn khâm phục bởi những lễ nghi, văn hoá, phong tục tập quán và thậm chí tôn giáo của
người dân nơi đây.Sau khi xâm chiếm, dù người Mãn Châu rất khâm phục văn hoá Trung Hoa, nhưng họ vẫn luôn tự hào về cội nguồn của chính mình.
Do đó, việc du nhập những bộ y phục là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi người Mãn Châu chuyển đến vùng đất này. Chúng được làm từ da động vật và có hình dạng của con thú ấy để tận dụng tối đa việc sử dụng nguyên liệu thô.
Y phục hoàng tộc của người Trung Hoa với tay áo hình móng ngựa cùng cổ áo rời và nặng được bắt nguồn từ truyền thống của người Mãn Châu.
Kể từ khi người Mãn Châu sinh sống bằng việc săn bắn ở vùng Đông Bắc, họ phải tìm cách để chống chọi với cái lạnh thấu xương ở vùng đất này. Do đó, họ mặc những bộ y phục có tay áo dài để che hết phần tay, và cổ áo rời, nặng được dùng để tránh rét trong những chuyến đi dài.
Nhưng sau này, tay áo dài trở nên vướng víu trong cuộc sống thường nhật. Vì thế, triều đình đã quyết định cuốn tay áo lên, và chỉ thả tay áo xuống khi giao thiệp với một người lạ nào đó. Truyền thống này xuất phát từ hoàng tộc triều đình và dần dần trở thành nếp sống của tất cả mọi người.
Chiếc áo được trang trí công phu nhất thế giới
Trước khi chiếc áo long bào được khoác lên long thể của hoàng đế triều Thanh, nó phải qua các công đoạn cầu kì và chỉn chu, có khi mất đến hơn hai năm rưỡi để hoàn thành. Thậm chí, trong khuôn viên triều đình còn có một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua nói riêng và gia đình hoàng tộc nói chung.
Kiểu mẫu và đường nếp phải nhận được sự chấp thuận của hoàng đế và các vị đại thần trong triều đình trước khi được phép hoàn thành.Sau đó, kiểu mẫu sẽ được chuyển giao đến các thợ làm lụa. Sau khi vải đã hoàn tất, một thợ thủ công sẽ cắt vải và sẽ chuyển đến một thợ may tiếp theo để hoàn tất phần thô của chiếc áo long bào. Sau cùng, chiếc áo sẽ được thêu thêm nhiều hoạ tiết cầu kì.
Chỉ những loại chỉ thượng hạng mới được sử dụng để thêu long bào và thậm chí còn phải làm từ vàng thật. Hoàng đế sẽ thuê 500 thợ thủ công và thợ thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng lên áo.
Mỗi chiếc áo long bào được dùng cho từng dịp khác nhau
Các tủ quần áo hoàng gia trong thời nhà Thanh đều là những chiếc áo choàng và áo long bào. Nhiều long bào được dùng cho những dịp lễ lớn trong triều đình, y phục đi du ngoạn, y phục vào những ngày thời tiết xấu và thậm chí những bộ y phục dùng khi ăn và ra ngoài trời.
Tùy vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay không và sẽ làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi. Màu sắc được chọn phải phù hợp với màu sắc hoàng gia. Một trong những màu sắc dành riêng cho hoàng đế là vàng tươi, đỏ, xanh và xanh sáng.
Tùy vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay không và sẽ làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi. Màu vàng thường được sử dụng trong các buổi lễ. Những màu sắc còn lại được dùng trong những ngày lễ ở ba ngôi đền lớn: Long bào xanh ở Đền Cung đình, long bào đỏ ở Đền Mặt trời và long bào xanh sáng ở Đền Mặt trăng. Với mỗi chiếc áo long bào, hoàng đế cũng sẽ đeo đai và mũ phù hợp.
Những chiếc áo long bào được dùng trong những dịp hết sức đặc biệt thường có hoạ tiết con rồng vàng. Thông thường, hoàng đế chỉ mặc bộ y phục này vào những ngày lễ trọng đại.
Có mười hai mẫu áo long bào tất cả.
Áo long bào của hoàng đế thường mang nhiều hình vẽ hoa mỹ, cầu kì và tinh tế. Điển hình là hình ảnh con rồng tượng trưng cho sự uy hùng và mạnh mẽ. Là một yếu tố hết sức quan trọng của Nho giáo, con rồng tượng trưng cho quyền lực của hoàng đế.
Áo long bào thường có chín con rồng, hai con ở hai vai, một ở sau lưng, một phủ lấy phần ngực áo, một phủ lấy phần tà áo, bốn con rồng còn lại sẽ nằm ở phần dưới cùng của chiếc áo long bào.
Hình ảnh con rồng không chỉ đơn thuần là vật trang trí mà còn là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn đối với mọi người. Ngoài biểu tượng con rồng, long bào của hoàng đế nhà Thanh còn có mười một biểu tượng thể hiện cho sự may mắn như Mặt trời, Mặt trăng và ngôi sao, ba thứ ánh sáng quyền năng; ngọn núi thể hiện sự bảo toàn ngôi vị hoàng đế từ bốn phương;
côn trung tượng trưng cho sự tinh tường của hoàng đế; chén rượu thể hiện sự vững vàng và đạo đức; cỏ nước thể hiện sự thanh khiết; ngọn lửa thể hiện sự thành thực; phấn mễ biểu trưng của sự thịnh vượng; phủ, một loại đồ thêu có màu trắng và đen tượng trưng cho sự quyết đoán và sự dũng mãnh của hoàng đế; phất, một loại đồ thêu khác có màu đen và xanh lá cây, một hình ảnh của lòng trung thực.
Ngoài ra, một biểu tượng khác trên chiếc áo long bào là hình ảnh một con dơi đỏ - từ đồng âm của một nhân vật mang ý nghĩa là "ngập trong trận đại hồng thuỷ của sự may mắn".
Áo lót bên trong cũng có hình ảnh của đại dương và núi non, vì theo quan niệm của người Trung Hoa, hoàng đế là thiên tử, là người có quyền lớn nhất thế gian.
Triều phục Hoàng gia nhà Nguyễn lại có nét khác:
Hoàng bào của vua nhà Nguyễn là một tấm áo rất lộng lẫy, được chế tác hết sức công phu. Tính chất đế vương được thể hiện qua chất liệu gấm, lụa vàng óng cùng hình tượng rồng vờn mây...
Được trưng bày tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hoàng bào của vua nhà Nguyễn mặc lúc thiết lễ đại triều là một hiện vật đặc sắc phản ánh cuộc sống xa hoa cũng như tư duy thẩm mỹ của những người đứng đầu nhà nước phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Đây là một tấm áo rất lộng lẫy, được chế tác hết sức công phu.Tính chất đế vương được thể hiện qua chất liệu gấm, lụa vàng óng cùng hình tượng rồng vờn mây.
Rồng trên long bào của vua được tạo hình với 5 móng, thể hiện đây là một con rồng đã hoàn thiện, so với rồng 4 móng trên trang phục của hoàng thái tử - người được chỉ định sẽ kế vị ngôi vua sau này.
Các chữ Phúc, Lộc, Thọ đại tự được thêu nổi trên áo vua theo lối chữ triện, như lời chúc phúc dành cho người quyền lực nhất vương triều.
Để tăng thêm giá trị và uy nghi, tấm long bào được đính nhiều vàng bạc, trân châu... nhiều họa tiết thêu bằng sợi kim tuyến.
Những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu, thể hiện tài năng tuyệt đỉnh của những người thợ may cung đình.
So với hoàng bào của vua, hoàng bào của hoàng hậu nhà Nguyễn cũng không kém phần lộng lẫy.
Nét khác biệt dễ nhận ra so với hoàng bào của vua trước hết là màu sắc:
Hoàng bào của hoàng hậu có màu đỏ cam, sẫm hơn so với màu vàng của vua.
Hoa văn trang trí trung tâm trên áo hoàng hậu là chim phượng - loài chim thần thoại được coi là biểu tượng cho phụ nữ hoàng tộc.
Các họa tiết trang trí khác có nhiều sự tương đồng với hoàng bào của vua, nhưng mật độ có phần thấp hơn.
Các loại vải lụa dùng để may trang phục của vua và hoàng hậu đều là hàng cao cấp, do triều đình đặt mua ở Trung Hoa. Riêng gấm lụa vàng, thành phần quan trọng nhất thì được đặt làm ở làng lụa Hà Đông.
Phương pháp chế tác các trang phục này là thêu từng mảnh rồi lắp ghép vào vải lót trong.
Trang phục trong hoàng cung nhà Nguyễn có nhiều loại với tên gọi riêng, màu sắc riêng như trang phục đại triều; trang phục thường triều; trang phục nghi lễ, thường phục; trang phục xuân hạ; trang phục thu đông… Trong đó, trang phục đại triều được chế tác kỳ công nhất.