Nét đẹp triều phục hoàng gia nhà Nguyễn nhìn từ giá trị di sản văn hóa của nhân loại

Một phần của tài liệu Nét đẹp triều phục hoàng gia nhà nguyễn​ (Trang 34 - 37)

Chương 2. NÉT ĐẸP TRIỀU PHỤC HOÀNG GIA NHÀ NGUYỄN, TỪ DI SẢN VĂN HÓA CỦA NHÂN LOẠI ĐẾN THÁCH THỨCBẢO TỒN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

2.1. Nét đẹp triều phục hoàng gia nhà Nguyễn nhìn từ giá trị di sản văn hóa của nhân loại

2.1.1. Giá trị di sản văn hóa của hoàng phục triều Nguyễn

Thực tế trong công tác bảo tồn thời gian qua cho thấy, dù chúng ta đã có các phương pháp giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa của hoàng phục, song vẫn chưa được nhận diện 1 cách hệ thống nhất về giá trị văn hoa di sản của hoàng phục triều Nguyễn.

Giá trị nghệ thuật: nét đẹp của hoa văn họa tiết trên hoàng phục hoàng gia nhà Nguyễn tiêu biểu cho một phong cách, một giai đoạn, có tính toàn vẹn, cần được giữ gìn. Giá trị nghệ thuật này vẫn còn được áp dụng trên trang phục hay họa tiết trang trí. Đặc biệt hơn, hoa văn họa tiết này còn được cách tân trên cách sàn diễn thời trang, các phim cổ trang hoặc các bức họa của các họa sĩ nổi tiếng.Trang phục này là nghệ thuật mặc, nghệ thuật may mặc, phong cách mặc mang đặc trưng nổi bật của triều đại. Nghiên cứu về Triều phục là nghiên cứu về cái đẹp, cái đẹp thẩm mỹ của người cung đình xưa. Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới hình thức cảm tính, đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng là các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất. Trong thực tế lịch sử mỹ học nói riêng và triết học nói chung, quan niệm về cái đẹp không thống nhất.

Khi nghiên cứu các phạm trù của khách thể thẩm mĩ, phạm trù cái đẹp là một phạm trù mà không nhà nghiên cứu nào có thể bỏ qua. Bởi lẽ trong cuộc sống

của con người,cái đẹp luôn là bạn đồng hành, có mặt ở khắp mọi nơi.Cái đẹp đem lại nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, tạo nên nguồn sức mạnh để con người vượt qua thử thách. Nhờ có cái đẹp mà con người có niềm tin vào chân lý,vào ngày mai.Cái đẹp luôn hiện hữu xung quanh ta, có những cái đẹp do thế giới tự nhiên ban tặng nhưng cũng có những cái đẹp do bàn tay con người làm nên, đó là cái đẹp trong nghệ thuật.Tuy nhiên, cái đẹp mà trong nghiên cứu đề cập đến là cái đẹp tồn tại trong một trạng thái khác, đó là cái đẹp trong xã hội.Chúng ta sẽ phần nào hiểu thêm về nó khi đi vào tìm hiểu nếp sống tình cảm của con người qua Ngũ Luân.Bản chất của cái đẹp là một phạm trù hết sức phức tạp, đặc điểm của cái đẹp là tồn tại mãi với thời gian.cái đẹp gồm những phẩm chất: hài hòa, mực thước, chất lượng, tiến bộ, có hai hệ tiêu chí là Chân, thiện, mĩ và tính nhân dân, tính dân tộc,tính nhân loại.

Cơ sở cái đẹp trong trang phục: Chiếc bánh đẹp là do bột, đường,.. cũng như quần áo đẹp là do chất liệu vải may cắt mà thành. Vẻ đẹp của trang phục dựa trên cơ sở hình thể, đường nét, màu sắc, hoa văn, chất liệu để biết cách ăn mặc thanh lịch, duyên dáng, hấp dẫn hơn. Tất cả tạo nên vẻ đẹp mắt, hài lòng cho người mặc. Ở nước ta,từ thời các vua Hùng, nhân đân ta đã có nền tảng văn hóa trang phục, trải qua bao nhiêu đời vua, nhân đân ta đã hình thành và phát triển các loại trang phục càng ngày càng công phu, cầu kì và đẹp mắt.Trong đó đẹp mắt nhất phải kể đến triều phục Hoàng gia. Triều phục hoàng gia là tuyệt tác thẩm mĩ của người cung đình xưa.Trang phục hoàng triều dù có các quy tắc chuẩn mực song sức sáng tạo lại luôn tồn tại trong đôi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân., trong phong cách mặc của mỗi ông vua triều Nguyễn và trong sự cách tân của các Triều đại cuối khi tiếp xúc với văn hóa trang phục của châu Âu thời đó.Trang nhã là đặc điểm thẩm mĩ quan trọng nhất qua vẻ đẹp của hoàng bào như là sự kết tinh của Chân – Thiện - Mĩ.

Giá trị lịch sử: Giá trị về niên đại, hoàng phục thể hiện sự hiếm có của di sản còn lại qua thời gian, thể hiện sự tiêu biểu của hiện vật với một giai đoạn lịch sử, công trình hay không gian là chứng tích cho những sự kiện lịch sử.

Giá trị truyền thống: tri thức về bản sắc trên trang phục rất đáng để các thế hệ sau học tập.

- Giá trị kế thừa, chuyển tiếp trong bối cảnh đương đại. Giá trị này nếu nhìn về thời gian (coi là gốc) của di sản thì nó chưa hình thành, mà được hình thành dần cho đến ngày hôm nay. Giá trị trong văn hóa xã hội đương đại đó là góp phần tạo dựng một giai đoạn lịch sử trang phục truyền thống trong dòng chảy trang phục đương đại để có được cái nhìn tổng quan về lịch sử và vẻ đẹp trang phục của dân tộc.

- Giá trị dấu ấn nơi chốn, tạo bản sắc, tính biểu tượng cho khu vực:

hoàng phục dù được phục dựng nhưng vấn giữ nguyên được giá trị tinh thần cốt lõi vốn có. Hoàng phục không chỉ là niềm tự hào của một thế hệ, của Huế, của cả đất nước Việt Nam mà còn là dấu ấn chung của cả nhân loại.

2.1.2. Giá trị tôn giáo tín ngưỡng của hoàng phục triều Nguyễn

Hoàng phục triều Nguyễn có giá trị văn hóa vật thể rất cao. Các giá trị văn hóa về tín ngưỡng, phong tục tập quán truyền thống luôn tồn tại trong một khung cảnh lịch sử là cung đình Huế, đi kèm với công trình kiến trúc, không gian. Vì vậy, nói đến triều Nguyễn, ta không thể không kể tới một loại hình nghệ thuật đang được bảo tồn và phát huy đó là Nhã nhạc cung đình Huế, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, đi cùng nhã nhạc cung đình Huế, ta không thể không nhắc tới quần thể kiến trúc cung đình và Hoàng phục Triều Nguyễn. Đi cùng với giá trị tinh thần, còn có giá trị tôn giáo, tín ngưỡng với các biểu tượng rồng về thần quyền của nhà vua.

Trang phục hoàng triều với các chuẩn mực như dài, rộng và trang trọng, với những hoa văn chữ Vạn Thọ,cài chéo bên phải bằng khuy vàng, họa tiết sóng ba đào.

Họa tiết song ba đào dưới vạt áo với những dải sóng nước sôi lên, dồn những hình con lân và con rồng tung lên bầu trời.Giống với nhà Thanh, nhà Nguyễn ở gấu áo cũng có những cột dọc ở dưới sóng ba đào.

Áo Hoàng triều có thể được chôn theo người trong hoàng thất khi họ mất nhưng cũng có thể giữ lại làm đồ thờ cúng trong một dòng họ nào đó.

Các biểu tượng rồng,phượng trên long bào và phụng bào cũng là những biểu tượng rất phổ biến trong các công trình thờ tự, tín ngưỡng của người Việt thuộc nhóm tứ linh: Long,ly, quy phụng. Rồng là biểu trưng cho quyền lực thế quyền của nhà Vua.Rồng vừa biểu trưng cho sự thịnh vượng phát triển, quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, xã hội an thái,xã tắc uy nghi, giàu nội lực và bền vững đế vương.

Một phần của tài liệu Nét đẹp triều phục hoàng gia nhà nguyễn​ (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w