Thường phục của nhân dân và binh lính thời Nhà Nguyễn

Một phần của tài liệu Nét đẹp triều phục hoàng gia nhà nguyễn​ (Trang 31 - 34)

1.2. Những nét riêng và độc đáo của Triều phục hoàng gia Việt

1.2.3. Thường phục của nhân dân và binh lính thời Nhà Nguyễn

Áo trực lĩnh (xẻ trước ngực) với tay áo thật rộng thì là lễ phục khoác ra ngoài của nữ giới quyền quý trong chốn cung đình, gọi là áo mệnh phụ.

Ngoài ra áo viên lĩnh không có cổ đứng gọi là áo bào, dùng làm lễ phục của các quan đại thần, vương tôn.

Đời sống xã hội trong thời kỳ này có ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của người dân.

Không chỉ vào chốn cung đình với các mệnh phụ công nương, cái yếm còn ra ruộng đồng “dầm mưa dãi nắng” với người nông dân, và cùng

với chiếc áo tứ thân, cái yếm theo chị em đến với hội đình đám, góp phần tạo nên bộ “quốc phục” của quý bà thời xưa.

Cái yếm xuất hiện trong cuộc sống của người dân Việt Nam từ lâu nhưng mãi tới đời nhà Lý cái yếm mới “định hình” về cơ bản. Theo dòng lịch sử, cái yếm không ngừng biến đổi, nâng cao tính thẩm mỹ qua những lần cải

tiến. Tuy nhiên, “cuộc cách mạng” của cái yếm chỉ xảy ra vào đầu thế kỷ này khi cái quần kiểu Tây và cái váy đầm xoè xâm nhập vào Việt Nam. Thế kỷ 19, cái yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét lỗ làm cổ, hai đầu của lỗ, đính hai mẩu dây để cột ra sau gáy. Nếu cổ tròn gọi là yếm cổ xây, cổ nhọn đầu hình chữ V gọi là yếm cổ xẻ, đít chữ V mà sẻ sâu xuống gọi là yếm cổ cánh nhạn.

Bước sang thế kỷ 20, áo yếm càng được sử dụng phổ biến với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú. Dành cho người lao động có yếm màu nâu dệt bằng vải thô. Người lớn tuổi mặc yếm màu thẫm. Con gái nhà gia giáo mặc yếm nhiều màu, trang nhã và kín đáo.

Để trở thành “quốc phục” của quý bà quý cô trước khi chiếc áo dài ra đời, đi kèm với cái yếm là chiếc áo cánh khoác ngoài không cài cúc. Khi ra ngoài bên ngoài chiếc yếm phải có thêm chiếc áo dài, chiếc váy lưỡi trai bằng lĩnh, dải lụa đào hoặc màu mỡ gà thắt ngang lưng, cái xà tích bạc lủng lẳng, bộ “độ nghề” ăn trầu bên phía cạnh sườn, chân mang dép. Chưa hết, phục trang ra đường còn phải kể đến là hai chiếc khăn đội đầu: khăn nhiễu (quấn bên trong) và khăn mỏ quạ (trùm bên ngoài). Nếu đúng dịp hội hè đình đám các cô gái thường trang bị thêm cho mình chiếc nón quai thao, và tóc thì vấn cao cài lược.Đến thế kỷ 19 thường phục người Việt đại để mặc một loại áo ngắn, cài giữa ngực. Miền Bắc gọi là áo cánh, miền Nam dùng loại áo tương tự nhưng dài hơn và xẻ ở hai bên hông, gọi là áo bà ba. Áo cánh thì không xẻ

ở bên hông. Phía dưới thì đàn ông mặc quần lá tọa. Quần này may sâu đũng để có thể kéo cạp quần lên cao hay xuống thấp để cho ống quần dài hay ngắn tùy ý; cạp quần buông loà xòa, buộc bằng thắt lưng ở bụng. Đàn bà miền Bắc mặc váy, buộc thắt lưng và ruột tượng; miền Nam mặc quần.Đàn bà ở nhà có khi chỉ mặc yếm. Ra ngoài thêm áo cánh, áo tứ thân, hay áo dài. Về mắu sắc thì người dân quê làm ruộng, quần áo hay nhuộm màu nâu hay đen, chỉ những khi nhàn nhã mới mặc màu trắng hay màu tươi như yếm màu hồng, màu đào.

Thời nhà Nguyễn thì đàn ông thường búi tóc. Người nhiều tóc thì búi tó to

được cho là đẹp. Đàn bà phía nam sông Gianh cũng búi tóc còn đàn bà phía bắc cuộn tóc vào trong khăn rồi quấn thành một vòng quanh đầu. Hình dáng búi tó thông tục gọi là "búi tó củ hành" hay "búi tó củ kiệu"

Khăn đàn ông thì chỗ chân tóc trên trán có thể xếp thành dạng chữ "nhất"

(chữ Nho: 天) hay chữ "nhân" (天) với nếp trái đè lên nếp phảitạo bằng hai vòng quấn đầu tiên. Đàn bà miền Bắc thì dùng khăn bao lấy tóc rồi quấn vòng chung quanh đầu,trùm khăn,gọi là khăn mỏ quạ. Trong Nam thì chỉ búi tóc rồi trùm khăn.

Người Việt còn dùng nhiều loại nón như nón lá, nón quai thao.

Về trang phục của binh lính thời đó, ta thấy: lính trong triều thường mặc áo thân dài. Loại quan ở cấp bậc trên, áo được may bằng vải tốt, có họa tiết hay trơn. áo có nẹp khác màu ở vòng quanh tai, mép tà, gấu áo, cửa tay.

Lính hầu vua quan mặc áo cài cúc giữa, có nẹp hai bên tà từ ngực đến suốt chiều dài của thân áo. Thắt lưng vải buộc ngoài áo dài nhân dân gọi là lính khố vàng, vì vải màu trắng cháo lòng. Mặc quần ta, dưới chân bó xà cạp.

Chân đi dép da trâu hoặc đi đất. Đầu đội mũ hay khăn theo phẩm trật. Lính hầu thì đội nón sơn nhỏ có chóp nhọn.

Ngoài ra còn có lính khố xanh, khố đỏ. Gọi là lính khố xanh vì loại lính này thắt lưng xanh. Gọi là lính khố đỏ vì loại lính này thắt lưng đỏ. Thắt lưng bằng vải, thắt phía trong áo và buông xuống trước bụng một đoạn ngắn khoảng 20cm.

Nói chung lính đều mặc áo cánh ngắn, cổ đứng, cao, cài cúc giữa, tay áo hẹp, ở gần cửa tay áo có đính phù hiệu chữ V bằng màu đỏ hay vàng hoặc kim tuyến để chỉ cấp bậc là cai, đội hay quản v.v… Quần như quần nhân dân nhưng phía dưới bó xà cạp. áo quần màu vàng cỏ úa. Đầu đội nón dấu nhỏ hay nón đĩa đan bằng tre quang dầu. Nón đĩa rộng như cái mẹt con, đường kính khoảng 25cm, phía sau có đính vải để che gáy và hai bên tai tránh nắng.

Chân đi dép da trâu mỏng, có quai chéo chữ V và một quai quàng.

Giai đoạn sau, lính người Việt tham gia quân đội Pháp được trang phục theo kiểu cách quân đội viễn chinh Pháp quy định.

Một phần của tài liệu Nét đẹp triều phục hoàng gia nhà nguyễn​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w