Những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực thể thao ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở Trường Đại học Thể dục Thể thao trung ương I Từ Sơn Bắc Ninh (Trang 22 - 29)

Chương 1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THỂ THAO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1. Khái niệm và đặc điểm nguồn nhân lực thể thao

1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực thể thao ở nước ta hiện nay

Nguồn nhân lực thể thao là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, nó có những đặc điểm chung như khái niệm về nguồn nhân lực đã nêu ở tiết 1.1.1, và có một số đặc điểm riêng cơ bản sau đây:

Đặc điểm về số lượng: Số lượng nguồn nhân lực thể thao tăng lên theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội, giáo dục - đào tạo và thể thao đỉnh cao. Số lượng nguồn nhân lực thể thao nước ta hiện nay không nhiều, có khoảng gần 70.000 người trong đó khoảng 30.000 đang được đào tạo trong các trường Đại học TDTT, các khoa Giáo dục thể chất của các trường đại học và cao đẳng sư

phạm. Số lượng nguồn nhân lực thể thao chưa tới 1/1000 nguồn nhân lực quốc gia.

Nguồn nhân lực thể thao, số lượng phải không ngừng tăng lên để phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp với các nhà máy, công ty lớn ngày càng nhiều, do đó ngày càng thu hút đông đảo người lao động. Họ cần được bảo vệ và tăng cường sức khoẻ, nâng cao đời sống. Họ cần có sự tổ chức, hướng dẫn tập luyện, vui chơi lành mạnh, đòi hỏi có thêm nhân lực thể thao phục vụ. Mỗi năm có thêm hơn một triệu lao động vậy phải có thêm ít nhất một nghìn người trong nguồn nhân lực thể thao đáp ứng. Đồng thời đối với toàn dân do kinh tế phát triển, đời sống vật chất của nhân dân tăng lên, mọi người ngày càng có nhu cầu về sức khoẻ và văn hoá tinh thần tham gia rèn luyện thân thể vui chơi thể thao trong các câu lạc bộ, nhà văn hoá... Tình hình đó ngày càng cần đến nhiều nhân lực thể thao để huấn luyện, hướng dẫn, tổ chức cho nhân dân tập luyện, giao lưu thể thao.

Nguồn nhân lực thể thao số lượng không ngừng phải được tăng lên để phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo của đất nước. Giáo dục và đào tạo của nước ta ngày càng phát triển, trường học các cấp, các bậc học ngày càng được thành lập kể cả công lập và ngoài công lập, thu hút ngày càng nhiều người vào học. Điều đó không chỉ nhằm mục đích phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí mà còn với mục đích quan trọng là đào tạo ngày càng đông đảo nguồn nhân lực để phát triển đất nước. Sự phát triển giáo dục - đào tạo như vậy đòi hỏi ngày càng bổ sung một số lượng tương đối lớn nguồn nhân lực thể thao vào làm giảng viên, giáo viên thể dục ở các trường học.

Số lượng nguồn nhân lực thể thao, không ngừng phải được tăng lên để đáp ứng trước sự đòi hỏi ngày càng phát triển của thể thao thành tích cao của nước ta và thế giới, có nghĩa là thể thao thành tích cao của khu vực, châu lục, thế giới phát triển mạnh, thể thao thành tích cao của Việt Nam phải phấn đấu tiến lên để hoà nhập và không bị tụt hậu.

Để đẩy mạnh sự phát triển thể thao thành tích cao của nước ta cần đào tạo nhiều vận động viên, nhiều huấn luyện viên, phát triển nhiều môn thể thao hiện đại. Do đó sự tăng cường về số lượng nguồn nhân lực về thể thao thành tích cao của nước ta là một tất yếu.

Tóm lại, đặc điểm về số lượng chỉ rõ nguồn nhân lực thể thao không ngừng tăng lên về mặt số lượng mức độ nhất định, phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Sự tăng lên về số lượng nguồn nhân lực thể thao như vậy nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT quần chúng, giáo dục thể chất trường học và thể thao thành tích cao, có ý nghĩa góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đặc điểm về chất lượng: Nguồn nhân lực thể thao cũng như nguồn nhân lực của các lĩnh vực khác hoàn toàn giống nhau về hình thức các yếu tố của chất lượng. Nguồn nhân lực của lĩnh vực nào cũng vậy kể cả nguồn nhân lực thể thao đều có các yếu tố như sức khoẻ, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức và tính tích cực của con người. Song đặc điểm của các yếu tố chất lượng đó của nguồn nhân lực giữa các lĩnh vực có sự khác nhau nhất định về mức độ. Các yếu tố chất lượng của nguồn nhân lực thể thao càng cho thấy điều đó. Đặc điểm về chất lượng nguồn nhân lực thể thao, thể hiện ở các điểm sau đây:

Thứ nhất, nguồn nhân lực thể thao phải có yếu tố sức khoẻ, hơn nữa là thể lực. Thể lực là cấp độ cao của sức khỏe con người. Thể lực thể hiện qua chiều cao và cân nặng với các tố chất nhanh, mạnh bền bỉ và sự khéo léo.

Nguồn nhân lực thể thao kể cả đang hoạt động và đang được giáo dục - đào tạo, về sức khoẻ phải có cơ thể lành mạnh, không ốm đau, không bệnh tật, trạng thái tâm thần bình thường, về thể lực phải có chiều cao đứng đối với nam từ 165cm trở lên, và nữ từ 155cm trở lên (trừ một số người có năng khiếu và thành tích thể thao tốt, đoạt huy chương tại các cuộc thi đấu quốc gia và quốc tế, chiều cao có thể thấp hơn), phải có sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo. Đó là điều kiện, tiêu chuẩn về sức khoẻ, thể lực đào

tạo phát triển nguồn nhân lực thể tao đảm bảo cho học tập hoạt động thực tiễn TDTT có kết quả tốt. Không có sức khoẻ, thể lực như vậy thì không thể tiếp thu, rèn luyện được các kỹ năng chuyên môn, không thể thực hiện được các động tác, bài tập phức tạp, không thể ứng phó được với cường độ cao, lượng vận động lớn và không thể thực thi được nhiệm vụ nghề nghiệp của mình.

Bởi vậy để đào tạo nguồn nhân lực thể thao, yếu tố sức khỏe, thể lực là một điều kiện, một tiêu chuẩn đầu tiên không thể thiếu. Phải có điều kiện, tiêu chuẩn về sức khoẻ, thể lực thì người học mới tiếp thu mới rèn luyện được các kỹ năng vận động và tăng cường sức khoẻ, thể lực nhiều hơn nữa trong quá trình đào tạo. Sau khi kết thúc đào tạo trong nhà trường các sinh viên sẽ có sức khỏe và thể lực tốt, kỹ năng chuyên môn vững vàng, họ tham gia hoạt động trong lĩnh vực TDTT mới có tính khả thi.

Thứ hai, nguồn nhân lực thể thao phải có yếu tố tri thức văn hoá tương đối toàn diện. Tri thức của nguồn nhân lực thể thao là những điều hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người như ở bậc trung học phổ thông mà còn phải được nâng cao hơn ở bậc đại học. Nguồn nhân lực thể thao sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng cần học tiếp và nâng cao như toán, lý, hoá, sinh, giải phẫu học, sinh lý học, vệ sinh học TDTT, y học TDTT, các kiến thức cần thiết như : các môn thuộc khoa học xã hội và nhân văn trong đó có tâm lý học, giáo dục học, kinh tế học TDTT, xã hội học TDTT và các môn lý luận, lý thuyết TDTT, lý thuyết ứng dụng vv... ở bậc cao học, nghiên cứu sinh còn học sâu hơn.

Những tri thức đó là sự cần thiết đối với nguồn nhân lực thể thao để vận dụng và ứng xử trong hoạt động thực tiễn một cách đúng đắn có hiệu quả.

Những tri thức đó còn là cơ sở khoa học đối với nguồn nhân lực thể thao trong hoạt động sáng tạo, trong nghiên cứu phát hiện những vấn đề mới của TDTT.

Khi đề cập tới năng lực vận dụng, sáng tạo nghiên cứu phát hiện và được duy trì bền lâu, tức trí lực đối với nguồn nhân lực thể thao là hết sức

quan trọng. Trí lực đó luôn luôn được duy trì và tái hiện từ trong đầu óc, trong vỏ não, thông qua hệ thần kinh trung ương, điều khiển các bộ phận của cơ thể thao tác động tác, bài tập khi thị phạm (làm mẫu) và chỉ dẫn uốn nắn động tác trong giảng dạy thực hành, của người giáo viên, trong huấn luyện của huấn luyện viên, trong tập luyện và thi đấu của vận động viên...

Như vậy, tri thức, trí lực đối với nguồn nhân lực thể thao là một trong những yếu tố cơ bản, nếu như thiếu nó thì sự tiếp nhận các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp rất khó khăn, và thực hiện vai trò của con người trong hoạt động thực tiễn chắc chắn không có hiệu lực, không đem lại lợi ích mà chỉ có thể phản tác dụng.

Thứ ba, nghề nghiệp TDTT là một yếu tố và đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực thể thao. Nguồn nhân lực của lĩnh vực nào cũng đều phải có yếu tố nghề nghiệp đặc trưng của nguồn nhân lực lĩnh vực ấy. Yếu tố đặc trưng của nguồn nhân lực thể thao bao gồm các hoạt động như: Quản lý, điều hành, hướng dẫn phong trào TDTT quần chúng, giảng dạy TDTT cho học sinh, sinh viên trong tất cả các trường học, các cấp các bậc học; huấn luyện thể thao cho lực lượng vận động viên; làm trọng tài; thực hiện nhiệm vụ thi đấu trong và ngoài nước.

Nguồn nhân lực thể thao phải được rèn luyện về mặt kỹ năng nghề nghiệp TDTT. Kỹ năng nghề nghiệp TDTT khá phức tạp, đòi hỏi phải vận động cơ thể toàn diện và thường xuyên, phải biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận của cơ thể như chân tay, thân mình, đầu, cổ để thực hiện động tác, bài tập; phải mau lẹ, linh hoạt, mạnh mẽ và khéo léo trong khi thao tác kỹ thuật vận động của cơ thể; tinh thần ý chí phải quyết tâm, dũng cảm kiên cường tập luyện hoặc tham gia thi đấu.

Thứ tư, đạo đức của nguồn nhân lực thể thao có hai mặt: đạo đức chung và đạo đức nghề nghiệp. Về đạo đức chung, cũng như nguồn nhân lực của các lĩnh vực khác, nguồn nhân lực thể thao nhất thiết phải có sự quan hệ tốt đẹp với con người, với cộng đồng xã hội. Mỗi người trong nguồn nhân lực thể

thao phải sống lành mạnh, trong sáng v.v... Về đạo đức nghề nghiệp của nguồn nhân lực thể thao, thể hiện sự quý trọng, tận tình đồi với quần chúng khi điều hành, hướng dẫn họ rèn luyện thân thể, thể hiện sự yêu quý nhiệt thành, lành mạnh đối với học sinh, sinh viên khi lên lớp dạy TDTT cho họ, thể hiện sự yêu quý, chân tình, trong sáng đối với vận động viên khi huấn luyện họ tập luyện, thể hiện tinh thần học hỏi lẫn nhau "thắng không kiêu, bại không nản" không chơi xấu, ẩu đả nhau gây chấn thương cho đối phương, không dùng chất kích thích trong thi đấu, không mua bán độ, không ăn thua cay cú, công bằng, lẽ phải, với tinh thần thể thao "chơi đẹp", "thắng đẹp"...

Đạo đức nghề nghiệp TDTT chính là một loại hình văn hoá thể chất nhất thiết phải được rèn luyện đối với nguồn nhân lực thể thao nước ta hiện nay.

Thứ năm, tính tích cực năng động của con người trong nguồn nhân lực thể thao, xét cho cùng thì đó cũng thuộc về phạm trù đạo đức. Bởi vì tích cực, năng động trong hoạt động nghề nghiệp của mình, tích cực, năng động vì lợi ích của nhân dân, đất nước, của ngành TDTT của gia đình và bản thân mình.

Đặc tính của nguồn nhân lực thể thao là tính tích cực và năng động luôn luôn gắn liền với nhau. Tích cực năng động cả thể chất lẫn tinh thần đó là tinh thần hăng hái "luôn luôn sẵn sàng", (Phạm Văn Đồng), cố gắng, chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ như tích cực năng động trong học tập rèn luyện; tích cực, năng động trong nghiên cứu, sáng tạo; tích cực năng động trong tổ chức, điều hành hướng dẫn quần chúng rèn luyện thân thể, tích cực năng động trong GDTC cho học sinh, sinh viên; tích cực năng động trong huấn luyện đào tạo vận động viên; tích cực năng động trong tập luyện để thi đấu đạt thành tích tốt của vận động viên. Mỗi người "Để đạt được mục đích đã đề ra mỗi cá nhân phải có ý chí, tích cực vượt khó. Thành công trong hoạt động, chất lượng của hoạt động phụ thuộc vào sự chủ động, nỗ lực của mỗi người".

Như vậy nguồn nhân lực thể thao có đặc điểm về số lượng và về chất lượng, trong đó đặc điểm về chất lượng là điển hình, đặc trưng nhất. Đặc điểm về chất và lượng đã chỉ ra bản chất của nguồn nhân lực thể thao. Đặc

điểm về chất và lượng là sự quy định nội dung và quy mô giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực thể thao.

Đặc điểm về tiềm năng phát triển nguồn nhân lực.

Trước hết về cơ cấu dân số, Việt Nam thuộc vào nhóm quốc gia có dân số trẻ. Gần 50% dân số dưới 25 tuổi, hơn 1/5 dân số trong độ tuổi vị thành niên. Đây là một yếu tố phát triển số lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay, nhất là nguồn nhân lực trẻ. Với hơn 80 triệu dân trong cả nước, đây là một tiềm năng rất lớn để cung cấp cho việc hình thành nguồn nhân lực thể thap ở nước ta hiện nay.

Sự phát triển dân số là một tất yếu, khách quan, mặc dù có sự điều tiết của con người về sự gia tăng hợp lý phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hiện nay mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng 1,5 triệu người, và mỗi năm số người trong độ tuổi lao động tăng lên một cách tương ứng. Trong khi đó số người hết tuổi lao động mỗi năm khoảng một triệu người. Như vậy, số người trong độ tuổi lao động của nước ta ngày nay càng tăng do dân số ngày càng tăng. Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng, tất yếu nguồn nhân lực ngày càng đông đảo, ngày càng lớn mạnh.

Điều đó cho thấy sự gia tăng dân số là tiềm năng về số lượng của nguồn nhân lực nước ta.

Còn tiềm năng về chất lượng của nguồn nhân lực của nước ta là khá lớn, do những yếu tố như sau:

Con người Việt Nam cần cù, thông minh, tuổi trẻ thì hiếu học, năng động, cầu tiến bộ. Đó là một yếu tố cơ bản cho sự phát triển chất lượng của nguồn nhân lực.

Nền kinh tế của nước nhà phát triển là yếu tố vật chất cho mọi sự phát triển con người, cho sự phát triển toàn diện chất lượng của nguồn nhân lực.

Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng mở rộng và phát triển. Mọi người dân nước ta ai cũng có điều kiện học tập. Tuổi trẻ ngày càng được học hành chu đáo và học lên các bậc học cao. Ngành nghề đào tạo đa dạng, phong

phú ngày càng thu hút tuổi trẻ mọi nơi mọi lúc vào trường để trở thành những người lao động. Hàng năm nhà nước đã dùng một nguồn ngân sách đáng kể để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực. Đầu tư cho giáo dục sẽ được nâng lên 18% và có thể tới 25% ngân sách nhà nước trong kế hoạch 5 năm 2006- 2010. Như vậy tuổi trẻ được giáo dục và đào tạo có chất lượng sẽ trở thành bộ phận đông đảo của nguồn nhân lực quốc gia.

Như vậy cùng với số lượng và chất lượng thì tiềm năng phát triển dồi dào cũng là một đặc điểm quan trọng của NNLTT ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực thể thao ở Trường Đại học Thể dục Thể thao trung ương I Từ Sơn Bắc Ninh (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)