Chương 3. Những giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên địa bàn Hà Nội của một số công ty TNHH ở Hà Nội
3.2. Phương hướng, mục tiêu phát triển đối với các công ty du lịch TNHH tại Hà Nội
Từ thực trạng về chất lượng các chương trình du lịch hiện nay trên địa bàn Hà Nội cùng với những ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, điều hành và du khách trong suốt quá trình điều tra, phỏng vấn, bước đầu tác giả có thể đề ra một số phương hướng, mục tiêu cho các công ty du lịch TNHH tại Hà Nội như sau:
3.2.1. Phương hướng của các công ty du lịch TNHH tại Hà Nội
- Các công ty du lịch TNHH trên địa bàn Hà Nội phải không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, luôn tạo ra sự hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ
- Phát triển du lịch của Hà Nội để đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn Hà Nội.
Tạo công ăn, việc làm cho xã hội và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách trong lĩnh vực tham quan du lịch.
- Xây dựng những sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để hình thành các trung tâm du lịch chuyên nghiệp, cải tạo và nâng cấp những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay.
3.2.2. Mục tiêu phát triển của các công ty du lịch TNHH tại Hà Nội 3.2.2.1. Những thuận lợi để phát triển du lịch của Hà Nội
- Việc tăng cường giao lưu tiến tới tự do hoá đi lại, nới lỏng chính sách visa - Việc miễn visa giữa các nước ASEAN sẽ tăng cường thị trường khách này vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Đặc biệt nếu các tuyến đường bộ được đầu tư cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo sự liên thông thường xuyên
- Việc dỡ bỏ rào cản về du lịch với Trung Quốc bằng giấy thông hành sẽ làm tăng thị trường khách này ở cả tuyến đường biển, đường không và đường bộ.
- Thị trường Đông Bắc Á: Nhật Bản, Hàn Quốc do được miễn visa khách vào du lịch 15 ngày nên đã đạt tốc độ tăng trưởng rất cao giai đoạn 2001 – 2005.
- Việc giải quyết thủ tục và cơ sở hạ tầng ở các cửa khẩu đường bộ tốt hơn sẽ thu hút được một số lượng khách đi bằng đường bộ, đặc biệt sẽ tăng khách đến từ Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc.
- Các cảng khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh đón được nhiều khách tàu biển hơn sẽ tăng được lượng khách tàu biển vào Hà Nội
Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ
- Việc đơn giản hoá thủ tục trong vận chuyển hàng không, cơ chế hợp tác hàng không – công an xuất nhập cảnh, cấp visa cửa khẩu tại các sân bay quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của hành khách ở tất cả các khâu như thủ tục hàng không, hải quan, xuất nhập cảnh sẽ góp phần làm tăng tính hấp dẫn của điểm đến Việt Nam.
- Về thị trường khách Đông Âu, do có sự phục hồi về kinh tế lại là nơi có nhiều quan hệ cũ với Việt Nam nên sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong 5 năm tới.
- Thị trường khách Bắc Âu cũng có khả năng tăng cao do có bốn nước trong khối được miễn visa du lịch vào Việt Nam.
- Năm 2005 có các đường bay giá rẻ như Tiger Airways nối Việt Nam và Singapore, Thai Airways nối liền Hà Nội – Băng Cốc nên khách Thái Lan và Singapore tăng vọt
- Năm 2006, Thai Airways mở thêm đường bay Hà Nội – Malaysia do đó lượng khách Thái Lan, Malaysia, Singapore đến Hà Nội tăng rất mạnh trong những năm 2005 – 2006
- Năm 2007, hàng không úc Jet Air mở đường bay đến Việt Nam từ úc và Singapore. Như vậy, lượng khách úc và New Dilan có khả năng tăng trung bình từ 15-20%/năm, riêng năm 2007 có thể tăng cao hơn từ 20-30%
3.2.2.2. Những khó khăn của các hãng lữ hành tại Hà Nội
Bên cạnh những thuận lợi trên thì các công ty lữ hành tại Hà Nội còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình nhất là sự cạnh tranh tăng cao và sự mở cửa đã dẫn đến việc xuất hiện các hãng lữ hành nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
Hiện nay, theo Sở du lịch Hà Nội, mỗi năm Hà Nội có thêm từ 50-60 công ty Lữ hành quốc tế ra đời. Toàn quốc có thêm khoảng 100 công ty/năm trong đó 80% là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời nhiều doanh nghiệp nhà nước đã và đang trong tiến trình cổ phần hoá, thế độc quyền của nhà nước trong hoạt động du lịch đang có xu hướng bị phá vỡ. Như vậy, cạnh
Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ
tranh trong lữ hành đang ngày càng khốc liệt nếu biên độ thị trường không được mở rộng.
Từ năm 2007, chúng ta sẽ thực hiện các cam kết của các hiệp định song phương và đa phương, dần dỡ bỏ những bảo hộ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các hãng lữ hành của các tổ chức quốc tế sẽ được thành lập thêm nhiều ở Việt Nam. Với lợi thế về quan hệ và trình độ quản lý cao cấp, sự năng động và nhạy bén với thị trường cộng với quy mô toàn cầu nên có đầu mối nhận khách từ nguồn, các hãnh lữ hành này sẽ giúp ngành du lịch Việt nam mở rộng thị trường du lịch quốc tế nhưng đồng thời cũng khiến các hãng lữ hành trong nước bị giảm nguồn khách và chảy máu chất xám nếu không có khả năng cạnh tranh tốt.
3.2.2.3. Mục tiêu đối với du khách quốc tế và nội địa
- Tận dụng triệt để những thuận lợi trên để thu hút một lượng khách lớn đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
- Đưa ra những chiến lược cụ thể tập trung vào thị trường khách Bắc Âu và Đông Âu.
- Tập trung xây dựng những chương trình du lịch đặc biệt trên địa bàn Hà Nội để đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách quốc tế và nội địa
- Hầu hết các hãng du lịch của nước ngoài không chỉ làm chương trình đến Việt Nam mà còn làm các chương trình liên kết nhiều nước, trong đó Việt Nam chỉ là một nội dung trong chương trình. Phổ biến nhất có thể kể đến là tour Đông Dương, tour xuyên Á, tour Việt Nam – Trung Quốc. Như vậy, nếu biết tận dụng lợi thế này, các công ty du lịch TNHH ở Hà Nội có thể liên kết lại với nhau thành một khối vững mạnh tập trung khai thác, lôi kéo khách đến từ các quốc gia khác tiếp tục đi Việt Nam. Tận dụng lợi thế nước chủ nhà để biến các đối thủ cạnh tranh thành đối tác liên kết.
3.2.2.4. Đối với doanh thu
Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ
Đối với các công ty du lịch TNHH có quy mô, định hướng, phương châm kinh doanh... khác nhau thì sẽ có mục tiêu về doanh thu khác nhau. Tuy nhiên các doanh nghiệp lữ hành có thể tận dụng lợi thế giống nhau để làm tăng doanh thu của mình. Ví dụ như tận dụng những đường bay giá rẻ đến Việt Nam làm tăng khả năng vận chuyển khách từ các nước đến Hà Nội và giảm chi phí đi Việt Nam của du khách đồng thời các chiến dịch quảng bá của các hãng hàng không cũng góp phần kích cầu cho lịch Hà Nội. Hiện nay Thái Lan, Malaysia, Singapore đang đón lượng một lớn khách du lịch, khả năng vận chuyển tăng lên sẽ giúp tăng lượng khách nối tuyến đi tiếp Việt Nam.
Từ những điều kiện thuận lợi đó, các công ty TNHH ở Hà Nội có thể tận dụng triệt để trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tăng doanh thu của mình. Có thể tăng doanh thu bằng cách kéo dài thời gian lưu trú tại Hà Nội của du khách hoặc đưa khách đến những trung tâm giải trí lớn trên địa bàn Hà Nội... trong khi giá thành chương trình vẫn giữ nguyên hoặc chỉ điều chỉnh chút ít cho phù hợp với nhiều thành phần, đối tượng khách khác nhau.