Giải pháp đối với các cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên địa bàn Hà Nội của một số công ty du lịch trách nhiệm hữu hạn ở Hà Nội (Trang 106 - 116)

Chương 3. Những giải pháp để nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên địa bàn Hà Nội của một số công ty TNHH ở Hà Nội

3.3. Những giải pháp nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên địa bàn Hà Nội của một số công ty du lịch TNHH ở Hà Nội

3.3.2. Giải pháp đối với các cơ quan quản lý

3.3.2.1. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh

Bên cạnh việc áp dụng Luật doanh nghiệp đối với các công ty du lịch TNHH, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần có chế độ quản lý thông thoáng, mềm dẻo, linh hoạt tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp kinh doanh, làm ăn.

Trong cuộc sống hiện nay và đặc biệt là trong ngành du lịch nói riêng, máy bay là một phương tiện vận chuyển khá phổ biến và đóng vai trò không thể thiếu trong các chuyến du lịch xuyên quốc gia, nó vừa tiết kiệm được thời gian lại vừa giảm thiểu được tối đa sự mệt mỏi của du khách. Chính vì vậy, để thu hút được lượng khách quốc tế đến Việt Nam nhiều hơn thì cơ quan quản lý du lịch cần có những chiến lược cụ thể để tiếp cận với các hãng hàng không

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

quốc tế đồng thời sử dụng những chế độ ưu đãi và thông thoáng tạo điều kiện cho các hãng hàng không quốc tế nhảy vào đầu tư ở Việt Nam nhiều hơn.

Theo dự kiến, năm 2007, hàng không Việt nam (Việt Nam Airlines) sẽ mở thêm các đường bay đến Mỹ, đẩy mạnh hoạt động du lịch giữa Việt Nam, Lào và Campuchia trong đó Hà Nội sẽ là điểm trung chuyển cho đường bay đi Siêm Riệp. Ngoài ra, các hãng hàng không quốc tế cũng đang có kế hoạch mở thêm đường bay đến Việt nam. Như vậy, giai đoạn tới cùng với kế hoạch xúc tiến thị trường của các hãng hàng không thì khả năng thị trường Mỹ sẽ tăng cao.

Các hãng hàng không nước ngoài cũng đang có kế hoạch mở thêm đường bay đến Việt nam, tăng khả năng đưa khách đến Việt Nam. Dự kiến năm 2010 sẽ tăng 5 - 6 tuyến tới khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu.

Để việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp có quy mô lớn, vừa và nhỏ được công bằng, mang lại lợi ích cao nhất cho nhà tiêu dùng, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần có chế độ ưu đãi, khuyến khích các công ty du lịch TNHH vừa và nhỏ mạnh dạn đầu tư phát triển quy mô, thúc đẩy quan hệ hợp tác trong và ngoài nước với những đối tác cung ứng dịch vụ du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí... Đồng thời cũng cần khuyến khích những hàng hãng không quốc tế có đường bay đến Việt Nam áp dụng những chính sách ưu đãi, hợp lý cho các công ty du lịch TNHH trên địa bàn Hà Nội.

3.3.2.2. Tăng cường kiểm tra giám sát doanh nghiệp kinh doanh lữ hành

Đi đôi với việc tạo điều kiện kinh doanh tốt nhất cho các công ty du lịch TNHH, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cũng cần thường xuyên kiểm tra giám sát doanh nghiệp kinh doanh lữ hành một cách chặt chẽ hơn.

Các biện pháp quản lý đang được áp dụng hiện nay vẫn còn khá lỏng lẻo, hầu

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

hết các doanh nghiệp lữ hành chỉ cần đăng ký kinh doanh và ký quỹ với Sở du lịch là có thể tự do hoạt động du lịch thoải mái. Thậm chí, hiện nay theo nhiều du khách phản ánh thì vẫn còn có nhiều công ty du lịch “ma” không đăng ký kinh doanh và chỉ hoạt động trong mùa vụ du lịch, thu tiền của du khách và sau đó thì “biến mất”.

Một thực trạng nữa cũng đã và đang xảy ra ở các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội hiện nay là vấn đề “thương hiệu” của công ty. Nếu du khách, chủ yếu là du khách nước ngoài tìm đến khu vực phố cổ quanh hồ Hoàn Kiếm để đi tour ba lô của Open Tour và Sinh Cafe thì sẽ lạc vào ma trận của các công ty lữ hành có treo biển hiệu đó.

Vậy vấn đề cần bàn ở đây các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã quản lý như thế nào và tại sao lại xảy ra tình trạng đó. Cần phải làm gì để tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các công ty du lịch, từ đó tạo nên tâm lý yên tâm cho du khách khi đi mua tour cũng như bảo vệ được quyền lợi tối đa cho du khách.

Như đã nói phía trên, các cơ quan quản lý về du lịch hiện nay cần khẩn trương xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình du lịch.

Sau khi đã có một hệ thống tiêu chí đánh giá hoàn chỉnh, các cơ quan quản lý du lịch sẽ yêu cầu các công ty lữ hành áp dụng hệ thống này theo định kỳ hàng tháng, hàng quý để đánh giá về chất lượng chương trình du lịch của chính công ty mình. Sau đó, các cơ quan quản lý sẽ tổng hợp, thống kê, phân tích, nghiên cứu tổng số phiếu thu được để đánh giá chất lượng kinh doanh, chất lượng chương trình cũng như cung cách phục vụ của các công ty lữ hành.

Trên cơ sở đó, sẽ phân loại chuẩn các công ty lữ hành theo các cấp khác nhau như 5 sao, 4 sao, 3 sao… hoặc loại 1, loại 2, loại 3… Những công ty đạt chất lượng tốt như 5 sao hoặc loại 1 sẽ được các cơ quan quản lý công bố trên

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

những trang web, tờ rơi, tập gấp hoặc những ấn phẩm của Tổng cục du lịch hoặc Sở du lịch… để được giới thiệu rộng rãi cho du khách trong nước cũng như du khách ở nước ngoài.

Bên cạnh việc phân loại chất lượng các công ty du lịch, các cơ quan quản lý còn cần kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động đăng ký, kinh doanh của các công ty lữ hành trên địa bàn Hà Nội. Cần đưa ra những chế tài nghiêm ngặt nếu phát hiện ra hiện tượng hoạt động kinh doanh lữ hành trái phép hoặc sai nguyên tắc để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như bảo vệ lợi ích tối da cho khách du lịch.

3.3.2.3. Tăng cường xúc tiến quảng bá hình ảnh của du lịch Hà Nội Một trong những yếu tố thu hút đông du khách quốc tế đến với Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là nơi đây có chế độ chính trị ổn định, an ninh đảm bảo, đất nước con người Việt Nam mến khách, là điểm đến an toàn thân thiện đối với khách du lịch quốc tế.

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam và Hà Nội cần được quan tâm đầu tư dưới nhiều hình thức và nội dung phong phú ở nước ngoài sẽ giúp thế giới biết nhiều hơn về du lịch Việt Nam, tạo hiệu quả kích cầu du lịch đến Việt Nam và Hà Nội.

Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần xúc tiến việc ký các hiệp định hợp tác du lịch với các nước, nhất là trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, có kế hoạch hợp tác chặt chẽ với các nước có chung biên giới với nước ta để xây dựng và phát triển tuyến du lịch liên hoàn giữa nước ta và những nước này.

Tổ chức việc mở văn phòng đại diện du lịch của nước ta ở nước ngoài, trước hết cần chú trọng những nước hiện đang là đầu mối giao lưu quốc tế.

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

mở văn phòng đại diện ở Việt Nam nhằm mở rộng tuyên truyền quốc tế, thu hút khách du lịch và vốn đầu tư nước ngoài, tranh thủ vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ nhiều nguồn và bằng nhiều hình thức.

Bộ Thương mại, Văn hoá - Thông tin cần phối hợp với Tổng cục Du lịch và các ngành có liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng cáo cho du lịch Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều hình thức khác.

Hà Nội, thủ đô của Việt Nam đang được tuyên truyền là một nơi thuận lợi cho du lịch MICE phát tiển thu hút một lượng khách khá đông, chất lượng dịch vụ cao cấp chuyển từ các vùng của Thái Lan, Indonesia sang.

Ngoài ra, việc Việt Nam được tổ chức du lịch thế giới đánh giá là một trong mười điểm du lịch được chú ý nhất sẽ là một trong những yếu tố có thể thu hút thêm thị trường du khách đến từ các nước giàu có như Trung Đông, Arập Xêút, Nam Phi... đặc biệt là khi chiến tranh, xung đột sắc tộc được giải quyết.

3.3.2.4. Xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí về đêm trên địa bàn thủ đô Hà Nội.

Theo kết quả đã thống kê từ phiếu điều tra thì đã có rất nhiều du khách nước ngoài đến Hà Nội phàn nàn rằng họ không thể tìm thấy một khu vui chơi giải trí nào thật sự hấp dẫn và mang đặc trưng riêng của Việt Nam cho du khách tại Hà Nội. Vào ban đêm, du khách chỉ biết đi dạo ở các khu trung tâm, ăn uống... rồi về khách sạn ngủ sớm. Không chỉ riêng du khách nước ngoài mà ngay cả du khách trong nước cũng không tìm thấy các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí thực sự hấp dẫn tại Hà Nội. Khách nước ngoài không thích hát karaoke mà thích nhảy nhót trong khi Hà Nội lại có nhiều điểm karaoke và còn có quá ít sàn nhảy chuyên nghiệp, lành mạnh. Các sàn nhảy, quán ăn

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

đêm hiện nay vẫn chỉ hoạt động theo mô hình “mạnh ai nấy làm” thiếu sự quản lý nên rất manh múm và thiếu hấp dẫn.

Tâm lý khách nước ngoài ở đêm tại thành phố là ngoài chuyện thưởng thức món ăn, dạo phố mua sắm thì họ còn cần vào dancing nhảy nhót hay thử vận may ở các trò chơi giải trí có thưởng... Chính vì vậy, các cơ quan quản lý du lịch cần phải có sự hợp tác, kêu gọi đầu tư vốn để xây dựng những show diễn hàng đêm mang đậm đà bản sắc dân tộc, mới lạ, hấp dẫn để thu hút du khách cũng như tăng mức chi tiêu dành cho du lịch của họ. Đồng thời cần phải kiến nghị với Chính phủ về việc cho phép những điểm vui chơi tại Hà Nội được phép hoạt động sau 0 giờ nhằm tạo thêm dịch vụ phục vụ cho du khách. Thời gian vừa qua, các quy định hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí sau 0 giờ không giúp giảm đi các tệ nạn xã hội mà ngược lại còn làm hạn chế sự phát triển của du lịch, một ngành công nghiệp đang mang lại rất nhiều lợi nhuận cho đất nước.

3.3.2.5. Quản lý và khai thác tài nguyên du lịch

Trong việc quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý giải quyết là làm sao để việc khai thác tài nguyên du lịch của Hà Nội đạt hiệu quả tối ưu mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ, giá trị của tài nguyên, phá vỡ cảnh quan thành phố. Làm sao giải quyết được mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn đầu tư tôn tạo với nguồn vốn thực tế khai thác được.

Mâu thuẫn giữa việc bảo tồn di sản với việc đảm bảo chất lượng cuộc sống cho dân cư sở tại.

Để giải quyết những mâu thuẫn trên, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cần lưu ý những vấn đề sau:

- Cần xây dựng quy hoạch chi tiết hệ thống những di tích, tài nguyên du lịch trên địa bàn Hà Nội trong đó cần xác định những tài nguyên, di tích có giá trị đặc biệt (như khu Phố cổ, Hoàng thành Thăng Long... ), di tích cần

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

được bảo tồn nguyên trạng... nhằm có những biện pháp bảo tồn, khai thác những di tích, tài nguyên này cho hoạt động du lịch một cách hợp lý.

- Cần tuyên truyền, đào tạo tổng thể hướng dẫn viên du lịch về giá trị nhiều mặt của các tài nguyên du lịch trên địa bàn Hà Nội như giá trị lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc, văn hoá... đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch cho hướng dẫn viên. Qua sự hiểu biết đó và lòng yêu nghề của mình, hướng dẫn viên sẽ biết cách truyền đạt lại những thông tin trên cho khách du lịch, góp phần khai thác tài nguyên du lịch một cách bền vững và hiệu quả nhất.

- Cần phối hợp việc khai thác và bảo tồn tài nguyên du lịch một cách hài hoà và hiệu quả bằng cách kêu gọi nguồn vốn kinh phí đầu tư từ những tổ chức, cá nhân yêu Hà Nội, từ ngân sách nhà nước, từ vốn đầu tư nước ngoài cho hoạt động du lịch, từ tiền bán vé thắng cảnh tại khu di tích...

- Đối với những hộ dân cư trú gần khu di tích, tài nguyên du lịch, cần giáo dục ý thức bảo vệ di tích, tài nguyên của họ bằng cách tuyên truyền, cho họ hưởng những phúc lợi xã hội từ du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng như điện, đường, các trung tâm, trạm y tế... Nếu xét thấy việc sinh hoạt của hộ dân có thể gây ảnh hưởng đến khu di tích, tài nguyên du lịch, cần xây dựng những dự án di dời hộ dân để có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống của họ cũng như không làm ảnh hưởng đến không gian, tuổi thọ của khu di tích và tài nguyên du lịch.

3.3.2.6. Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho các công ty TNHH

Trong điều kiện Việt Nam vươn tới quá trình gia nhập với các tổ chức du lịch trên thế giới như hiện nay thì việc đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho các công ty lữ hành nói chung và các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội nói riêng là hết sức quan trọng.

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

Để đào tạo và bồi dưỡng nhân lực cho các công ty du lịch TNHH cần tổ chức thêm các lớp đào tạo chuyên ngành du lịch nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và các nhà điều hành du lịch. Việc đào tạo phải dựa trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tránh việc đào tạo quá nặng về lý thuyết mà thiếu hẳn mảng thực hành như tình trạng đang xảy ra ở các trường đại học hiện nay. Các lớp đào tạo về nghiệp vụ chuyên ngành du lịch này cần được tập trung lại dưới sự quản lý của Tổng cục du lịch. Chương trình và nội dung đào tạo cần có sự thống nhất, tránh tình trạng manh mún mạnh ai nấy làm dẫn đến việc chất lượng đào tạo không chuyên nghiệp và không hiệu quả như hiện nay.

Cần xây dựng chương trình và nội dung đào tạo chuẩn hoá cho ngành du lịch. Đối với từng đối tượng lao động trong những công ty lữ hành sẽ có những chương trình đào tạo riêng phù hợp với công việc hiện tại của họ.

Chương trình và nội dung đào tạo được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học gắn với thực tiễn công việc. Việc vừa học vừa làm sẽ giúp cho người lao động vừa áp dụng được lý thuyết vào xử lý và giải quyết tình huồng đồng thời cũng sẽ có thêm những kinh nghiệm, trải nghiệm mới để nâng thành lý luận giúp đỡ những người mới vào nghề. Từ những lợi ích đó sẽ giúp cho chất lượng lao động của các công ty du lịch ngày càng được nâng cao.

Cơ quan quản lý du lịch cũng cần có những chế độ khuyến khích các công ty lữ hành tham gia các lớp đào tạo cán bộ nói trên. Đối với những công ty có nhiều nhân viên tham gia sẽ có những ưu đãi riêng đồng thời có thể có chế độ biểu dương, đãi ngộ với những cán bộ có thành tích học tập tốt, có nhiều ý kiến đóng góp xây dựng trong suốt quá trình tham gia khoá học.

Riêng về việc đào tạo hướng dẫn viên cho các công ty du lịch TNHH, có thể nhận thấy rõ một thực trạng hiện nay là hầu hết đội ngũ hướng dẫn viên

Luận văn thạc sỹ du lịch Nguyễn Thu Thuỷ

cho khách du lịch quốc tế đều tốt nghiệp từ các trường đại học đào tạo chuyên ngành về ngoại ngữ. Khả năng ngoại ngữ của họ là rất tốt nhưng những kỹ năng, nghiệp vụ về du lịch chưa có sự đào tạo chuyên sâu. Chính điều này sẽ làm giảm đi rất nhiều chất lượng của những kiến thức chung cần cung cấp cho du khách cũng như làm giảm đi tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch. Để giải quyết được tình trạng này, các cơ quan quản lý về du lịch cần có những định hướng đào tạo đúng đắn, mở ra những lớp đào tạo chuyên ngành về nghiệp vụ hướng dẫn cho đội ngũ hướng dẫn viên hiện nay cũng như những sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành ngoại ngữ ra muốn trở thành hướng dẫn viên du lịch. Lực lượng giáo viên có thể mời là những cựu hướng dẫn viên đến từ các công ty du lịch hoặc những thầy cô giáo thực sự có tâm huyết với ngành. Lớp học cần được bổ sung đan xen giữa lý thuyết và thực hành, giữa những giờ giảng bài trên lớp với những buổi thực tế bên ngoài, từ những chuyến đi ngắn ngày đến những chuyến đi dài ngày. Đây thực sự là cơ hội cho những người trong ngành có cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức học hỏi kinh nghịêm lẫn nhau cũng là cơ hội cho những bạn sinh viên mới ra trường được đi khảo sát các điểm du lịch và va chạm với những tình huống có thể xảy ra trong suốt chuyến đi. Độ dài của những khoá học trở thành hướng dẫn viên du lịch này có thể phân ra nhiều loại phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm sẵn có của chính những học viên tham gia.

Một phần của tài liệu Luận Văn Nâng cao chất lượng chương trình du lịch trên địa bàn Hà Nội của một số công ty du lịch trách nhiệm hữu hạn ở Hà Nội (Trang 106 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)